Mong chấm dứt đại dịch nhờ vắc xin và thuốc

20/11/2021 11:15
20-11-2021 11:15:01+07:00

Mong chấm dứt đại dịch nhờ vắc xin và thuốc

Số ca nhiễm Covid-19 đang có xu hướng gia tăng trở lại ở nhiều nơi nhưng hy vọng chấm dứt đại dịch cũng được thắp lên nhờ những diễn biến lạc quan về việc phát triển vắc xin và thuốc chữa.

Phát biểu tại Diễn đàn kinh tế mới Bloomberg vừa qua, tỉ phú Mỹ Bill Gates dự đoán đại dịch Covid-19 sẽ chấm dứt vào mùa hè năm sau là mục tiêu có thể hiện thực hóa dựa vào những tiến bộ về vắc xin và thuốc chữa.

Nhà máy sản xuất thuốc Paxlovid của Pfizer tại Đức Reuters

Dữ liệu hứa hẹn

Hãng AstraZeneca (Anh/Thụy Điển) hôm qua công bố dữ liệu cho thấy liệu pháp kháng thể Evusheld (còn gọi là AZD7442) giúp giảm nguy cơ biểu hiện triệu chứng Covid-19 đến 83% trong vòng 6 tháng sau khi tiêm, theo Reuters. Một kết quả nghiên cứu trước đó cho thấy hỗn hợp kháng thể này giảm 77% nguy cơ bệnh nặng 3 tháng sau khi tiêm. AstraZeneca đã nộp đơn lên các cơ quan y tế tại Mỹ và EU để xin cấp phép cho loại thuốc này. Nếu được thông qua, nó sẽ bổ sung vào danh sách những loại thuốc kháng thể như của Regeneron, Eli Lilly, GlaxoSmithKline-Vir vốn đã được các nước cấp phép.

Các loại thuốc kháng thể hoạt động tương tự vắc xin nhưng nó đưa kháng thể tạo ra từ phòng thí nghiệm vào cơ thể để chống lại việc nhiễm bệnh thay vì kích hoạt để cơ thể tự sản sinh kháng thể như vắc xin.

Ngoài những loại thuốc kháng thể, các nước cũng trông đợi vào các thuốc kháng vi rút dạng viên đầy tiềm năng đang được các hãng dược thử nghiệm. Hai hãng Merck và Pfizer đã trình dữ liệu lên cơ quan quản lý dược phẩm Mỹ để xin cấp phép cho thuốc trị Covid-19 của từng hãng, tên là Molnupiravir và Paxlovid.

Mặc dù giá thuốc chưa được công bố nhưng thuốc dạng viên tiện lợi hơn nhiều so với loại truyền tĩnh mạch như Remdesivir và có thể được điều chỉnh công thức thành phiên bản rẻ hơn cho các nước thu nhập thấp.

Đặc biệt, bệnh nhân có thể uống thuốc này ngay khi xét nghiệm dương tính, qua đó sớm ngăn chặn bệnh tiến triển nặng. Giới chuyên gia đã nhận định nếu được cấp phép sử dụng rộng rãi, các loại thuốc này hứa hẹn sẽ là chìa khóa để xoay chuyển tình hình, giúp giảm số bệnh nhân nhập viện vì Covid-19.

Dự báo khả quan về vắc xin

Trong khi thế giới chờ đợi tin tốt từ thuốc trị Covid-19 dạng viên, các loại vắc xin vẫn đang là công cụ hiệu quả nhất để chống lại đại dịch. Tiến sĩ Anthony Fauci, Trưởng cố vấn y tế của tổng thống Mỹ, mới đây nhấn mạnh lợi ích của việc tiêm vắc xin vì ông cho rằng phòng bệnh hơn chữa bệnh. Bên cạnh đó, việc tiêm ngừa giúp ngăn vi rút lây lan, qua đó giảm nguy cơ hình thành những biến thể mới nguy hiểm trong tương lai.

Đến nay, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã phê chuẩn cho 8 loại vắc xin Covid-19 của các hãng Moderna, Pfizer/BioNTech, Johnson & Johnson, AstraZeneca, Serum Institute of India, Bharat Biotech, Sinopharm và Sinovac.

Bên cạnh đó, thế giới cũng đang nghiên cứu phát triển các loại vắc xin thế hệ thứ hai tiện dụng và hiệu quả cao hơn các loại vắc xin thế hệ đầu. Hãng CureVac (Đức) hôm qua thông báo sẽ bắt đầu thử nghiệm lâm sàng loại vắc xin Covid-19 thế hệ hai CV2CoV trong vài tháng nữa. AFP dẫn dữ liệu vừa được công ty công bố cho thấy vắc xin này sản sinh lượng kháng thể trên khỉ có thể so sánh được với vắc xin Pfizer. Trước đó, CureVac đã quyết định ngừng dự án vắc xin đời đầu vì kết quả thử nghiệm cho thấy mức độ hiệu quả chỉ đạt 47%.

Theo dự đoán của tỉ phú Bill Gates, tỷ lệ tử vong và mắc bệnh nặng sẽ giảm mạnh trong năm sau nhờ các loại vắc xin, miễn dịch tự nhiên và các loại thuốc uống mới. Mặc dù tỷ lệ tiêm chủng có sự khác biệt giữa các nơi trên thế giới vì nguồn cung và nhu cầu, tỉ phú Bill Gates dự đoán việc tiếp cận với vắc xin sẽ được cải thiện vào năm sau, khi chuỗi cung ứng được khơi thông. Tuy nhiên, vấn đề về năng lực sản xuất vắc xin sẽ bị thay thế bằng những thách thức trong phân phối. WHO cho rằng việc tăng cường giáo dục và chống nạn thông tin sai lệch cũng là những biện pháp giúp tăng tỷ lệ tiêm chủng tại nhiều vùng.

Nghiên cứu mới về bệnh nhân Covid-19 đầu tiên tại Vũ Hán

Giáo sư Michael Worobey, Trưởng khoa Sinh thái học và tiến hóa sinh học tại Đại học Arizona (Mỹ), vừa có nghiên cứu đăng trên chuyên san Science cho rằng bệnh nhân Covid-19 đầu tiên tại Vũ Hán (Trung Quốc) là một nữ lao động tại chợ hải sản và động vật Hoa Nam. Ca bệnh được phát hiện sớm nhất trước nay là một nhân viên kế toán không có liên hệ với ngôi chợ, được cho là bị bệnh vào ngày 8.12.2019. Tuy nhiên, ông Worobey đã tìm thấy những hồ sơ cho thấy ông này bị bệnh đau răng và đến ngày 16.12.2019 mới có biểu hiện Covid-19. Từ thông tin này, ông Worobey suy luận rằng bệnh nhân Covid-19 được phát hiện sớm nhất phải là nữ lao động tại chợ Hoa Nam, bị bệnh vào ngày 11.12.2019. Nghiên cứu của ông Worobey nêu rằng hầu hết các ca bệnh có triệu chứng sớm nhất đều liên quan tới chợ, đặc biệt là phần phía tây, nơi có các chuồng nhốt con lửng chó.

Vi Trân

Thanh niên







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Các công ty châu Âu tích trữ hàng và chuyển dịch sản xuất để đối phó với bão thuế quan

Donald Trump đang tạm hoãn thuế đối ứng trong 90 ngày và chỉ áp mức thuế tối thiểu 10%. Tuy nhiên, với các loại thuế khác vẫn còn hiệu lực, hoạt động kinh doanh tại...

Đội ngũ của Trump muốn đạt 90 thoả thuận thương mại trong 90 ngày

Chính quyền Donald Trump đang đặt mục tiêu đạt được 90 thỏa thuận thương mại trong 90 ngày, nhưng những thách thức để nhanh chóng giải quyết cuộc chiến thương mại...

Nóng: Trump miễn thuế đối ứng cho điện thoại thông minh, máy tính

Trong một diễn biến đáng chú ý, điện thoại thông minh và máy tính đã được đưa vào danh sách miễn trừ khỏi các khoản thuế đối ứng do Tổng thống Donald Trump áp đặt...

Đồng USD bỗng trở thành nạn nhân trong cơn bão tài chính toàn cầu

Sau cú sốc trên thị trường chứng khoán và trái phiếu, đồng USD trở thành nạn nhân tiếp theo trong cơn hỗn loạn tài chính tuần này, khi cuộc chiến thương mại toàn...

Fed sẵn sàng ra tay nếu thị trường tài chính rơi vào hỗn loạn

Trong bối cảnh thị trường tài chính Mỹ đang trải qua một tuần đầy biến động, một quan chức cấp cao của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã lên tiếng trấn an rằng NHTW...

Chip Mỹ gia công nước ngoài sẽ không bị Trung Quốc đánh thuế

Theo thông báo chính thức từ Hiệp hội Bán dẫn Trung Quốc (CSIA), các công ty Mỹ thiết kế chip nhưng thuê nước khác sản xuất sẽ được miễn trừ khỏi đòn thuế trả đũa...

Trump gợi ý có thể miễn trừ thuế tối thiểu 10% cho một số nước

Trong chuyến bay đến Florida vào tối ngày 11/04, Tổng thống Donald Trump đã bất ngờ gợi ý khả năng có "một vài ngoại lệ" đối với mức thuế cơ bản 10% mà ông đang áp...

Mức thuế quan trung bình của Mỹ lên cao nhất trong hơn một thế kỷ

Ngoài thuế quan 10% áp dụng cho hàng hóa từ hầu hết đối tác thương mại của Mỹ, ông Trump còn áp mức thuế cao đối với thép, nhôm và ôtô nhập khẩu kể từ khi trở lại...

Chủ tịch Tập Cận Bình lần đầu lên tiếng về cuộc chiến thuế quan với Mỹ

Lần đầu tiên bình luận về cuộc chiến với Mỹ, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố nước ông "không sợ hãi" và nói rằng sẽ chẳng ai thắng trong cuộc chiến thuế...

Nóng: Trung Quốc áp thuế 125% với hàng hóa Mỹ, nói sẽ phớt lờ nếu Mỹ lại tăng thuế quan

Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung tiếp tục leo thang với động thái mới nhất từ Bắc Kinh.


TIN CHÍNH




Hotline: 0908 16 98 98