Loại thuốc đầu tiên trên thế giới có thể tiêu diệt 99,9% SARS-CoV-2

18/05/2021 20:35
18-05-2021 20:35:08+07:00

Loại thuốc đầu tiên trên thế giới có thể tiêu diệt 99,9% SARS-CoV-2

Sản phẩm này do các nhà khoa học tại Viện Y tế Menzies Queensland (MHIQ) thuộc Đại học Griffith và Quỹ City of Hope (Australia) nghiên cứu, điều chế.

Theo ABC News, phương pháp mà nhóm tác giả sử dụng là công nghệ RNA làm vô hiệu hóa gene, hay siRNA (can thiệp nhỏ trong RNA). Nó sẽ tấn công trực tiếp vào bộ gene của virus, chặn đứng quá trình sao chép. Các hạt nano lipid do nhóm chuyên gia tại Đại học Griffith và City of Hope điều chế có tác dụng cung cấp siRNA đến phổi, những vị trí trọng yếu dễ bị nhiễm trùng.

Theo Giáo sư Nigel McMillan từ MHIQ, “điều trị bằng siRNA đặc hiệu giúp tiêu diệt đến 99,9% tải lượng virus”. Nó phá hủy bộ gene của virus và khiến nCoV không thể phát triển được.

Nhóm tác giả cho rằng phương thuốc này hoạt động tương tự "tên lửa tầm nhiệt", chủ động tìm kiếm và tiêu diệt mầm bệnh. Ông Nigel cho hay đây cũng là lần đầu tiên giới nghiên cứu đóng gói được các nano lipid thành những hạt, gửi nó qua dòng máu để tấn công virus.

Sau đó, những hạt nano lipid tàng hình dễ dàng được đưa tới các vị trí, cơ quan trong cơ thể mà không ảnh hưởng sức khỏe người bệnh hay tác dụng phụ. Nó cũng chỉ tiêu diệt virus, tế bào nhiễm bệnh, không gây hại cho tế bào khỏe mạnh.

thuốc tiêu diệt virus ảnh 1
Nhóm tác giả tại Đại học Griffith, Australia. Ảnh: ABC News.

Hiện tại, nhóm tác giả thử nghiệm liệu pháp này trên chuột nhiễm SARS-CoV-2. Kết quả cho thấy nó mang tới khả năng sống sót cao và số chuột này đã khỏi bệnh. Đang chú ý, cơ thể của những con chuột sống sót đã sạch hoàn toàn virus.

Ông Nigel đánh giá loại thuốc này rất cần thiết cho những người bị bệnh nặng, đang vật lộn với sự sống trong phòng chăm sóc đặc biệt (ICU). Ngoài ra, người trong khu cách ly, nhóm nguy cơ cao cũng nên sử dụng thuốc này vì giúp họ có thêm tấm khiên vững chắc bảo vệ cơ thể khỏi bị nCoV tấn công.

Dự kiến, nhóm bệnh nhân nặng được tiêm thuốc hàng ngày liên tục 4-5 ngày; người bị phơi nhiễm tiêm ngay liều duy nhất. Phương pháp này cũng được khẳng định là hoạt động trên cả betacoronavirus – chủng đầu tiên của MERS hay SARS-CoV-2. Ngay cả với các biến chủng, nó cũng có tác dụng vì nhắm vào vùng bảo tồn trong bộ gene của virus.

Các hạt nano lipid ổn định trong 12 tháng ở môi trường 4 độ C. Tại nhiệt độ phòng, nó tồn tại được một tháng. Do đó, thuốc có thể sử dụng ở những nơi có điều kiện cơ sở vật chất chữa bệnh nghèo nàn.

Trong nghiên cứu công bố trên tạp chí Molecular Therapy, nhóm tác giả cho biết phương pháp này có thể sẵn sàng sử dụng trên người sớm nhất vào năm 2023, tùy thuộc kết quả của giai đoạn thử nghiệm lâm sàng.

Hiện nay, một số thuốc kháng virus phổ biến và được sử dụng trong chữa trị Covid-19 là Tamiflu, zanamivir và remdesivir. Thuốc kháng virus truyền thống làm giảm các triệu chứng và giúp người bệnh phục hồi sớm.

Thiên Nhan

ZINg







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

NHTW Anh nói chưa chắc giảm lãi suất vào tháng 6

Sau cuộc họp chính sách ngày 09/05, Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) giữ nguyên lãi suất như dự báo và cho biết chính sách tiền tệ thắt chặt đang kìm hãm lạm phát...

Thái Lan đối mặt nguy cơ vỡ nợ tín dụng

Thái Lan đang đối mặt với nguy cơ vỡ nợ tín dụng, đặc biệt là trong lĩnh vực các khoản vay bằng thẻ tín dụng, khi Ngân hàng Trung ương Thái Lan (BoT) đã tăng tỷ lệ...

Mỹ sắp áp thuế với xe điện, pin và tấm năng lượng mặt trời từ Trung Quốc?

Chính quyền Tổng thống Joe Biden sắp công bố một quyết định sâu rộng về thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc ngay trong tuần tới, Bloomberg dẫn lại nguồn tin thân...

Xuất nhập khẩu của Trung Quốc tăng trở lại trong tháng 4

Kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc tăng mạnh hơn dự báo trong tháng 4/2024, theo dữ liệu của cơ quan hải quan Trung Quốc trong ngày 09/05.

Trung Quốc muốn ghìm cương cơn sốt sản xuất pin

Trung Quốc đã công bố một dự thảo nhằm kiềm chế sự mở rộng nhanh chóng của ngành công nghiệp sản xuất pin, một vấn đề đã khiến Mỹ và châu Âu lên án về tình trạng dư...

AI bùng nổ, các trung tâm dữ liệu sẽ mọc như nấm ở châu Á trong năm 2024

Trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo bùng nổ thúc đẩy nhu cầu về cơ sở hạ tầng kỹ thuật số, các nhà đầu tư tư nhân và nhà quản lý tài sản trên khắp thế giới đã sẵn sàng...

EU cứng rắn với Trung Quốc về thương mại

Chủ tịch Ủy ban Châu Âu (EC) Ursula von der Leyen tuyên bố Liên minh Châu Âu (EU) sẵn sàng sử dụng mọi công cụ để bảo vệ nền kinh tế, nếu Trung Quốc không mở cửa...

Maersk: Vận tải biển quốc tế gặp khó vì Houthi mở rộng phạm vi tấn công tàu hàng

Theo thông báo của Maersk gửi tới khách hàng được Thời báo New York đăng tải, các tàu vận tải hiện đối mặt với phạm vi nguy hiểm mở rộng, khiến việc giao hàng thêm...

Hậu COVID-19, 3 đại gia vắc-xin làm ăn ra sao?

AstraZeneca báo cáo lợi nhuận sau thuế 2.18 tỷ USD trong quý đầu tiên năm 2024, tăng đáng kể so với mức 1.8 tỷ USD của cùng kỳ năm ngoái. Đà tăng trưởng này có được...

Châu Âu và "ván cược" ngành chip lần hai

Từng là trung tâm của ngành chip toàn cầu những năm 90, châu Âu giờ đã tụt hậu đáng kể trong ngành so với Mỹ hay các nền kinh tế châu Á như Nhật Bản và Hàn Quốc.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98