Trấn áp công nghệ, Bắc Kinh có thể thổi bay 45.000 tỷ USD vốn mới

13/07/2021 10:25
13-07-2021 10:25:38+07:00

Trấn áp công nghệ, Bắc Kinh có thể thổi bay 45.000 tỷ USD vốn mới

Theo ước tính của các chuyên gia, cuộc trấn áp của chính quyền Trung Quốc đối với những tập đoàn công nghệ lớn có thể thổi bay 45.000 tỉ USD khỏi dòng chảy vốn.

Theo tính toán của Rhodium Group và Atlantic Council, cuộc trấn áp của chính quyền Bắc Kinh đối với các công ty như Alibaba, Tencent, Didi... có thể gây thiệt hại 45.000 tỉ USD dòng vốn mới chảy vào và ra khỏi Trung Quốc đến năm 2030.

Theo CNBC, đó là mất mát lớn đối với tính năng động của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Chính quyền Trung Quốc đã gửi đi một thông điệp rõ ràng. Các công ty Trung Quốc, nhất là những doanh nghiệp nắm giữ số lượng dữ liệu và công nghệ lớn, có thể phải tránh xa các thị trường phương Tây và làm theo ý muốn của Bắc Kinh.

Các nhà đầu tư nước ngoài từng bất chấp rủi ro để kiếm tiền từ đà tăng của chứng khoán Trung Quốc. Giờ, họ sẽ phải tính đến rủi ro khi Bắc Kinh siết chặt kiểm soát.

Trung Quốc ảnh 1
Hôm 4/7, Cục Quản lý Không gian mạng Trung Quốc đã yêu cầu các kho ứng dụng trên điện thoại thông minh gỡ bỏ ứng dụng của gã khổng lồ gọi xe Didi. Ảnh: Reuters.

Thổi bay hàng nghìn tỉ USD

"Phố Wall giờ phải chấp nhận rằng những rủi ro khi đầu tư vào các công ty Trung Quốc là khó lường hơn nhiều", nhà báo Josh Rogin viết trên tờ Washington Post.

Hôm 4/7, Cục Quản lý Không gian mạng Trung Quốc yêu cầu các kho ứng dụng trên điện thoại thông minh gỡ bỏ ứng dụng của Didi - gã khổng lồ gọi xe của Trung Quốc. Yều cầu được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Didi IPO (phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu) thành công trên sàn New York và huy động 4,4 tỉ USD.

Didi có thể không phải mục tiêu duy nhất của chính quyền Bắc Kinh. Theo Dealogic, các công ty Trung Quốc đã huy động thành công 26 tỉ USD trên sàn Mỹ trong năm 2020 và 2021.

Tính riêng từ đầu năm đến nay, 37 công ty Trung Quốc niêm yết tại Mỹ và huy động thành công 12,9 tỉ USD, theo dữ liệu của Bloomberg. Tuy nhiên, 1/3 công ty trong số đó đã chứng kiến giá cổ phiếu lao dốc sau cuộc thanh trừng đối với Didi.

Trung Quốc ảnh 2
Nhà đầu tư có thêm nhiều lý do để lo lắng khi rót tiền vào các doanh nghiệp Trung Quốc. Ảnh: Reuters.

Trước đây, mối quan tâm lớn nhất của các nhà đầu tư là những quy tắc kiểm toán mới của Mỹ gây cản trở dòng chảy này. Giờ đây, nhiều khả năng chính giới chức trách Trung Quốc mới là bên hành động.

Chính quyền Trung Quốc đang trấn áp mạnh tay. Giới đầu tư lo ngại về những quy định đối với quyền riêng tư dữ liệu và thị trường Mỹ. Thêm vào đó là cuộc chiến Mỹ - Trung ngày càng mở rộng ra nhiều mặt trận.

Trong tuyên bố hôm 6/7, Hội đồng Nhà nước Trung Quốc cho biết sẽ cải thiện các quy định và luật pháp liên quan đến bảo mật dữ liệu, luồng dữ liệu xuyên biên giới và quản lý thông tin mật. Ngoài ra, hội đồng cho biết đang tăng cường giám sát và sửa đổi các quy tắc đối với những công ty Trung Quốc niêm yết trên sàn nước ngoài.

Rủi ro quá lớn

"Tôi sẽ rất thận trọng nếu đầu tư vào Didi ở thời điểm này", ông Max Gokhman, Trưởng bộ phận Phân bổ tài sản của Pacific Life Fund Advisors, nhận xét. Hồi tháng 11, chính quyền Bắc Kinh cũng từng khiến thị trường chao đảo sau khi yêu cầu tập đoàn công nghệ tài chính Ant Group dừng IPO. Ngoài ra, cuộc điều tra chống độc quyền đối với gã khổng lồ thương mại điện tử Alibaba cũng dẫn đến khoản phạt kỷ lục 2,8 tỉ USD.

"Tôi cho rằng rủi ro là quá lớn", ông Matt Maley, Giám đốc Chiến lược thị trường của Miller Tabak + Co., nhận định. "Alibaba là một công ty tốt. Nhưng giá cổ phiếu đã lao dốc hơn 30% kể từ khi gặp vấn đề với chính quyền Trung Quốc, bất chấp thị trường chứng khoán Mỹ tăng mạnh vào năm ngoái", ông nói thêm.

Trong ngắn hạn, cuộc chiến giữa Trung Quốc và các tập đoàn công nghệ lớn sẽ thổi bay hàng tỉ USD vốn đầu tư. Tuy nhiên, khoản chi phí này có thể được tính bằng nghìn tỉ USD, nếu ông Tập tiếp tục quay lưng với các hoạt động tự do hóa thị trường mà ông từng ủng hộ, theo giới chuyên gia.

Tại một số thời điểm, các nhà lãnh đạo Trung Quốc buộc phải đánh đổi. Tuy nhiên, họ đã sẵn sàng mạo hiểm sự năng động của nền kinh tế để có được sự kiểm soát.

Ông Daniel Rosen, nhà sáng lập Rhodium Group

Theo dữ liệu của Rhodium và GeoEconomics Center của Atlantic Council, từ năm 2000 đến năm 2018, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã làm rung chuyển thế giới với mức tăng GDP từ 4% lên 16% GDP toàn cầu.

Trung Quốc có mức tăng trưởng tương tự đối với xuất nhập khẩu hàng hóa. Trong khi đó, danh mục đầu tư nội địa của Trung Quốc chỉ tăng từ gần 0% lên 2% tổng toàn cầu, đầu tư ra nước ngoài tăng từ gần 0% lên 1%.

Theo CNBC, đó không chỉ là tiềm năng chưa được khai thác trong quá khứ, mà hiện còn bị đe dọa đáng kể, có thể tương đương 45.000 tỉ USD cho đến năm 2030.

Theo ông Daniel Rosen, nhà sáng lập Rhodium Group, chính quyền Trung Quốc đã nhiều lần nỗ lực cải cách nền kinh tế, chỉ để chứng kiến kinh tế sau đó lại thụt lùi.

"Hậu quả của thất bại đó khá rõ ràng. Dưới thời chính phủ hiện tại, tổng nợ Trung Quốc đã tăng từ 225% lên 276% GDP. Cần đến 10 NDT tín dụng mới để tạo ra 1 NDT tăng trưởng (tăng từ 6 NDT). Tăng trưởng GDP cũng lao dốc từ 9,6% xuống 6% vào năm trước đại dịch", ông bình luận.

"Tại một số thời điểm, các nhà lãnh đạo Trung Quốc buộc phải đánh đổi", ông Rosen nhận định. Tuy nhiên, họ đã sẵn sàng mạo hiểm sự năng động của nền kinh tế để có được sự kiểm soát.

Thảo Cao

ZING





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Đồng yen của Nhật Bản trượt giá xuống mức thấp nhất trong 34 năm

Giá đồng yen giảm sau khi Mỹ công bố các dữ liệu lạm phát mới cao hơn dự tính, đẩy giá đồng USD lên mức cao nhất trong 5 tháng và càng củng cố niềm tin rằng Fed sẽ...

Indonesia bất ngờ nâng lãi suất

Ngân hàng Trung ương Indonesia bất ngờ nâng lãi suất trong ngày 24/04 nhằm hỗ trợ đồng Rupiah, sau khi đồng tiền này rơi xuống đáy 4 năm.

Nhiều nước bày tỏ lo ngại trước việc đồng USD tăng giá mạnh

Đồng USD ở mức cao nhất kể từ tháng 11/2023 so với các đồng tiền mạnh khác và trên đà tăng tháng thứ tư liên tiếp khiến các nhà hoạch định chính sách từ Nhật Bản...

IEA dự báo 50% xe điện bán ra trong năm 2024 sẽ đến từ Trung Quốc

Trong báo cáo vừa công bố, Tổ chức Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo doanh số xe điện sẽ tăng mạnh trong năm 2024 và ngày càng gây áp lực lên nhu cầu dầu. Họ cho rằng...

Apple thất thế trước Huawei ở Trung Quốc

Doanh số iPhone rớt mạnh ở Trung Quốc trong quý đầu năm khi công ty đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các dòng điện thoại của Huawei.

Các công ty quản lý tài sản khổng lồ đang chi phối hệ thống tài chính Mỹ

Các công ty quản lý tài sản hàng đầu của Mỹ như Blackstone, Franklin Templeton, BlackRock và KKR, đang lấn lướt các ngân hàng ở Phố Wall để chi phối hệ thống tài...

Vì sao đồng USD tăng mạnh trở lại?

Thị trường tài chính thế giới đang đối mặt với một lực lượng mà họ không ngờ tới: Đồng đô la mạnh trở lại và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Các đồng tiền ổn định sau những biến động trên thị trường

Đồng yen tương đối ổn định và đồng USD duy trì gần mức cao sau những diễn biến địa chính trị và các hành động chính sách trong tuần trước.

Đồng won giảm mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008

Trong phát biểu ngày 19/4, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) Rhee Chang-yong cho biết tỷ giá hối đoái đồng won có thể giữ ổn định nếu căng thẳng ở Trung...

Giới đầu tư ồ ạt rút vốn khỏi thị trường

Giá cổ phiếu tăng cao khiến nhà đầu tư lo lắng, kích thích tâm lý lo lắng và gây ra làn sóng rút hàng tỷ đô la khỏi cổ phiếu và trái phiếu rác trong tuần qua.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98