Rối loạn về nguồn cung nhôm chỉ mới bắt đầu?

13/09/2021 09:45
13-09-2021 09:45:00+07:00

Rối loạn về nguồn cung nhôm chỉ mới bắt đầu?

Sự rối loạn chuỗi cung ứng đã làm chao đảo thị trường và đẩy giá nhôm vọt lên cao nhất 13 năm trong tuần này. Nhiều chuyên gia cho rằng giá nhôm khó lòng hạ nhiệt sớm và có thể chỉ mới bắt đầu.

Đó là thông điệp các nhà sản xuất, người tiêu dùng, thương nhân và công ty vận chuyển tại hội nghị về nhôm lớn nhất khu vực Bắc Mỹ diễn ra vào ngày 09/09.

So với đầu năm, giá nhôm đã leo dốc 48% nhờ nhu cầu tăng mạnh, hoạt động vận chuyển bị tắc nghẽn và Trung Quốc hạn chế sản xuất. Điều này lại làm nảy sinh lo ngại về lạm phát và trở thành vấn đề đau đầu của các nhà sản xuất hàng tiêu dùng vì họ đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguyên liệu và chi phí sản xuất tăng vọt.

Với việc chuỗi cung ứng bị hạn chế “và có khả năng bị đứt gãy, bất kỳ rủi ro nào về nguồn cung cũng có thể khiến thị trường hoảng loạn”, Fiona Boal, Trưởng bộ phận hàng hóa tại S&P Dow Jones Indices, cho biết trong cuộc phỏng vấn với Bloomberg TV. “Đây chủ yếu là câu chuyện về nguồn cung”.

Goldman Sachs Group Inc., Citigroup Inc. và Trafigura Group dự báo giá nhôm sẽ tiếp tục tăng vì thiếu hụt nguồn cung.

Chuỗi cung ứng toàn cầu – với hoạt động vận tải container là “xương sống” – đang phải vật lộn để theo kịp nhu cầu hàng hóa cũng như khắc phục tình trạng gián đoạn lao động do đại dịch Covid-19 gây ra. Bên cạnh đó, ngành nhôm đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt nhân công tại các nhà máy và thiếu tài xế xe tải để vận chuyển nhôm.

“Đối với chúng tôi, đó là một mớ hỗn độn và nhìn về năm 2022, chúng tôi nhận thấy tình trạng này sẽ không biến mất một sớm một chiều. Có thể tình trạng này mới chỉ bắt đầu và xoay chúng tôi như chong chóng trong suốt thời gian này”, Mike Keown, CEO của Commonwealth Rolled Products, cho biết.

Commonwealth chuyên sản xuất các sản phẩm nhôm và cung cấp chúng cho ngành công nghiệp xe hơi. Tuy nhiên, ngành xe hơi cũng đang gặp vấn đề trong sản xuất thì thiếu chất bán dẫn.

Một vài chuyên gia tham dự hội nghị cho biết tình trạng thiếu lao động là vấn đề lớn nhất và họ không biết khi nào tình hình sẽ thuyêm giảm.

“Khách hàng đang đặt hàng nhiều hơn 100% mức nhu cầu dự kiến của họ”, Adam Jackson, Giám đốc phụ trách mảng giao dịch kim loại tại Aegis Hedging, nhận định. “Họ nghĩ rằng họ sẽ không nhận 100% hàng đã đặt. Nhưng nếu họ đặt vượt mức nhu cầu, họ có thể sẽ nhận được đúng số lượng cần thiết và không bị ảnh hưởng tới tới doanh số. Hành vi này mang rủi ro nghiêm trọng nếu giá giảm và bạn phải gánh thêm hàng tồn kho mà chưa có vị thế phòng hộ nào”.

Đà tăng mạnh của giá nhôm diễn ra trong bối cảnh các nhà sản xuất và người tiêu dùng đang đàm phán hợp đồng cung ứng hàng năm. Người mua đang cố trì hoãn chốt thỏa thuận càng lâu càng tốt vì chi phí vận tải biển quá cao. Họ cũng đang đợi xem liệu Nga, đất nước sản xuất nhôm lớn thứ 2 thế giới, có duy trì mức thuế xuất khẩu đắt đỏ với nhôm cho tới năm 2022 hay không, Jorge Vazque, Giám đốc của Harbor Intelligence, nhận định.

Tất cả những yếu tố trên có thể khiến giá nhôm lên cao hơn nữa. Trong kịch bản lạc quan của Harbor Intelligence, giá nhôm trung bình trong năm 2022 sẽ vào khoảng 2,570 USD/tấn, cao hơn 9% so với mức giá trung bình trên sở giao dịch hàng hóa London tính đến thời điểm hiện tại của năm nay. Harbor ước tính số tiền phải trả thêm để vận chuyển nhôm tới khu vực trung tây nước Mỹ sẽ lên kỷ lục 40 xu/pound trong quý 4, tăng 185% so với cuối năm 2020.

“Hỗn loạn có thể là cụm từ hợp lý để mô tả tình hình hiện tại”, Buddy Stemple, Giám đốc mảng sản phẩm cuộn của Constellium SE, nói. “Tôi chưa bao giờ trải qua một thời kỳ như thế này, khi mà có quá nhiều yếu tố khó lường xảy ra cùng một lúc”.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Xuất khẩu thép của Trung Quốc trong quý 1 tăng gần 30% so với cùng kỳ năm 2023

Trung Quốc đã xuất khẩu gần 26 triệu tấn thép trong quý 1/2024 - tăng 28% so với cùng kỳ năm trước đó - do cuộc khủng hoảng bất động sản làm giảm nhu cầu trong nước.

Yêu cầu rà soát tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các cơ quan liên quan rà soát, nắm tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng để chủ động thực hiện các biện pháp phù hợp.

Trung Quốc yêu cầu Mỹ dừng tăng thuế với các sản phẩm thép và nhôm của nước này

Sau khi Tổng thống Joe Biden kêu gọi tăng thuế mạnh đối với các sản phẩm kim loại của Trung Quốc, Bộ Thương mại Trung Quốc đã lên tiếng phản đối, kêu gọi Mỹ ngay...

Tổng thống Mỹ Biden kêu gọi tăng gấp 3 lần thuế đối với thép và nhôm Trung Quốc

Nhà Trắng khẳng định việc tăng thuế nhập khẩu đối với thép và nhôm Trung Quốc là điều cần thiết cho an ninh quốc gia bởi lĩnh vực sản xuất thép là "xương sống" của...

Trung Quốc: Xuất khẩu thép quý 1 đạt gần 26 triệu tấn, tăng hơn 30% so với cùng kỳ

Trong bối cảnh khủng hoảng bất động sản vẫn còn tiếp diễn và nhu cầu nội địa không hồi phục mạnh như dự báo, xuất khẩu các sản phẩm thép của Trung Quốc đạt mức cao...

Nhu cầu thép toàn cầu dự kiến tăng trở lại và ổn định trong năm 2024

Hiệp hội Thép Thế giới cho biết nhu cầu thép toàn cầu dự kiến sẽ tăng khoảng 1,7% lên 1,793 tỷ tấn trong năm 2024, và tăng 1,2% lên 1,815 tỷ tấn trong năm 2025.

Yêu cầu bổ sung thông tin hồ sơ chống bán phá giá với sản phẩm thép cán nóng

Sau khi doanh nghiệp bổ sung thông tin theo yêu cầu, Cục Phòng vệ Thương mại xem xét hồ sơ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá sản phẩm thép cán...

Giá thép xây dựng giảm lần thứ 3 từ đầu năm

Các doanh nghiệp thép xây dựng lại tiếp “bài ca” giảm giá, với đợt điều chỉnh khoảng 100,000 đồng/tấn.

Cạnh tranh với Trung Quốc, Hòa Phát hạ giá bán thép HRC xuống 550 USD/tấn

Mới đây, hãng thép Hòa Phát (HOSE: HPG) đã hạ mạnh giá bán thép cuộn cán nóng (HRC) trong bối cảnh nhu cầu yếu và áp lực phải cạnh tranh gay gắt với Trung Quốc.

Giá quặng sắt xuống đáy 10 tháng vì bất động sản Trung Quốc khủng hoảng

Giá quặng sắt rơi xuống mức thấp nhất trong 10 tháng khi hoạt động xây dựng của Trung Quốc vẫn rất ảm đạm, trong khi nguồn cung quặng sắt lại tăng vọt.

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98