Vì sao Trung Quốc khó lòng giảm sản lượng thép trong năm 2021?

02/08/2021 15:33
02-08-2021 15:33:32+07:00

Vì sao Trung Quốc khó lòng giảm sản lượng thép trong năm 2021?

Trung Quốc muốn giảm sản lượng thép trong năm nay, nhưng thực tế thì rất khó làm thế.

Trong nửa đầu năm 2021, sản lượng thép từ các nhà máy Trung Quốc tăng gần 12% so với cùng kỳ năm 2020, theo báo cáo từ Wood Mackenzie.

Trung Quốc sản xuất ở mức kỷ lục 99.45 triệu tấn trong tháng 5/2021 và sau đó giảm về mức 93.88 triệu tấn trong tháng 6, Reuters đưa tin.

Thép là một trong những lĩnh vực gây ô nhiễm nhiều nhất tại Trung Quốc, tạo ra gần 10-20% lượng khí thải carbon tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Bắc Kinh đã nhắm tới ngành thép trong một nỗ lực giảm bớt khí thải và đạt mức khí thải ròng bằng 0 vào năm 2060.

Sản lượng thép có thể thấp hơn trong 6 tháng cuối năm nay, nhưng kéo giảm xuống mức dưới năm 2020 thật sự là một thách thức, các chuyên viên phân tích cho biết.

“Để đạt mục tiêu đó, Trung Quốc sẽ phải ‘hãm phanh sản xuất’. Chúng tôi vẫn nghĩ rằng sản lượng thép sẽ tăng khoảng 8-9% trong năm nay”, Paul Bartholomew, Chuyên viên phân tích ngành thép hàng đầu tại S&P Global Platts, nói với CNBC trong một email hôm thứ Năm (27/07).

Các giám đốc ngành thép tham dự diễn đàn trực tuyến về kim loại Singapore trong tháng 7/2021 cũng đưa ra nhận định tương tự.

Việc Trung Quốc đặt mục tiêu sản xuất thép ít hơn trong năm 2020 “sẽ gần như bất khả thi”, Rohan Kendall, Trưởng bộ phận nghiên cứu quặng sắt ở Wood Mackenzie, cho hay tại Diễn đàn Quặng sắt Singapore.

Tuy nhiên, một giám đốc tại hãng sản xuất thép Hesteel của Trung Quốc cho biết các nhà máy sản xuất thép phải tập trung vào mục tiêu giảm sản lượng để tuân thủ theo chính sách của Trung Quốc, nhất là các nhà máy thuộc sở hữu của Nhà nước.

“Chúng tôi không còn cách nào khác ngoài việc tuân thủ quy định từ Chính phủ”, Mu Guoqiang, Trưởng bộ phận xuất-nhập khẩu thép tại Hesteel, cho biết.

Tuy nhiên, không phải ai cũng cho rằng Chính phủ Trung Quốc sẽ đạt được cái họ muốn.

Ông Bartholomew từ S&P Global Platts cho rằng việc cố gắng hạn chế sản lượng sẽ đẩy giá thép tăng và các nhà máy không bị áp biện pháp hạn chế sẽ càng có động lực để sản xuất thêm.

“Quan trọng là các nhà máy đang có lãi lớn trong phần lớn thời gian của năm 2021 và ngành này sẽ muốn tận dụng giai đoạn này để kiếm lãi bằng cách sản xuất thêm”, ông nói.

Triển vọng nhu cầu

Cách giảm sản lượng tốt nhất nên tập trung vào giảm nhu cầu thép, mặc dù các chính sách này rồi sẽ làm suy yếu nền kinh tế, Bartholomew cho biết.

Ông Kendall của Wood Mackenzie cho rằng các cơ quan chức trách có thể kiểm soát chặt lĩnh vực bất động sản hoặc xây dựng – vốn là lĩnh vực sử dụng nhiều thép – nhằm kìm hãm nhu cầu và giá thép.

“Giá thép cao và hoạt động sản xuất mạnh thực sự chỉ đến từ nhu cầu thép cao”, ông nói.

Giới quan sát thị trường dự báo nhu cầu rồi sẽ giảm, nhưng tỏ ra hoài nghi liệu đà giảm giá thép có đủ để các nhà máy giảm sản xuất xuống mức 2020 hoặc thấp hơn.

Erik Hedborg, Chuyên viên phân tích chính của công ty CRU, cho biết nhu cầu thép có thể thấp hơn trong nửa cuối năm một phần do lĩnh vực xây dựng đang suy yếu.

Ngoài ra, nhu cầu đối với hàng tiêu dùng có sử dụng thép từ Trung Quốc hiện đang chững lại sau khi giữ ở mức cao trong 12 tháng qua, ông nói tại Diễn đàn Quặng sắt Singapore.

Ông nói: “Chắc chắn, chúng ta sẽ chứng kiến nhu cầu thép ở Trung Quốc giảm vì nhu cầu với hàng hóa có sử dụng thép suy giảm”.

Gần đây, Trung Quốc quyết định nâng thuế xuất khẩu với gang và hợp kim ferro, đồng thời hủy bỏ hoàn thuế xuất khẩu với 23 sản phẩm thép từ ngày 01/08. Đây là đợt điều chỉnh thuế thứ 2 trong 3 tháng qua giữa lúc Trung Quốc muốn đảm bảo nguồn cung nội địa, đồng thời kiểm soát sản lượng để giảm ô nhiễm.

Thuế xuất khẩu với gang có độ tinh khiết cao sẽ được nâng lên từ 15% lên 20%, còn thuế với hợp kim ferro sẽ tăng từ 20% lên 40%, Bộ Tài chính Trung Quốc cho biết trong tuyên bố ngày 29/07.

Trung Quốc cũng sẽ hủy hoàn thuế xuất khẩu với 23 sản phẩm thép, đáng chú ý nhất là một số loại thép cán nguội (CRC) và thép silic – vốn có giá trị gia tăng cao hơn so với thép carbon.

 

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Việt Nam vẫn nhập khẩu mạnh thép cuộn cán nóng trong tháng 9

Lượng thép cuộn cán nóng (HRC) nhập khẩu vào Việt Nam vẫn tăng mạnh bất chấp điều tra chống bán phá giá.

Thái Lan khởi xướng điều tra chống bán phá giá với thép không gỉ cán nguội Việt Nam

Thái Lan vừa đăng công báo về việc khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng thép không gỉ cán nguội có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam.

Canada ấn định ngày áp thuế với thép và nhôm Trung Quốc

Chính phủ Canada đã công bố danh sách cuối cùng các sản phẩm thép và nhôm Trung Quốc sẽ chịu mức thuế bổ sung 25%. Biện pháp bảo hộ này sẽ có hiệu lực từ ngày...

Hòa Phát tăng giá bán thép HRC và thép xây dựng

Trong một động thái đáng chú ý, Tập đoàn Hòa Phát (HOSE: HPG) vừa tăng giá đáng kể cho sản phẩm thép cuộn cán nóng (HRC) và thép xây dựng. Đây có thể là tín hiệu...

Giá thép HRC tại Việt Nam tăng mạnh sau động thái từ Trung Quốc

Thị trường nhập khẩu thép cán nóng (HRC) của Việt Nam chứng kiến sự tăng vọt về giá của các lô hàng HRC nhập khẩu từ Trung Quốc, theo ghi nhận của Kallanish. Đây là...

Giá thép tương lai tại Trung Quốc tăng vọt 7% nhờ loạt chính sách kích thích

Trong phiên giao dịch cuối cùng của tháng 9, giá thép thanh tương lai đã tăng mạnh 7%, chạm mức 3,420 Nhân dân tệ/tấn - cao nhất trong 3 tháng qua. Đà tăng này được...

Rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá thép cán nguội dạng cuộn từ Trung Quốc

Nội dung rà soát cuối kỳ quy định chi tiết tại Luật Quản lý ngoại thương và Điều 63 Nghị định 10/CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về...

Xuất khẩu thép của Trung Quốc tăng 20.6% trong 8 tháng đầu năm

Theo số liệu mới nhất được Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC), xuất khẩu thép của Trung Quốc đã tăng vọt 20.6% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 70.58 triệu tấn trong...

Ấn Độ sắp áp thuế lên đến 30% với một số mặt hàng thép nhập khẩu từ Trung Quốc, Việt Nam

Ấn Độ sẽ áp thuế từ 12% đến 30% đối với một số sản phẩm thép nhập khẩu từ Trung Quốc và Việt Nam.

Hoa Kỳ nhận đơn đề nghị điều tra chống bán phá giá với thép chống ăn mòn

Theo số liệu của Ủy ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ (ITC), năm 2023, Việt Nam xuất khẩu 242 triệu USD sản phẩm bị cáo buộc sang Hoa Kỳ, chiếm khoảng 7% tổng thị phần...

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98