Giá thực phẩm toàn cầu tiến sát mức kỷ lục

05/11/2021 10:52
05-11-2021 10:52:49+07:00

Giá thực phẩm toàn cầu tiến sát mức kỷ lục

Giá thực phẩm toàn cầu tăng vọt trong tháng 10, nới dài đà leo dốc hướng tới mức kỷ lục và gây thêm áp lực lạm phát lên người tiêu dùng và các chính phủ.

Một chỉ số theo dõi các loại thực phẩm thiết yếu, từ lúa mì cho tới dầu thực vật, của Liên Hiệp Quốc (UN) tăng 3% lên mức đỉnh 10 năm trong tháng 10/2021, qua đó gây áp lực lên các hộ gia đình vốn đang căng thẳng trước tình hình đại dịch. Điều này càng khiến nỗi lo về lạm phát của các ngân hàng trung ương thêm trầm trọng hơn và gia tăng rủi ro xảy ra nạn đói toàn cầu.

Thời tiết bất lợi đã tác động tới mùa thu hoạch trên khắp thế giới trong năm nay. Đồng thời, đà tăng của giá cước vận tải biển và tình trạng thiếu hụt lao động đã làm chao đảo chuỗi cung ứng thực phẩm, từ nông trại cho tới siêu thị. Cuộc khủng hoảng năng lượng cũng khiến các nhà hoạch định chính sách thêm đau đầu, khi gây tác động gián tiếp tới giá phân bón.

“Vấn đề với các nguyên vật liệu đầu vào và phân bón, cũng như tác động của chúng đối với mùa vụ năm 2022 thật đáng ngại”, Abdolreza Abbassian, Chuyên gia kinh tế cấp cao tại Tổ chức Thực phẩm và Nông nghiệp (FAO) thuộc UN, cho hay. “Tại thời điểm này, thị trường đã phản ánh vào phần lớn vấn đề về cung cầu. Tuy nhiên, thị trường vẫn chưa phản ánh triển vọng sản xuất năm 2022”.

Một số khu vực có khả năng tiếp tục đối mặt với các thách thức về an ninh thực phẩm. Hôm 04/11, Liên Hiệp Quốc nâng dự báo về giá trị giao dịch lúa mì toàn cầu lên mức kỷ lục, khi giá trị mua gia tăng ở các quốc gia Trung Đông, từ Iran cho tới Afghanistan. Tình trạng hạn hán tại các nước này đã tác động tiêu cực tới mùa vụ, làm gia tăng sự phụ thuộc vào nguồn ngũ cốc nhập khẩu ngay khi giá đang tăng vọt.

“Tình trạng này diễn ra ngay thời điểm tồi tệ nhất đối với các quốc gia này, vì giá thực phẩm thế giới đang quá cao”, Abbassian nhận định. “Chúng ta không thể gánh chịu thêm một năm tồi tệ nào nữa”.

Đà tăng của giá thực phẩm gợi nhớ lại ký ức về các đợt tăng vọt trong năm 2008 và 2011 – vốn góp phần dẫn tới cuộc khủng hoảng thực phẩm toàn cầu. Mặc dù cần thời gian để giá hàng hóa bắt đầu lan tỏa tới các kệ hàng thực phẩm, nhưng các quan chức ở các khu vực như Bắc Phi và Thổ Nhĩ Kỳ đang gặp khó khăn trong việc bảo vệ người tiêu dùng trước tác động của đà tăng giá.

Đà tăng giá thực phẩm tháng 10 chủ yếu đến từ giá ngũ cốc và dầu thực vật, FAO cho biết trong một báo cáo.

Dù vậy, một số thực phẩm đã cho thấy dấu hiệu giảm giá, trong đó giá thịt và đường giảm trong tháng trước, ông Abbassian cho biết. Nguồn cung ngũ cốc và các loại hạt có dầu trên toàn cầu đủ để đáp ứng nhu cầu và giá gạo – một trong những thực phẩm thiết yếu nhất trên thế giới – vẫn còn thấp.

* Giá thực phẩm tại Trung Quốc tăng mạnh trong tháng 10

* Trung Quốc khuyến cáo người dân tích trữ nhu yếu phẩm

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FILI







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Giá cà phê hôm nay 20-4: "Hàng giấy" lao dốc, hàng thực lập kỷ lục

Dù giá cà phê trên các sàn giao dịch quốc tế giảm mạnh trong nửa đầu tháng 4-2025 nhưng cà phê Việt vẫn được giao hàng với đơn giá kỷ lục

Giá gạo Ấn Độ giảm xuống mức thấp nhất 5 tháng

Xuất khẩu gạo của Ấn Độ đã tăng vọt 18%, đạt mức kỷ lục 12,7 triệu tấn trong năm tài chính 2017/18 (kết thúc vào ngày 31/3), nhờ nhu cầu tốt đối với gạo thường từ...

Lạm phát "tăng tốc," giá lương thực-thực phẩm tại Nhật Bản gần gấp đôi

Số liệu của Chính phủ Nhật Bản công bố ngày 18/4 cho thấy giá ngũ cốc tăng 25,4%, giá gạo ghi nhận "mức tăng khổng lồ" 92,5% so với cùng kỳ năm ngoái do nguồn cung...

Gạo Việt xuất khẩu lấy lại vị thế ‘đắt giá nhất thế giới’

Sau quãng thời gian giá gạo xuất khẩu lao dốc, chạm đáy, gạo Việt Nam đã lấy lại được vị thế ‘đắt giá nhất thế giới’.

Tôm Việt vào cuộc đua xanh nâng giá trị trong chuỗi cung ứng thủy sản toàn cầu

Nhờ sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp và người nuôi, tôm Việt Nam đã trở thành một trong những mặt hàng chủ lực, đưa Việt Nam vươn lên nhóm các quốc gia xuất...

Bốn nông sản của Việt Nam vừa đón tin vui từ thị trường Trung Quốc

Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa ký 4 nghị định thư về xuất khẩu ớt, chanh leo, tổ yến và cám gạo sang Trung Quốc.

Thanh long bất ngờ soán ngôi 'vua' trái cây Việt Nam

Lũy kế 2 tháng đầu năm nay, xuất khẩu thanh long đạt 93,8 triệu USD, chiếm 14,3 % tỷ trọng. Kết quả này giúp thanh long vươn lên trở thành loại trái cây xuất khẩu...

Thị trường nông sản: Giá gạo Thái Lan chạm "đáy", giá cà phê toàn cầu giữ đà tăng

Giá gạo xuất khẩu từ Thái Lan đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn ba năm, trong khi đó, thị trường cà phê toàn cầu cho thấy những tín hiệu lạc quan khi giá cà phê...

Bất ngờ vượt sầu riêng, ‘siêu thực phẩm’ chiếm giữ top 2 ở ngành hàng 7 tỷ USD

Kim ngạch xuất khẩu của loại quả được ví như 'siêu thực phẩm' bất ngờ vượt qua 'vua trái cây' sầu riêng để chiếm giữ vị trí thứ hai ở ngành hàng 7 tỷ USD.

Khách Mỹ tới tấp mua ‘vàng đen’ sau hoãn áp thuế, DN Việt gấp gáp tăng ca

Vừa hôm trước khách Mỹ còn nói không buôn bán gì được nữa, vậy mà sáng sớm hôm sau đã liên hệ tới tấp mua hàng. Quá nhiều đơn hàng khiến doanh nghiệp phải tăng...

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98