Trung Quốc phải bán dầu dự trữ

15/09/2021 09:00
15-09-2021 09:00:00+07:00

Trung Quốc phải bán dầu dự trữ

Trung Quốc sẽ bắt đầu bán bớt dầu trong kho dự trữ chiến lược nhằm kéo giá trên thị trường xuống. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, quốc gia nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới và tiêu thụ lớn thứ hai thực hiện động thái này.

Cuối ngày thứ Năm tuần trước, Cục Dự trữ Ngũ cốc và Nguyên liệu Nhà nước cho biết sẽ bán bớt dầu thô từ kho dự trữ quốc gia theo từng đợt. Theo kế hoạch, cơ quan này sẽ bán dầu cho các công ty lọc và hóa dầu.

"Đưa dầu thô dự trữ quốc gia ra thị trường thông qua bán đấu giá mở sẽ ổn định tốt hơn cung cầu của thị trường trong nước và đảm bảo hiệu quả an ninh năng lượng quốc gia", người đại diện của Cục cho biết trong một tuyên bố và nói thêm việc bán dầu sẽ "giảm bớt áp lực tăng giá nguyên liệu thô cho các công ty sản xuất".

Giá dầu đã giảm xuống mức thấp nhất hai tuần vào thứ Năm tuần trước sau thông báo của Trung Quốc. Dầu Brent giảm 1.6%, trong khi dầu Mỹ giảm 1.7%.

Chính phủ Trung Quốc không cho biết sẽ bán bao nhiêu dầu, nhưng việc tích trữ dầu là rất quan trọng với họ. Nước này phụ thuộc nhiều vào dầu nước ngoài để cung cấp năng lượng cho nền kinh tế và đã nỗ lực trong nhiều năm để củng cố kho dự trữ dầu khẩn cấp. Trung Quốc không công bố nhiều dữ liệu về lượng dầu dự trữ nhưng vào năm 2017 cho biết họ đã thành lập 9 cơ sở dự trữ lớn trên cả nước, với tổng công suất 37.7 triệu tấn.

Nước này cũng cho biết họ muốn có 85 triệu tấn dầu trong kho dự trữ khẩn cấp vào cuối năm 2020, gần bằng số lượng mà Mỹ giữ trong kho dự trữ dầu mỏ chiến lược - đây cũng là nguồn cung cấp dầu dự phòng lớn nhất thế giới.

Tuy nhiên, nền kinh tế Trung Quốc hiện đang đối mặt một số vấn đề đau đầu. Lạm phát tăng vọt và chỉ số giá sản xuất (PPI) leo lên mức cao nhất 13 năm vào tháng trước, do giá hàng hóa tăng. Chi phí năng lượng cũng tăng đột biến và nhu cầu cao đến mức một số tỉnh thậm chí rơi vào tình trạng thiếu điện.

Bất chấp những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm kiềm chế chi phí, lạm phát tại các nhà máy vẫn tăng cao. Chính phủ đã cảnh báo chi phí cao cho các nguyên liệu thô như năng lượng và những sản phẩm hóa dầu sẽ làm trầm trọng thêm thách thức tăng trưởng và việc làm mà các nhà sản xuất - đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ - phải đối mặt.

Giá cả tăng cao cũng làm phức tạp bất kỳ nỗ lực nào mà Chính phủ có thể xem xét để ngăn chặn một cuộc suy thoái kinh tế với sự hỗ trợ nhiều hơn về tài khóa và tiền tệ. Chính sách mở rộng nhằm thúc đẩy tăng trưởng - chẳng hạn như tăng chi tiêu của Chính phủ hoặc mở rộng cung tiền - sẽ chỉ làm tăng lạm phát hơn nữa.

Nền kinh tế Trung Quốc cũng đã bị xáo trộn bởi các vấn đề khác như sự bùng phát của biến thể Delta và cuộc khủng hoảng vận chuyển toàn cầu.

Một cuộc khảo sát chính thức về hoạt động sản xuất vào tháng trước cho thấy tốc độ tăng trưởng thấp nhất kể từ khi bắt đầu đại dịch, trong khi một cuộc khảo sát khác cho thấy đợt suy giảm đầu tiên kể từ tháng 04/2020. Các ngành dịch vụ cũng bị ảnh hưởng, với kết quả cuộc khảo sát chính thức dành cho lĩnh vực phi sản xuất ghi nhận đợt giảm đầu tiên kể từ tháng 02/2020.

Nhã Thanh (Theo CNN)

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Nhiều nước châu Á đẩy lùi thời điểm giảm lãi suất

Với triển vọng ngày càng mờ mịt về việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nới lỏng tiền tệ trong năm, nhiều ngân hàng trung ương ở châu Á buộc phải đẩy lùi thời điểm...

Triển vọng tăng trưởng năm 2024 của Trung Quốc được nâng lên 4,8%

Nền kinh tế Trung Quốc đã có khởi đầu năm mới mạnh mẽ nhờ nhu cầu nước ngoài đối với hàng hóa sản xuất của nước này và việc chính quyền nỗ lực phát triển công nghệ...

Kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại, lạm phát tăng cao

Tổng Sản phẩm Quốc nội của Mỹ đã tăng trưởng 1,6% trong quý 1/2024, thấp hơn nhiều mức trung bình được các nhà kinh tế dự báo trước đó là 2,4%, trong khi tốc độ...

Kinh tế Mỹ và kịch bản không hạ cánh

Từ chỗ được dự báo sẽ hạ cánh mềm, nền kinh tế Mỹ giờ đây đang có khả năng xảy ra kịch bản không hạ cánh, với lạm phát cao dai dẳng và tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này...

Hoạt động kinh doanh của Mỹ giảm tốc trước thềm cuộc họp của Fed

Theo nhà kinh tế trưởng Chris Williamson tại S&P Global Market Intelligence, sự suy giảm nhu cầu và sự hạ nhiệt của thị trường lao động đã dẫn đến áp lực giá thấp...

Nhà đầu tư tăng đặt cược Fed tiếp tục nâng lãi suất

Trên các thị trường quyền chọn lãi suất của Mỹ, nhà đầu tư bắt đầu tăng đặt cược Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất trong 12 tháng tới. Đó là kịch bản ít...

Doanh thu du lịch toàn cầu năm 2024 dự báo đạt 5.800 tỷ USD

Báo cáo Các xu hướng kinh tế du lịch thế giới dự báo số lượt du khách đến trên toàn thế giới sẽ lên đến 13.579 tỷ lượt trong năm 2024, tức là phục hồi 103,9% so với...

Sức mạnh của đồng USD - kịch bản nằm ngoài dự báo cho năm 2024

Chỉ số đồng USD của Bloomberg đã tăng hơn 4% trong năm nay, cho thấy "đồng bạc xanh" đã tăng giá so với tất cả các đồng tiền của các nước phát triển và thị trường...

Các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á trước áp lực đồng USD mạnh

Các nhà hoạch định chính sách ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều đang nhắc tới việc ổn định đồng nội tệ khi các đồng tiền này chịu sức ép lớn do chênh lệch giữa...

Thủ tướng phát lệnh khởi công đoạn cuối cùng trên tuyến cao tốc Bắc Nam phía đông

Sáng 21/04, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với tổng nguồn vốn hơn 11,000 tỷ đồng, là đoạn...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98