Nhiều áp lực cho thị trường bất động sản quý cuối năm

08/09/2021 13:00
08-09-2021 13:00:00+07:00

Nhiều áp lực cho thị trường bất động sản quý cuối năm

Hầu hết chuyên gia cho rằng quý 4/2021 sẽ tạo ra nhiều áp lực cho thị trường bất động sản, kể cả khi dịch bệnh Covid-19 sớm được kiểm soát.

Quý 4 sẽ chịu nhiều áp lực

TS. Đinh Thế Hiển – Viện trưởng Viện nghiên cứu Tin học và Kinh tế ứng dụng cho biết trong thời gian giãn cách (tháng 6-7-8 và có thể là tháng 9), ngành bất động sản chịu tác động do khách hàng và người có nhu cầu không thể trực tiếp đi xem. Người có khả năng mua ngày càng co lại bởi vì có 2 đối tượng có khả năng mua bất động sản đang chịu ảnh hường.

Cụ thể, đối với nhóm người đã quen đầu tư bất động sản, họ mua bất động sản mới và phải bán cũ và cứ xoay vòng, thế nhưng việc bán cũ trong thời gian này rất khó, khả năng “lướt sóng” để mua mới gặp khó khăn.

TS. Đinh Thế Hiển

Nhóm thứ hai là nhóm có thu nhập để tham gia thị trường mới, thu nhập của nhà đầu tư cá nhân đều khó khăn trong giai đoạn này làm cho nhóm mới này giảm đáng kể.

Như vậy, khả năng mua từ nhà đầu tư giảm cũng có nghĩa là nhu cầu giảm. Chưa kể đến việc muốn mua bất động sản thì người muốn mua phải đi xem trực tiếp, cân nhắc mới có thể quyết định mua, điều mà họ không thể làm được trong 4 tháng nay vì giãn cách xã hội.

Thị trường xuất hiện khó khăn đến từ chính những “đại gia” bất động sản khi không thể bán sản phẩm ra thị trường. Tập quán đầu tư của thị trường bất động sản là thích sử dụng đòn bẩy, mỗi bất động sản có thể vay ngân hàng 50-70%, thậm chí hơn. Trong giai đoạn bình thường, dòng tiền của các nhà đầu tư này vẫn luân chuyển qua lại tốt thì không phải lo về kỳ hạn trả nợ. Nhưng trong thời gian giãn cách, những người này nếu là chủ doanh nghiệp có thể bị kẹt tiền, các nhà đầu tư ở phân khúc cho thuê nhà chắc chắn bị ảnh hưởng, đặc biệt là nhà phố, dễ dẫn đến mất cân đối dòng tiền.

Khóa học Online

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT ỨNG DỤNG

Thời điểm Mua -Bán cổ phiếu

 💡 Khai giảng: 10/9/2021

 💡 Ưu đãi lên đến: 50%++          

Hotline: 0908 16 98 98

>> Đăng ký ngay

Nếu không cầm cự được thì buộc họ phải bán tài sản (bất động sản) đang nắm giữ. Tất nhiên, cũng có cứu cánh là Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang cho phép giãn nợ, nhưng điều này chỉ làm trì hoãn áp lực bán bất động sản chứ không giúp làm giảm khó khăn của họ.

Về phía ngân hàng, đứng trên góc độ cho vay bất động sản, họ cũng tranh thủ thu hồi nợ nên ngân hàng nắm giữ bất động sản cũng tìm cách sắp xếp lại cấu trúc vốn, bán bớt bất động sản để cân bằng các khoản nợ còn lại, dẫn đến nguồn cung tăng.

Cung tăng, trong khi cầu giảm, nên quý 4 chưa tốt cho thị trường bất động sản. Mặc dù có nhiều kỳ vọng việc nới lỏng giãn cách xã hội (dự kiến từ tháng 10) sẽ giúp thanh khoản "bùng" lên, do những nhà đầu tư sẵn tiền mặt bắt đầu "bắt đáy" thị trường. Tuy nhiên, nhu cầu mua thực sự sẽ thấp hơn lượng bán ra.

Nhìn chung, quý 4 là quý tăng áp lực về thanh khoản bất động sản và tăng áp lực cho những người đang nắm giữ bất động sản tìm cách bán ra để được giá tốt”, TS. Hiển dự báo.

Nhiều động lực thúc đẩy nhưng vẫn phụ thuộc vào dịch bệnh

TS. Nguyễn Trí Hiếu – Chuyên gia kinh tế cho rằng tại thời điểm này, với tình hình dịch bệnh chưa được kiểm soát, “chưa nhìn thấy ánh sáng cuối đường hầm” cho thị trường bất động sản.

TS. Nguyễn Trí Hiếu

Trong tình trạng diễn biến dịch bệnh đang phức tạp, nền kinh tế tiếp tục bị tác động mạnh, đặc biệt là thị trường bất động sản. Cả nhà đầu tư và ngân hàng đều phải rất cẩn thận trong thị trường bất động sản.

Có một điều chắc chắn là sau khi nền kinh tế phục hồi, thị trường bất động sản sẽ được phục hồi và rất nhanh chóng. Nhưng dịch bệnh sẽ kéo dài bao lâu? Khi dịch bệnh kéo dài thì nguồn cung bất động sản bị ảnh hưởng, vấn đề xây dựng gặp khó khăn, sàn giao dịch đóng cửa. Nếu dịch bệnh kéo dài, thị trường bất động sản không thể nào khởi sắc được”, ông Hiếu dự báo.

Trong trường hợp thị trường bất động sản bị tác động mạnh, chắc chắn giá bất động sản cũng sẽ rơi xuống, thời điểm này thì giá vẫn lên. Nếu từ đây đến cuối năm, dịch bệnh vẫn chưa kiểm soát được thì thị trường bất động sản sẽ chịu tác động mạnh.

Trong báo cáo mới nhất, CTCK VNDirect chỉ ra tốc độ triển khai tiêm vaccine và mở cửa lại nền kinh tế sẽ thúc đẩy ngành bất động sản trong nửa cuối 2021 và năm 2022.

Thêm vào đó, lãi suất vay mua nhà tiếp tục duy trì ở mức thấp giúp kích thích nhu cầu mua nhà. Lãi suất vay mua nhà ở các ngân hàng nội địa tương đối ổn định ở mức 9.2-9.5% trong nửa đầu năm 2021, vẫn là mức thấp nhất trong 10 năm.

Việc đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng cũng là động lực thúc đẩy thị trường bất động sản tăng trưởng trong tương lai.

Ngoài ra, hãng môi giới này cũng dự báo giá nhà ở sơ cấp khó giảm trong nửa cuối 2021 và năm 2022 do chi phí phát triển dự án gồm tiền đền bù và chi phí tài chính tăng cao trong bối cảnh dự án kéo dài trong các năm qua và chi phí nguyên vật liệu xây dựng tăng mạnh.

Cát Lam

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Góc nhìn 29/03: Hạn chế mua mới?

VCBS đánh giá VN-Index sẽ gặp khó khăn khi tiếp cận lại khu vực 1,290-1,300 điểm nên nhà đầu tư khuyến nghị các nhà đầu tư hạn chế mua mới tại thời điểm hiện tại.

Nhận diện cơ hội và rủi ro của thị trường chứng khoán Việt Nam 2024

Chuyên gia cho rằng thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian tới sẽ có nhiều kỳ vọng nhưng cũng không thiếu rủi ro.

Chứng khoán Vietcap: Khoản lỗ của EVN là rủi ro với các doanh nghiệp xây lắp điện

Trong buổi hội thảo tổ chức chiều ngày 27/03 về triển vọng ngành điện và xây lắp điện, Chứng khoán Vietcap (HOSE: VCI) nhận định mảng xây lắp điện có triển vọng cao...

Góc nhìn 28/03: Dừng mua, cân nhắc chốt lời cổ phiếu?

Theo CTCK Beta, nhiều khả năng áp lực chốt lời sẽ duy trì ở mức cao khi VN-Index vẫn đang nằm trong vùng kháng cự mạnh 1,280-1,300 điểm. Vì vậy, nhà đầu tư nên thận...

SSI Research: Đường Quảng Ngãi có thể tăng cổ tức tiền mặt lên 45-50% trong 2025

Theo tài liệu họp ĐHĐCĐ, CTCP Đường Quảng Ngãi (UPCoM: QNS) dự kiến nâng tỷ lệ cổ tức 2023 lên 40% bằng tiền (4,000 đồng/cp). Với mức lợi nhuận cao, SSI Research dự...

Góc nhìn 27/03: Sớm tiến lên khu vực 1,300 - 1,310?

VCBS cho rằng thị trường đang có dấu hiệu sideway tích lũy và nếu thanh khoản vẫn gia tăng ổn định thì VN-Index sẽ sớm tiến lên khu vực 1,300-1,310 điểm.

Vietstock LIVE #7: Chuyên gia "điểm mặt" những rủi ro lớn nhất đối với thị trường chứng khoán

Bên cạnh tối đa hóa lợi nhuận thì quản trị rủi ro danh mục đầu tư cũng đóng một vai trò rất quan trọng. Chủ đề Vietstock LIVE #7: “Các Rủi Ro Của Thị Trường” sẽ...

Góc nhìn 26/03: VN-Index khả năng giảm điểm trong ngắn hạn

Nhiều công ty chứng khoán (CTCK) cho rằng xu hướng ngắn hạn sắp tới của VN-Index nhiều khả năng giảm điểm, nhà đầu tư được khuyên thận trọng.

Cổ phiếu GIL, LHG và TNH có tiềm năng?

Các công ty chứng khoán (CTCK) khuyến nghị mua GIL với mảng bất động sản khu công nghiệp (KCN) sẽ là động lực tăng trưởng mới; mua LHG dựa trên triển vọng tích cực...

Góc nhìn tuần 25 - 29/03: Cẩn trọng trước áp lực chốt lời

Theo BSC, phiên giao dịch 22/03 cho thấy sự giằng co của VN-Index tại ngưỡng 1,280. Nhà đầu tư nên cẩn trọng trong những phiên giao dịch tới, chỉ số có thể tiếp tục...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98