Ngành thép thế giới hồi sinh nhờ giá thép bay cao

20/07/2021 12:40
20-07-2021 12:40:16+07:00

Ngành thép thế giới hồi sinh nhờ giá thép bay cao

Hiếm khi nào ngành thép làm ăn tốt như hiện nay giữa lúc giá thép bùng nổ trên khắp thế giới và liên tục phá vỡ kỷ lục. 

Nhu cầu thép tăng vọt trong ngành công nghiệp đã thúc đẩy đà tăng giá thép. Hiện tại, các nhà máy thép đang ra sức đẩy mạnh nguồn cung sau khoảng thời gian đầu lao đao vì đại dịch Covid-19. Bên cạnh đó, các cường quốc thép như Trung Quốc và Nga hạn chế xuất khẩu để hỗ trợ nhu cầu trong nước.

“Cách đây 6 tháng, nếu anh hỏi tôi rằng về kịch bản tích cực nhất của tôi đối với ngành thép trong nửa đầu năm 2021, tôi cũng không nghĩ tình hình sẽ tốt đến thế này và ước tính của tôi cũng cách thực tế rất xa”, Carlo Beltrame, Giám đốc phụ trách thị trường Romania và Pháp của Công ty thép AFV Beltrame, cho biết qua điện thoại.

AFV Beltrame đang lên kế hoạch đầu tư 250 triệu Euro (295 triệu USD) để xây dựng một nhà máy thép ở Romania với công suất 600,000 tấn/năm.

Bức tranh lạc quan hiện tại tương phản với sự ảm đạm của ngành thép cách đây một thập niên. Tại thời điểm đó, các doanh nghiệp sản xuất thép phương Tây phải đóng cửa các nhà máy và sa thải công nhân do nhu cầu ảm đạm. Việc này khiến các nhà máy của họ vận hành dưới mức công suất thiết kế. Chỉ trong năm ngoái, 72 lò cao luyện thép với tổng công suất 132 triệu tấn thép thô trên thế giới phải dừng hoạt động, theo UBS.

Năm nay, Tổng thống Mỹ, Joe Biden muốn chi tiêu cho xây dựng cơ sở hạ tầng và Liên minh châu Âu (EU) cũng thúc đẩy chi tiêu để đạt mục tiêu đưa phát thải carbon ròng về mức 0.

Các ông lớn ngành thép như Nucor, U.S. Steel và SSAB bỗng dưng trở thành cỗ máy kiếm tiền trong năm 2021. Tập đoàn thép đa quốc gia ArcelorMittal SA, nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới bên ngoài Trung Quốc, sẽ kiếm lợi nhuận vượt cả McDonald’s hay PepsiCo trong năm nay, theo ước tính của giới phân tích.

Tuy vậy, chẳng mấy nhà phân tích kỳ vọng giai đoạn tốt đẹp này sẽ kéo dài đến hết năm 2022. Keybanc Capital Markets và Bank of America dự báo các đơn hàng tồn đọng - vốn là yếu tố thúc đẩy đà tăng giá thép ở Mỹ - sẽ bắt đầu được giải quyết hết trong năm nay.

Thế nhưng, một số nhà phân tích dự báo đà tăng giá thép hiện tại có thể báo hiệu các chu kỳ thị trường tốt đẹp trong dài hạn với giá thép rồi sẽ ổn định ở mức bền vững hơn trước đây.

“Ngành công nghiệp thép bên ngoài Trung Quốc có thể sẽ bước vào giai đoạn phục hưng”, Tom Price, Giám đốc chiến lược hàng hóa ở Công ty Liberum Capital, nhận định. “Chúng ta có thể chứng kiến câu chuyện trở mình của ngành thép vì các nền kinh tế phương Tây đang rất cần thép từ Trung Quốc”.

Diễn biến của thị trường thép tại Trung Quốc đang chi phối giá thép hiên tại, vì nước này sản xuất hơn 50% sản lượng thép của thế giới, phần lớn ở các lò cao được nung bằng than. Chính phủ Trung Quốc phát đi tín hiệu muốn giảm bớt tình trạng ô nhiễm môi trường trong ngành thép. Hiện tại, họ đang kìm hãm sản lượng thép thông qua các biện pháp như hoán đổi công suất (chuyển sang lò hồ quang điện có mức độ phát thải thấp hơn) và bỏ chính sách hoàn thuế xuất khẩu thép.

“Các biện pháp kiểm soát của Trung Quốc chắc chắn sẽ được triển khai. Các nhà sản xuất thép ở nước ngoài có thể dễ thở hơn đôi chút”, Tomas Gutierrez, Giám đốc dữ liệu của Công ty Kallanish Commodities, chia sẻ.

Lu Ting, nhà phân tích ở Công ty nghiên cứu thị trường Shanghai Metals Market, cho rằng Chính phủ Trung Quốc khó mà đạt được mục tiêu môi trường vì sản lượng thép của nước này vẫn duy trì ở mức cao trong 6 tháng đầu năm.

Ngoài ra, tâm lý lạc quan còn đến từ việc chính phủ Mỹ và EU quan tâm tới kích thích tài khóa và đầu tư cơ sở hạ tầng. Ông Biden đang quyết tâm xây những con đường, cầu cống mới cho nước Mỹ. Trong khi đó, EU nhấn mạnh rằng năng lượng sạch sẽ là một phần của gói cứu trợ kinh tế và Thỏa thuận Xanh.

Để thực hiện được mục tiêu đó, các quốc gia này cần rất nhiều thép. Đề xuất chi tiêu cơ sở hạ tầng của ông Biden có thể thúc đẩy nhu cầu thép hàng năm tăng khoảng 5 triệu tấn trong 5 năm đầu tiên, theo ước tính của CRU Group. Nếu được thông qua, gói cơ sở hạ tầng này sẽ có quy mô 579 tỉ USD.

Tuy nhiên, đến cuối năm 2022, sản lượng thép hàng năm của Mỹ dự kiến chỉ có thể đạt khoảng 4.6 triệu tấn, Andrew Cosgrove, Chuyên viên phân tích của Bloomberg Intelligence, cho biết.

Ngay cả khi nhu cầu tăng, các nhà sản xuất thép phương Tây dường như chưa muốn mở rộng sản xuất. Tại cuộc họp tháng 4, Giám đốc điều hàng US Steel, David Burritt nói rằng công ty ông không có kế hoạch tái khởi động hai lò luyện cao đóng cửa vào năm ngoái.

Cleveland-Cliffs, nhà sản xuất thép lớn thứ 2 tại Mỹ, dự định dỡ bỏ một nhà máy thép ở bang Kentucky cũng như một lò luyện cao ở bang Indiana. Lourenco Goncalves, Giám đốc điều hành Cleveland-Cliffs, nói rằng các cơ sở này sẽ không hoạt động trở lại vì trọng tâm của công ty lúc này là trả bớt nợ.

Ở nơi khác, các nhà sản xuất thép ở châu Âu cũng không mặn mà đầu tư cho công suất mới sau khi trải qua một thập niên giảm công suất. ArcelorMittal cho biết ưu tiên của tập đoàn này là lợi nhuận của cổ đông.

Trên thực tế, sự e dè của các công thép châu Âu một phần là vì họ lo ngại chính sách bảo hộ của các chính phủ trong khu vực để hỗ trợ ngành thép sẽ không kéo dài.

Tuy nhiên, chưa có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy chính sách bảo hộ đó sẽ sớm chấm dứt. Tổng thống Joe Biden vẫn chưa dỡ bỏ thuế phạt mà cựu Tổng thống Donald Trump áp vào thép nước ngoài kể từ năm 2018. Trong khi đó, hồi tháng trước, EU nhất trí gia hạn các biện pháp bảp hộ ngành thép trong khu vực thêm 3 năm nữa.

Ngành thép có thể các cú huých khác trong tương lai. EU rồi sẽ áp hàng rào thuế quan lên thép nhập khẩu như một phần của Thỏa thuận Xanh và gánh nặng thuế quan sẽ đè nặng nhất lên các nhà sản xuất phát thải nhiều như Nga.

Các quốc gia khác cũng có thể khỏa lấp vào khoảng trống mà Trung Quốc để lại. Ấn Độ có thể nâng công suất, với nhà sản xuất thép hàng đầu JSW Group cho biết sẽ đạt mục tiêu tăng gấp đôi công suất lên 45 triệu tấn trước năm 2030. Đông Nam Á, bao gồm Malaysia và Indonesia, lên kế hoạch tăng thêm 60 triệu tấn vào cuối thập niên này, theo Wood Mackenzie.

Ông Carlo Beltrame của AFV Beltrame nhận định: "Tôi tin tưởng siêu chu kỳ giá thép sẽ kéo dài thêm vài tháng nữa".

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

EU cứng rắn với Trung Quốc về thương mại

Chủ tịch Ủy ban Châu Âu (EC) Ursula von der Leyen tuyên bố Liên minh Châu Âu (EU) sẵn sàng sử dụng mọi công cụ để bảo vệ nền kinh tế, nếu Trung Quốc không mở cửa...

Maersk: Vận tải biển quốc tế gặp khó vì Houthi mở rộng phạm vi tấn công tàu hàng

Theo thông báo của Maersk gửi tới khách hàng được Thời báo New York đăng tải, các tàu vận tải hiện đối mặt với phạm vi nguy hiểm mở rộng, khiến việc giao hàng thêm...

Hậu COVID-19, 3 đại gia vắc-xin làm ăn ra sao?

AstraZeneca báo cáo lợi nhuận sau thuế 2.18 tỷ USD trong quý đầu tiên năm 2024, tăng đáng kể so với mức 1.8 tỷ USD của cùng kỳ năm ngoái. Đà tăng trưởng này có được...

Châu Âu và "ván cược" ngành chip lần hai

Từng là trung tâm của ngành chip toàn cầu những năm 90, châu Âu giờ đã tụt hậu đáng kể trong ngành so với Mỹ hay các nền kinh tế châu Á như Nhật Bản và Hàn Quốc.

Warren Buffett: Thuế doanh nghiệp có thể tăng để giải quyết thâm hụt ngân sách

Tỷ phú Warren Buffett cho biết thuế doanh nghiệp tại Mỹ có thể sẽ tăng khi các nhà lập pháp tìm cách giảm thâm hụt liên bang.

Mỹ tạo ít việc làm hơn dự báo, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 3.9%

Nền kinh tế Mỹ có thêm ít việc làm hơn dự báo trong tháng 4/2024, chấm dứt chuỗi tăng trưởng việc làm mạnh mẽ trước đó - một yếu tố đã khiến Fed phải tỏ ra cẩn...

OECD nâng dự báo tăng trưởng của kinh tế toàn cầu năm nay và năm tới

OECD đã nâng dự báo tăng trưởng của kinh tế toàn cầu năm nay và năm tới, nhờ sự phục hồi mạnh của kinh tế Mỹ, trong lúc Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) tụt lại...

Sàn giao dịch điện nở rộ, thu hút nhà đầu tư

Thị trường điện châu Âu có những bước tiến tự do hóa xa hơn. Hợp đồng điện tương lai được giao dịch rộng rãi, ước tính có quy mô gấp bảy lần quy mô thị trường giao...

"Ông lớn" dược phẩm Pfizer với cái kết hậu COVID-19

Giám đốc tài chính của Pfizer bày tỏ hài lòng về mức tăng trưởng doanh thu mạnh mẽ 11% của các sản phẩm không liên quan tới COVID-19 trong quý vừa qua của công ty...

IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ lên 6,8%

IMF đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ trong năm tài chính hiện tại từ 6,5% (được đưa ra hồi tháng Một) lên mức 6,8%, chủ yếu nhờ đầu tư công.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98