Đại biểu Quốc hội đề nghị nâng trần nợ công và thêm gói hỗ trợ để phục hồi kinh tế

08/11/2021 11:17
08-11-2021 11:17:00+07:00

Đại biểu Quốc hội đề nghị nâng trần nợ công và thêm gói hỗ trợ để phục hồi kinh tế

Sáng 8/11, Quốc hội thảo luận về kinh tế - xã hội, ngân sách cũng như công tác phòng chống dịch Covid-19 thời gian qua.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng các đại biểu dự phiên thảo luận.

Đề xuất ban hành các gói hỗ trợ mới

Đại biểu Nguyễn Như So (Bắc Ninh) cho rằng cần khẩn trương giải ngân các gói hỗ trợ doanh nghiệp đã ban hành. Những gói này được ví như nguồn “oxy” cho doanh nghiệp đang “hấp hối”. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh việc tiếp cận gói hỗ trợ còn khó khăn, trong khi doanh nghiệp đang đối mặt nhiều vấn đề.

“Cần tối giản, rút gọn các thủ tục rườm rà, nhanh chóng giải ngân, để doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận”, ông nói.

Đại biểu cũng đề xuất nhanh chóng ban hành các gói hỗ trợ tiếp theo để vực dậy nền kinh tế sau khi dịch bệnh được kiểm soát. Ông nhấn mạnh Việt Nam còn nhiều dư địa để nghiên cứu đưa ra các gói kích thích đủ lớn bằng việc nâng trần nợ công nhưng vẫn đảm bảo kiểm soát chỉ tiêu vĩ mô.

Cần tăng cường, tăng tốc các gói hỗ trợ

Đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn) cho biết đợt bùng phát dịch thứ 4 để lại nhiều hậu quả nặng nề, nhiều doanh nghiệp nguy cơ phá sản, hàng triệu lao động phải hồi hương do mất việc làm. Bà đề nghị Quốc hội tạo mọi điều kiện cho Chính phủ chống dịch, bên cạnh đó cần thêm chính sách đặc thù cho doanh nghiệp, người lao động trong giai đoạn hiện nay. Chính phủ cần tăng cường triển khai các gói hỗ trợ, bảo đảm đúng đối tượng, đúng tiến độ.

Bà cho rằng nếu triển khai chậm thì nhiều doanh nghiệp phải rời khỏi thị trường cùng với nhiều việc làm bị mất đi.

Về nhiệm vụ khôi phục, phát triển kinh tế sau ảnh hưởng của dịch, đại biểu Huỳnh Thanh Phương (Tây Ninh) cho rằng tổ chức, thực hiện vẫn là khâu yếu. Cơ quan quản lý cần cụ thể hóa, cá thể hóa trách nhiệm, nhất là người đứng đầu. Khâu kiểm tra, giám sát phải thực chất, không gây cản trở cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Đại biểu Tây Ninh cũng cho rằng sức chống chịu của doanh nghiệp, người dân không cho phép giãn cách xã hội dài ngày, trên phạm vi rộng, việc mở cửa trở lại nền kinh tế là hết sức cần thiết, cấp bách. Song, ông cho rằng mở cửa đến đâu, điều kiện về phòng, chống dịch phải đáp ứng đến đó như ý thức chấp hành của người dân, độ bao phủ vaccine, nguồn cung thuốc men, trang thiết bị y tế, năng lực cơ sở khám chữa bệnh…

Ông đề nghị Chính phủ có biện pháp nâng cao ý thức người dân, tăng cường ngoại giao vaccine, đẩy mạnh phát triển vaccine trong nước. Ông cũng đề nghị cần phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ để ổn định kinh tế vĩ mô, vừa đảm bảo nguồn lực cho phát triển, vừa kiềm chế lạm phát.

Cần quan tâm đến nhóm yếu thế, trẻ mồ côi, người dân tộc thiểu số

Quan tâm đến nhóm yếu thế, trẻ mồ côi đại biểu Nguyễn Thị Minh Trang (Vĩnh Long) nêu thực trạng dịch chuyển lao động thành phố về nông thôn đang gây ra nhiều thách thức cho các địa phương. Trong khi đó, các tỉnh phía Nam đối mặt dịch bệnh tái bùng phát mạnh hơn, cùng lúc giải quyết nhiều vấn đề y tế, kinh tế, việc làm, biến đổi khí hậu, an sinh xã hội…

Bà đề xuất Chính phủ tiếp tục ưu tiên ngân sách và nguồn lực cho lĩnh vực an sinh xã hội, đặc biệt là quan tâm giảm nghèo, hỗ trợ các nhóm yếu thế, trong đó nhiều người cao tuổi, trẻ em mồ côi…

Về việc cơ cấu lại đầu tư công, đại biểu đề xuất cắt giảm dự án kém hiệu quả, tập trung cho dự án trọng điểm. Ngoài ra, hiện nhiều dự án giao thông tại Đồng bằng sông Cửu Long đang chậm tiến độ. Bà đề xuất đẩy nhanh tiến độ các dự án này và quan tâm đến dự án ứng với biến đổi khí hậu như ngăn mặn, trữ nước, chống sạt lở…

Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa (Lạng Sơn) nêu kiến nghị về phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, như phát triển hạ tầng, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội. Tuy nhiên, đời sống vật chất, tinh thần, y tế, giáo dục của đồng bào còn nhiều khó khăn. Ông đề nghị Quốc hội xem xét, bổ sung chính sách hỗ trợ đặc thù cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Về phát triển nguồn nhân lực, ông Nghĩa đề nghị Quốc hội khẩn trương ban hành chiến lược phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2021-2030 tầm nhìn 2045; có kế hoạch cụ thể đẩy mạnh hợp tác giáo dục với cơ sở uy tín trên thế giới; xây dựng chiến lược thu hút nguồn lực to lớn của hơn 5.3 triệu người Việt Nam ở nước ngoài. Ông cũng đề nghị các địa phương tăng cường đào tạo nghề, nâng cao năng lực của người lao động trong cách mạng công nghiệp 4.0.

Nhật Quang

FILI







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thủ tướng: Mở chiến dịch đào tạo nhân lực ngành bán dẫn

Theo Thủ tướng, nhân lực cũng một trong những yếu tố được các đối tác trông chờ ở Việt Nam. Nếu chuẩn bị tốt nguồn nhân lực thì Việt Nam sẽ nhận được tin tưởng của...

“Nghịch lý” trong chỉ số Par Index của TP.HCM

Bộ chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh năm 2023 (Par Index 2023) vừa được công bố. Ở cấp độ chỉ số tổng hợp, TP.HCM tăng 3 bậc, đạt 86.97%, thuộc nhóm B – nhóm gồm...

HSBC: Thiên thời cho nền kinh tế số ASEAN

Nền kinh tế số ASEAN đang bước vào giai đoạn tươi sáng mới. Tuy vậy, các doanh nghiệp trong lĩnh vực này cần áp dụng chiến lược thông minh để có thể gặt hái quả...

Ngân hàng Standard Chartered hạ dự báo tăng trưởng GDP 2024 của Việt Nam xuống còn 6%

Trong báo cáo kinh tế vĩ mô về Việt Nam vừa được công bố, Ngân hàng Standard Chartered hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam xuống mức 6% năm 2024, so với mức dự báo...

Chuyên gia Ngân hàng Thế giới: Kinh tế Việt Nam đang dần phục hồi

Chuyên gia WB cho biết kinh tế Việt Nam đang có những tín hiệu phục hồi khác nhau và dự báo tăng trưởng kinh tế sẽ đạt mức 5,5% vào năm 2024 và tăng dần lên 6% vào...

Chuyên gia IMF: Việt Nam là điểm đến hấp dẫn cho đầu tư nước ngoài

Ông Paulo Medas, Trưởng đoàn tham vấn, giám sát kinh tế Vĩ mô Việt Nam của IMF, nhận định Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn cho FDI trong khi kinh tế toàn cầu biến...

Thủ tướng chỉ thị các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 21/4/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh Việt Nam là một trong những quốc gia dẫn đầu châu Á về đầu tư cho cơ sở hạ tầng, dành 5,7% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho các dự...

ADB: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng vững vàng dù toàn cầu bất ổn

Theo Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 4 năm 2024 được công bố ngày 11/4, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng...

Chính phủ yêu cầu nỗ lực hơn nữa để đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu trong năm 2024

Chính phủ vừa ban hảnh Nghị quyết số 44/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, trong đó yêu cầu các...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98