Trích nộp 2% phí công đoàn, doanh nghiệp đóng thuế 2 lần?

26/05/2021 13:40
26-05-2021 13:40:15+07:00

Trích nộp 2% phí công đoàn, doanh nghiệp đóng thuế 2 lần?

“Việc doanh nghiệp đóng thuế, tức là gián tiếp đóng góp kinh phí cho công đoàn thông qua ngân sách, nay trích nộp thêm phí công đoàn nghĩa là doanh nghiệp phải đóng thêm 2% thuế trên quỹ lương”…

Ảnh minh họa.

Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã có công văn gửi Bộ Tư pháp đề xuất nội dung sửa đổi một số quy định pháp luật trước tác động của đại dịch Covid-19, trong đó kiến nghị tiếp tục giảm mức thu phí công đoàn từ 2% còn tối đa 1%.

Hiệp hội này cho rằng, mức thu kinh phí công đoàn 2% quỹ tiền lương hiện tại quá cao và chưa hợp lý. Vì vậy đề xuất giảm tỷ lệ trích nộp kinh phí công đoàn xuống còn tối đa 1% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội. Chính phủ có quyền quyết định tỷ lệ đóng này theo từng thời kỳ, tùy theo tình hình kinh tế xã hội.

Lý giải thêm về đề xuất, VASEP cho biết: do khoản thu phí công đoàn chỉ nhằm phục vụ cho lợi ích của người lao động, cần giảm tỷ lệ đóng khoản thu này xuống tối đa 1%. Lý do là doanh nghiệp hiện tại đã tự nguyện cung cấp rất nhiều các lợi ích cho người lao động, ngoài những lợi ích được hưởng từ kinh phí công đoàn.

“Việc doanh nghiệp đóng thuế, tức là đã gián tiếp đóng góp kinh phí cho công đoàn thông qua ngân sách Nhà nước, nay phải trích nộp thêm kinh phí công đoàn nghĩa là doanh nghiệp phải đóng thêm 2% thuế trên quỹ lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp”- VASEP.

Theo VASEP, tỷ lệ nộp kinh phí công đoàn phải dựa trên điều kiện kinh tế xã hội của từng thời kỳ và sự thay đổi của cơ sở tính quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội qua thời gian.

Trước đó, Chính phủ đã từng quyết định mức nộp kinh phí công đoàn theo từng thời kỳ, điển hình là việc nộp kinh phí công đoàn của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đã không phải đóng kinh phí công đoàn trong một khoảng thời gian nhất định nhằm thu hút đầu tư vào Việt Nam (từ năm 1999 - 2009).

Tiếp đó, khi Việt Nam đã thu hút được một lượng vốn đầu tư nước ngoài nhất định, Chính phủ đã quyết định cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đóng 1% và để lại toàn bộ tại doanh nghiệp. Sau đó tỷ lệ này được tăng lên 2% từ khi có Luật Công đoàn 2012.

“Hiệp hội thấy rằng sau 8 năm thực hiện Luật Công đoàn 2012, các mức lương tối thiểu vùng đã tăng lên nhiều lần và quy mô lao động tại các doanh nghiệp đã tăng lên, khiến cho quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội trở nên rất lớn và tiếp tục phình to khi lương tối thiểu tiếp tục tăng trong các năm tới. Vì vậy đã đến lúc chúng ta cần phải xem xét giảm tỷ lệ đóng kinh phí công đoàn 2% xuống mức phù hợp”, VASEP kiến nghị.

Bên cạnh đó, hiệp hội này cũng đề xuất cần xem xét trong những trường hợp các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, như trong đại dịch Covid-19 hiện nay, doanh nghiệp không phải đóng khoản kinh phí công đoàn này.

Thực tế vừa qua, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có đề xuất tạm hoãn thu kinh phí công đoàn do dịch Covid-19, chứ doanh nghiệp không được miễn nộp với các điều kiện rất khắt khe nên doanh nghiệp và người lao động cũng không tiếp cận được.

Liên quan đến vấn đề này, trước đó các hiệp hội doanh nghiệp khác như Dệt may, Da giày cũng cho rằng tỷ lệ trích nộp phí công đoàn 2% quỹ lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội là quá lớn. Vì vậy, đề nghị giảm mức đóng từ 2% về tối đa 1%.

Các hiệp hội cũng đề xuất mức trích nộp kinh phí công đoàn lên công đoàn cấp trên từ 10 – 15%, còn để lại cho công đoàn cơ sở hoặc tổ chức đại diện người lao động tại doanh nghiệp từ 85 – 90% để chăm lo cho người lao động.

Báo cáo kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước năm 2019 về việc quản lý, sử dụng tài chính công của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thể hiện các nội dung như: Tổng thu tài chính công đoàn trong 7 năm (từ năm 2013-2019) là 100.354 tỷ đồng. Tổng thu trung bình mỗi năm tăng 12%.

Tổng thu tài chính công đoàn năm 2019 so với năm 2012 tăng 2,3 lần trong đó kinh phí công đoàn tăng 2,57 lần, đoàn phí tăng 2,26 lần, thu khác tăng 1,24 lần. Số liệu nêu trên cho thấy, việc tăng trưởng mạnh của quỹ công đoàn theo mức thu 2% kinh phí công đoàn, các cấp công đoàn đã không sử dụng hết số tiền thu được.

Phúc Minh

VnEconomy





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thu ngân sách từ xuất, nhập khẩu trong 4 tháng đầu năm đạt gần 125 ngàn tỷ đồng

Lũy kế 4 tháng đầu năm 2024, từ ngày 1/1/2024 đến ngày 30/4/2024, số thu ngân sách nhà nước từ hoạt động xuất, nhập khẩu (XNK) đạt 124,740 tỷ đồng.

Tổng cục Thuế yêu cầu tăng cường quản lý thuế TNCN từ cổ tức bằng cổ phiếu

Tổng cục Thuế vừa có công văn yêu cầu cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tăng cường quản lý thuế thu nhập cá nhân từ đầu tư vốn đối với thu nhập...

Bộ Tài chính lần thứ 4 đề xuất giảm 2% thuế VAT

Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giảm thuế VAT 2% và gia hạn thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập cá nhân.

VCCI: Doanh nghiệp ra nước ngoài mở công ty vì bị áp thuế VAT 10%

VCCI phản ánh không ít doanh nghiệp Việt lập thêm công ty ở nước ngoài để cung cấp dịch vụ cho khách hàng nhằm giảm nghĩa vụ thuế.

Ngành thuế yêu cầu đánh giá hiệu quả thực hiện hóa đơn điện tử bán lẻ xăng dầu

Tổng cục Thuế cho biết đã có công văn đề nghị các Cục Thuế có các kế hoạch cụ thể tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định về hóa đơn điện tử...

Vụ án Thuduc House: Cựu Phó cục trưởng cục Thuế TP.HCM được giảm 1 năm tù

Liên quan đến vụ án Thuduc House, phiên phúc thẩm, bị cáo Nguyễn Thị Bích Hạnh (cựu Phó cục trưởng Cục Thuế TP.HCM) được giảm từ 4 năm xuống còn 3 năm tù giam.

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế GTGT 6 tháng cuối năm

Chính phủ vừa có Tờ trình trình Quốc hội xem xét, cho phép tiếp tục thực hiện chính sách giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với một số nhóm hàng...

Tiếp thị liên kết chịu thuế thu nhập hàng tỉ đồng: Tồn thuế hay bị truy thu oan?

Nhiều cá nhân làm tiếp thị liên kết (affiliate) cho các sàn thương mại điện tử và một số mạng lưới gần đây kiểm tra thuế thu nhập cá nhân (TNCN) trên ứng dụng eTax...

4 tháng đầu năm, ngân sách Nhà nước bội thu hơn 211 nghìn tỷ đồng

Số liệu từ Tổng Cục Thống kê, thu ngân sách Nhà nước 4 tháng đầu năm 2024 ước tăng 10.1% so với cùng kỳ năm trước, chi ngân sách Nhà nước ước tăng 4.4%. Như vậy...

Đề xuất giảm thuế GTGT đến hết năm 2024

Chính phủ vừa có tờ trình gửi Quốc hội về kết quả thực hiện việc giảm 2% thuế GTGT, đồng thời đề xuất tiếp tục giảm thuế này trong 6 tháng cuối năm 2024.

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98