Giá lúa mì tăng mạnh

08/11/2021 18:00
08-11-2021 18:00:00+07:00

Giá lúa mì tăng mạnh

Thu hoạch vụ lúa mì mùa xuân thất bát cùng với nỗi lo vụ lúa mì mùa đông cũng như thế đã đẩy giá mặt hàng này lên mức cao nhất trong nhiều năm. Đây có thể là dấu hiệu thêm của đợt lạm phát về giá thực phẩm phía trước.

Hạn hán diễn ra ở phía Bắc Bán cầu là yếu tố chính đẩy giá lúa mì tăng cao. Bên cạnh đó, nhu cầu toàn cầu mạnh mẽ, các chuỗi cung ứng bị tắc nghẽn và đà tăng của chi phí đầu vào - như phân bón và nhiên liệu - cũng đang góp phần cho xu hướng tăng đó.

Trên sàn giao dịch ngũ cốc Minneapolis, hợp đồng tương lai lúa mì cứng đỏ mùa xuân – vốn dùng để làm bánh mì và bánh pizza – tuần qua đã lên cao nhất kể từ vụ gieo trồng năm 2008. Tại mức 10.17 USD/giạ hôm 04/11, giá lúa mì mùa xuân đắt gần gấp đôi so với giá của hai mùa thu trước.

Giá các giống lúa mì mùa đông (chất lượng thấp hơn nhưng được trồng phổ biến hơn) cũng leo dốc. Lúa mì mùa đông đỏ mềm - được dùng để làm thức ăn chăn nuôi và thực phẩm chế biến - tăng 28% so với một năm trước. Giá đã tăng lên trên 8 USD/giạ, chạm mức cao nhất kể từ cuối năm 2012. Lúa mì mùa đông đỏ cứng - được dùng để làm bột mì - đã tăng hơn 40% kể từ tháng 11/2020, lên mức cao nhất trong vòng 6 năm. Tại Paris, giá lúa mì đã chạm mức kỷ lục trong tuần vừa qua.

Carsten Fritsch, Chuyên gia phân tích hàng hóa tại Commerzbank AG, cho rằng có thể giá lúa mì vẫn còn dư địa tăng. Các nhà nhập khẩu lúa mì tại Nhật Bản, Ai Cập và Ả-rập Xê-út đã tích trữ lúa mì với khối lượng lớn. Trong khi đó, điều kiện trồng trọt khắc nghiệt đã làm giảm lượng hàng tồn kho của các nhà xuất khẩu - nhất là tại Mỹ, Canada và Nga – và làm giảm kỳ vọng cho vụ mùa tiếp theo.

Ông Fritsch nói: “Chưa có dấu hiệu nào cho thấy giá cao làm hạn chế lực mua”.

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, dự trữ lúa mì trong nước đã giảm 18% so với một năm trước và hiện đang ở mức thấp nhất kể từ năm 2007. Tồn kho tại nông trại đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 50 năm. Điều đó có nghĩa là phần lớn vụ mùa năm nay đã được phân phối ra thị trường. Sản lượng năm nay được dự báo sẽ giảm 10% so với năm 2020 dù rằng diện tích đất trồng lúa mì có tăng thêm.

Yếu tố lớn nhất khiến các kho dự trữ cạn đi chính là hạn hán nghiêm trọng ở các thảo nguyên phía Bắc, khiến sản lượng lúa mì vụ mùa xuân giảm đi gần 1/3 và đe dọa vụ mùa đông sắp tới. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ, hơn một triệu mẫu đất trồng lúa mì vụ mùa xuân đã không thể thu hoạch được.

Tommy Grisafi, nhà môi giới hàng hóa tại Công ty Advance Trading, cho rằng điều này cho thấy vụ lúa mì mùa xuân có thể ảm đạm. Ông đã đi thăm các nông trại ở Bắc Dakota vào đầu mùa hè năm nay và nhận thấy những cánh đồng lúa mì bị cháy xém không thể phục hồi. Những cánh đồng khác thì bị sâu bọ phá hoại. Những côn trùng này phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết khô nóng.

Ông Grisafi nói: “Nắng nóng khiến lúa mì bị cháy. Phần còn lại cũng đã bị châu chấu ăn”.

Ông Mitch Konen, Chủ tịch Hiệp hội những người trồng ngũ cốc Montana, cho biết giá lúa mì cao không phải là cú huých cho nông dân như vẫn tưởng. Ông nói: “Những nông dân có lượng lúa mì chưa bán được có thể chứng kiến tình trạng ùn tắc dọc theo các tuyến đường sắt đến các cảng”.

Theo ông Konen, điều quan trọng hơn đối với những người trồng trọt đó là giá lúa mì vụ mùa xuân năm sau sẽ thấp hơn nhiều so với giá giao hàng trong ngắn hạn. Đó là khoản giá mà họ đang sắp xếp và dự trù kinh phí cho vụ mùa tiếp theo. Riêng vụ lúa mì xuân năm 2021, dù giá có tăng lên đến hơn 8 USD/giạ nhưng cũng không đủ để bù đắp các khoản chi phí tăng cao, như giá phân bón – vốn đã tăng mạnh vì đà leo dốc của giá khí thiên.

Ông nói: “Hiện chúng ta đang nhận thấy giá nhiên liệu, phân bón, hóa chất có mức tăng từ 25% đến 30%. "Tuy nhiên, khi xem xét đến vụ mùa mới, tôi chỉ thấy mức tăng khoảng 10%."

Khai Tâm (Theo Wall Street Journal)

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Giá cà phê hôm nay 20-4: "Hàng giấy" lao dốc, hàng thực lập kỷ lục

Dù giá cà phê trên các sàn giao dịch quốc tế giảm mạnh trong nửa đầu tháng 4-2025 nhưng cà phê Việt vẫn được giao hàng với đơn giá kỷ lục

Giá gạo Ấn Độ giảm xuống mức thấp nhất 5 tháng

Xuất khẩu gạo của Ấn Độ đã tăng vọt 18%, đạt mức kỷ lục 12,7 triệu tấn trong năm tài chính 2017/18 (kết thúc vào ngày 31/3), nhờ nhu cầu tốt đối với gạo thường từ...

Lạm phát "tăng tốc," giá lương thực-thực phẩm tại Nhật Bản gần gấp đôi

Số liệu của Chính phủ Nhật Bản công bố ngày 18/4 cho thấy giá ngũ cốc tăng 25,4%, giá gạo ghi nhận "mức tăng khổng lồ" 92,5% so với cùng kỳ năm ngoái do nguồn cung...

Gạo Việt xuất khẩu lấy lại vị thế ‘đắt giá nhất thế giới’

Sau quãng thời gian giá gạo xuất khẩu lao dốc, chạm đáy, gạo Việt Nam đã lấy lại được vị thế ‘đắt giá nhất thế giới’.

Tôm Việt vào cuộc đua xanh nâng giá trị trong chuỗi cung ứng thủy sản toàn cầu

Nhờ sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp và người nuôi, tôm Việt Nam đã trở thành một trong những mặt hàng chủ lực, đưa Việt Nam vươn lên nhóm các quốc gia xuất...

Bốn nông sản của Việt Nam vừa đón tin vui từ thị trường Trung Quốc

Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa ký 4 nghị định thư về xuất khẩu ớt, chanh leo, tổ yến và cám gạo sang Trung Quốc.

Thanh long bất ngờ soán ngôi 'vua' trái cây Việt Nam

Lũy kế 2 tháng đầu năm nay, xuất khẩu thanh long đạt 93,8 triệu USD, chiếm 14,3 % tỷ trọng. Kết quả này giúp thanh long vươn lên trở thành loại trái cây xuất khẩu...

Thị trường nông sản: Giá gạo Thái Lan chạm "đáy", giá cà phê toàn cầu giữ đà tăng

Giá gạo xuất khẩu từ Thái Lan đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn ba năm, trong khi đó, thị trường cà phê toàn cầu cho thấy những tín hiệu lạc quan khi giá cà phê...

Bất ngờ vượt sầu riêng, ‘siêu thực phẩm’ chiếm giữ top 2 ở ngành hàng 7 tỷ USD

Kim ngạch xuất khẩu của loại quả được ví như 'siêu thực phẩm' bất ngờ vượt qua 'vua trái cây' sầu riêng để chiếm giữ vị trí thứ hai ở ngành hàng 7 tỷ USD.

Khách Mỹ tới tấp mua ‘vàng đen’ sau hoãn áp thuế, DN Việt gấp gáp tăng ca

Vừa hôm trước khách Mỹ còn nói không buôn bán gì được nữa, vậy mà sáng sớm hôm sau đã liên hệ tới tấp mua hàng. Quá nhiều đơn hàng khiến doanh nghiệp phải tăng...

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




Hotline: 0908 16 98 98