Thấy người nghèo thêm qua thuế

20/07/2021 10:34
20-07-2021 10:34:30+07:00

Thấy người nghèo thêm qua thuế

Thông tin từ Hội nghị sơ kết sáu tháng đầu năm của Tổng cục Thuế cho biết thu ngân sách từ các loại thuế chính đều đạt và vượt tiến độ so với dự toán, tăng mạnh so với cùng kỳ. Trong số này, ấn tượng nhất là thuế thu nhập cá nhân (TNCN), ước đạt 73.000 tỉ đồng, tương đương với 67,7% dự toán, hơn cùng kỳ năm ngoái gần 13%. Thấy gì qua các con số này?

Người lao động có thu nhập thấp là nhóm dĩ nhiên bị ảnh hưởng nhiều nhất. Trong ảnh: Một điểm phát cơm từ thiện trong mùa dịch tại TPHCM. Ảnh: N.K

Trong giai đoạn bình thường, đây dĩ nhiên là tin vui vì thu nhập của một bộ phận dân chúng tăng. Nhưng cũng trong thời gian này, nhiều doanh nghiệp và người dân vẫn còn đương đầu với bao nhiêu khó khăn do dịch Covid-19, rồi thêm diễn biến của dịch phức tạp hơn thời gian gần đây. Kết quả đẹp của thu thuế TNCN vô tình cho thấy khoảng cách giàu nghèo dường như ngày càng rộng hơn.

Người giàu... giàu thêm

Số thu từ thuế TNCN đạt được kết quả đẹp như công bố là nhờ tăng thu từ chuyển nhượng chứng khoán, từ đầu tư vốn của cá nhân, và từ chuyển nhượng bất động sản. Những khoản này, thử hỏi đại đa số công nhân, người lao động tự do, người lo chạy bữa ăn từng ngày thì làm sao có được?

Với làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4 hiện nay, việc hỗ trợ cho những người có thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn là rất cần thiết, và Chính phủ hoàn toàn có thể điều chỉnh tăng mức thâm hụt đã dự toán cho năm 2021 là hơn 4% GDP.

Mà số thu từ thuế này tăng cũng đúng thôi, bởi vì thị trường chứng khoán Việt Nam tăng gần như gấp đôi từ cuối tháng 3 năm ngoái. Có những cổ phiếu giá tăng tính bằng lần, tức mấy trăm phần trăm.

Rồi chỗ này chỗ kia giá đất sốt nóng, mua đi bán lại bỏ túi chênh lệch vài chục phần trăm là chuyện bình thường. Mà cứ có giao dịch mua bán, có chênh lệch giá tăng, thì Chính phủ có thêm ngân sách. Còn chuyện đến lúc giá giảm, thì để tính sau.

Về mặt giá trị tài sản ròng, những người mua bán có lời, sau khi đóng thuế thì giá trị cũng tăng hơn so với trước. Trong khi đó những người có thu nhập thấp, gặp khó khăn do đại dịch, thu nhập lại giảm đi, tài sản tích cóp nếu có cũng sẽ bị giảm do phải lấy ra để trang trải. Chính vì vậy mà chênh lệch giàu nghèo sẽ tăng nhanh, vì hai bên chạy về hai hướng ngược nhau.

Nhưng khoảng cách giàu nghèo gia tăng nhanh cũng là vấn đề ở nhiều nước phát triển khác. Khi đại dịch bùng phát, nhiều chính phủ mạnh tay chi các gói hỗ trợ kinh tế, tiền rẻ và dồi dào làm giá chứng khoán và nhà đất tăng, tầng lớp khá giả tự nhiên được hưởng lợi trở nên giàu có hơn.

Trong khi đó, nhóm có thu nhập thấp, dù có được chính phủ hỗ trợ thì giỏi lắm cũng chỉ bằng lúc trước, còn không thì bị giảm 10-20%. Nhóm có thu nhập cao vì giãn cách xã hội, việc chi tiêu bị gián đoạn miễn cưỡng nên tích lũy lại tăng thêm. Số liệu thống kê từ Mỹ còn cho thấy từ năm 2003 đến nay, tài sản ròng của nhóm 1% giàu nhất nước Mỹ tăng từ 25% lên 32%, còn nhóm trong khoảng từ 50-90% (percentiles) thì giảm từ 36,5% xuống còn 28%.

Các nguồn thu từ thuế khác cũng cho thấy thu nhập của một bộ phận dân chúng tăng trong sáu tháng qua khi thuế tiêu thụ đặc biệt tăng 38,6% so với cùng kỳ năm trước, đạt 58.879 tỉ đồng. Đây là loại thuế gián thu, đánh vào các hàng hóa dịch vụ xa xỉ, mà dĩ nhiên những người có thu nhập thấp thì không thể nào tiêu dùng nhiều được. Thuế tiêu thụ đặc biệt tăng dĩ nhiên là do tiêu dùng tăng, mà cái này tăng chỉ có thể do thu nhập của nhóm người có thu nhập cao tăng.

Để giảm bớt khoảng cách giàu nghèo...

Trước khi dịch Covid-19 bùng phát, khoảng cách giàu nghèo đã là một vấn đề lớn ở nhiều quốc gia, đặc biệt là ở các nền kinh tế mới nổi. Vấn đề càng trở nên nghiêm trọng hơn khi số ca lây nhiễm tăng, giãn cách xã hội bắt buộc khắt khe. Người lao động có thu nhập thấp là nhóm dĩ nhiên bị ảnh hưởng nhiều nhất, vì họ chiếm số đông trong các lĩnh vực dịch vụ giản đơn, các nhà máy. Trong khi đó, nhóm có thu nhập cao thì lại là nhóm có thể làm việc từ nhà, thu nhập không giảm, mà chi tiêu còn ít đi như đã phân tích ở trên.

Bởi vì vậy, chính sách hỗ trợ của các chính phủ là phải trực tiếp đến nhóm dễ bị tổn thương này. Các giải pháp được sử dụng khi giãn cách xã hội ở nhiều nước là hỗ trợ tiền mặt trực tiếp cho người dân, hỗ trợ thu nhập gián tiếp qua cung cấp nhu yếu phẩm, lương thực thực phẩm, hỗ trợ chi phí lương cho người sử dụng lao động..., để từ đó có thể trả lương cho người lao động, hỗ trợ việc làm, chuyển đổi việc làm cho người lao động giúp họ tiếp tục có nguồn thu nhập.

Chính phủ nhiều nước phát triển đã chấp nhận mức thâm hụt ngân sách cao, năm 2020 gấp nhiều lần năm 2019. Ví dụ như năm 2019 trung bình các nước phát triển thâm hụt 3,9% GDP thì năm 2020 thâm hụt lên đến 12,7%. Cá biệt như Canada lên đến 19,9%, Anh 16,5%. Còn các nước đang phát triển thì thâm hụt trung bình là 10,7%. Mức thâm hụt tăng cao như vậy là bởi vì các nước này thực hiện song song vừa giảm nguồn thu từ thuế, lại vừa tăng chi để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp.

Thâm hụt ngân sách của Việt Nam năm 2020 dự toán là 3,4% GDP nhưng do dịch Covid-19 nên có thể lên đến 5-6% GDP, đây cũng là mức tăng trung bình 2 điểm phần trăm GDP của các nước đang phát triển có thu nhập thấp trong năm 2020 so với 2019. Với làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4 hiện nay, việc hỗ trợ cho những người có thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn là rất cần thiết, và Chính phủ hoàn toàn có thể điều chỉnh tăng mức thâm hụt đã dự toán cho năm 2021 là hơn 4% GDP. Muốn vậy, việc tăng tỷ lệ nợ công, nợ Chính phủ cũng hoàn toàn chấp nhận được.

Bên cạnh việc hỗ trợ trực tiếp tiền mặt hay vật chất thì việc giảm khoảng cách giàu nghèo còn có thể làm được phần nào từ hành vi tiêu dùng của những người có thu nhập cao ở Việt Nam. Trong khi vẫn còn nhiều mảnh đời khó khăn thì việc phô trương các hàng hóa xa xỉ đắt tiền sẽ khiến cho khoảng cách giàu nghèo càng lớn hơn về mặt tâm lý. Ở hầu hết các nước phát triển, ý thức của nhiều người giàu là rất tốt, họ cố gắng né tránh sự khoe khoang, nhìn bên ngoài nhiều khi không biết được họ là những người có một gia sản lớn.

Ai cũng mong ước mình sống ở một quốc gia giàu mạnh, nhưng sẽ ý nghĩa và dễ chịu hơn rất nhiều nếu ở đó số người nghèo khó ngày càng ít đi. Có thể họ không giàu có về tiền bạc, nhưng về tinh thần, họ không hề có mặc cảm lớn về khoảng cách giàu nghèo.

TS. Võ Đình Trí

TBKTSG







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Ngành thuế nắm dữ liệu ngân hàng của hơn 120 triệu tài khoản cá nhân

Cơ quan thuế nắm dữ liệu của hơn 121 triệu tài khoản cá nhân và 9 triệu tài khoản tổ chức tại 96 ngân hàng thương mại.

Thu thuế hoạt động thương mại điện tử đạt 180 ngàn tỷ trong hai năm qua

Số liệu quản lý thuế trong 2 năm gần nhất đã ghi nhận kết quả thu thuế từ các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử như sau: Năm 2022 doanh...

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Không để bị động trong quản lý, điều hành giá

Ngày 24/4, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá xem xét công tác quản lý, điều hành giá quý 1 và định hướng công tác...

Vụ Thuduc House: Cục Thuế TP.HCM xin giảm nhẹ cho các bị cáo trong ngành

Trước phiên xét xử phúc thẩm vụ án xảy ra tại Thuduc House, Cục Thuế TP.HCM đã có văn bản gửi các cơ quan tố tụng xin xem xét giảm nhẹ cho các bị cáo nguyên là công...

Hoàn thiện chính sách thuế giá trị gia tăng - thúc đẩy 3 động lực góp phần tăng trưởng kinh tế

Hoàn thiện hồ sơ dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) phù hợp với thực tiễn Việt Nam và thông lệ quốc tế; đồng thời thúc đẩy 3 động lực chủ yếu góp phần tăng...

Gần 32.000 tỉ đồng tiền hoàn thuế trở về với doanh nghiệp

Thu ngân sách 3 tháng đầu năm qua kênh thuế được 490.196 tỷ đồng thì Nhà nước cũng hoàn thuế trở lại cho các doanh nghiệp tổng cộng 31.892 tỉ đồng.

Ngành Hải quan thu ngân sách hơn 88 ngàn tỷ đồng trong quý 1/2024

Theo thông tin từ Tổng cục Hải quan, quý 1/2024, số thu ngân sách của ngành Hải quan đạt 88,354 tỷ đồng, bằng 26.3% dự toán được giao, giảm 4.2% so với cùng kỳ năm...

Sửa Luật Thuế Giá trị gia tăng: Điều gì khiến doanh nghiệp chế xuất lo lắng

Sau hơn 15 năm thực hiện, Luật Thuế Giá trị gia tăng một lần nữa được sửa đổi và lấy ý kiến rộng rãi của cộng đồng doanh nghiệp. Bên cạnh những "điểm mừng", dự thảo...

Nhận diện chiêu lừa đảo mới nhằm chiếm đoạt tiền mùa quyết toán thuế

Đối tượng lừa đảo gọi điện thoại tự xưng là cán bộ thuế yêu cầu cung cấp thông tin, hình ảnh CCCD để được hỗ trợ làm thủ tục giảm thuế, hoàn thuế, quyết toán thuế...

Tổng cục Thuế yêu cầu giải quyết dứt điểm các hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng còn tồn

Tổng cục Thuế yêu cầu công tác thanh tra, kiểm tra sau hoàn thuế phải được thực hiện quyết liệt nhằm kiểm soát chặt chẽ việc hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) đảm...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98