Quy hoạch điện VIII: Giảm 28,000 MW tương đương giảm được 800,000 tỷ đồng tiền đầu tư

20/11/2021 08:11
20-11-2021 08:11:00+07:00

Quy hoạch điện VIII: Giảm 28,000 MW tương đương giảm được 800,000 tỷ đồng tiền đầu tư

Ngày 19/11, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã chủ trì hội nghị lấy ý kiến hoàn thiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2045 (Quy hoạch Điện VIII).

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành: Dự thảo Quy hoạch Điện VIII đã có bước định hình quan trọng về tư duy và giải pháp bố trí nguồn điện phù hợp với đặc điểm từng vùng, miền - Ảnh VGP/Đức Tuân

Tại hội nghị lấy ý kiến hoàn thiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2045, ông Đặng Hoàng An – Thứ trưởng Bộ Công Thương – cho biết cơ quan này đã tính toán bổ sung phương án phát triển nguồn điện có xem xét tới yếu tố dự phòng khi tỷ lệ thực hiện nguồn điện không đạt 100% so với quy hoạch, đồng thời xem xét giảm nguồn điện than theo tinh thần của hội nghị COP26.

So với dự thảo quy hoạch tháng 3/2021, phương án điều hành trong đự thảo tháng 11 đề xuất công suất nguồn đến năm 2030 ở mức 156,000 MW – giảm trên 24,000 MW. Còn công suất nguồn đến năm 2045 dự kiến ở mức 333,500 MW – giảm khoảng 36,000 MW.

Sự điều chỉnh này, theo ông An, thể hiện xu hướng phát triển các nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, phù hợp cam kết cắt giảm khí CO2 tại hội nghị COP26.

Cũng theo Thứ trưởng Bộ Công Thương, Quy hoạch điện VIII sẽ giảm điện than, phát triển năng lượng tái tạo và năng lượng mới.

Với lĩnh vực năng lượng tái tạo, quy hoạch sẽ chú ý bảo đảm hiệu quả, hài hòa, cân đối của hệ thống. Theo đó, điện gió ngoài khơi đóng vai trò quan trọng, sẽ được tập trung ưu tiên trong giai đoạn tới. Còn điện mặt trời sẽ được xem xét lại việc phát triển hiện do có nhược điểm là số giờ vận hành hạn chế và chưa có hệ thống lưu trữ năng lượng.

“Chỉ cần một đám mây đi qua là giảm 40% công suất, trong khi thời điểm dùng nhiều điện nhất là vào chiều tối”, ông An phân tích.

Ngoài ra, Quy hoạch điện VIII sẽ tính toán cân đối nguồn – tải theo vùng miền nhằm hạn chế truyền tải điện đi xa và hạn chế thấp nhất truyền tải điện liên vùng. Cụ thể, hàng nghìn ki-lô-mét đường dây 500 KV phải xây mới đã được cắt giảm so với dự thảo quy hoạch trước.

Bên cạnh đó, quy hoạch cũng bảo đảm dự phòng từng miền ở mức độ hợp lý, đặc biệt là ở miền Bắc trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng điện năng tiêu thụ của miền này cao nhất trong 3 miền.

Từ góc độ nhà đầu tư, ông Mathias Hollander – quản lý cấp cao của Hội đồng Năng lượng gió toàn cầu (GWEC) – đánh giá cao cam kết “Net Zero” vào năm 2050 của Việt Nam tại COP26. Dẫn báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB), ông Mathias Hollander cho rằng Việt Nam có thể phát triển 5-10 GW điện gió ngoài khơi đến năm 2030, tạo ra khoảng 60 tỷ USD tổng giá trị gia tăng cho cả nền kinh tế. Nhờ có nguồn điện gió mạnh, các dự án có thể đạt hệ số công suất lớn hơn 50% – tương đương với hệ số công suất của thủy điện.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Trọng Nghĩa – Trung tâm Nghiên cứu năng lượng và tăng trưởng xanh – cho rằng cần xác định việc năng lượng xanh chưa phát triển trong thời gian qua là do nguồn vốn hay do cơ chế, chính sách. Về an ninh năng lượng, nên đưa vào chính sách về an ninh năng lượng tự nhiên như gió, biển, mặt trời… với thứ tự ưu tiên phát triển trong quy hoạch.

Kết luận cuộc họp, Phó thủ tướng Lê Văn Thành cho biết Bộ Công Thương đã liên tục cập nhật, hoàn thiện, xin ý kiến Thủ tướng 3 phiên bản Quy hoạch điện VIII với những điều chỉnh rất quan trọng tính từ tháng 3/2021 tới nay.

Với phiên bản Quy hoạch điện VIII xin ý kiến ngày 19-11, các chuyên gia, nhà khoa học đã thống nhất xác định tổng công suất nguồn điện đến năm 2030 là khoảng 155,000 MW, giảm hơn 28,000 MW so với phương án trình tháng 3/2021 – tương đương giảm gần 800,000 tỷ đồng đầu tư. Nếu không tính điện mặt trời, hệ số dự phòng toàn quốc giảm từ hơn 69% xuống còn 43%, bảo đảm an toàn hệ thống.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An trình bày những quan điểm nổi bật trong dự thảo Quy hoạch Điện VIII - Ảnh VGP/Đức Tuân

Ngoài ra, cơ cấu nguồn điện phù hợp hơn khi giảm năng lượng hóa thạch, tăng năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, đặc biệt là có phương án tăng điện gió trong tổng cơ cấu.

Các chuyên gia cũng đồng thuận cao về việc không tính điện mặt trời vào tổng cân đối của hệ thống điện quốc gia do đặc điểm hạn chế về thời điểm, thời gian và đặc tính không ổn định, chưa có giải pháp lưu trữ ổn định của loại hình năng lượng này.

Phó thủ tướng cũng nhất trí với nhận định của các chuyên gia, nhà khoa học về việc dự thảo Quy hoạch điện VIII đã có bước định hình quan trọng về tư duy và giải pháp bố trí nguồn điện phù hợp với đặc điểm từng vùng, miền, hạn chế tối đa đầu tư đường dây và thất thoát trong công tác truyền tải. Theo đó, đã giảm hơn 6,600 km đường dây truyền tải, tương đương hơn 250,000 tỷ đồng đầu tư.

Về nhiệm vụ thời gian tới, Phó thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu Bộ Công Thương tiếp tục tiếp thu ý kiến góp ý, hoàn thiện dự thảo Quy hoạch điện VIII.

Trong đó, bám sát để có lộ trình phù hợp thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam về giảm phát thải các-bon, bảo vệ môi trường. Nghiên cứu các cơ chế, chính sách, giải pháp để sử dụng hiệu quả, hợp lý hơn nguồn năng lượng mặt trời, trong đó ưu tiên phát triển các công nghệ lưu trữ; tập trung phát triển các khu, cụm công nghiệp tại các khu vực có tiềm năng lớn về năng lượng mặt trời; có cơ chế, chính sách phù hợp để hỗ trợ phát triển điện gió ngoài khơi; cơ chế huy động nguồn vốn để phát triển nguồn điện. Đề xuất làm rõ thêm các phương án để điều hành, đảm bảo an toàn hệ thống.

Nhật Quang

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Bộ Công Thương thông tin về chính sách phát triển điện mặt trời mái nhà

Chiều 04/05, phát biểu tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân đã có những chia sẻ về chính sách phát triển điện mặt trời mái nhà.

Lập Tổ công tác giúp việc đôn đốc tiến độ triển khai đường sắt đô thị Hà Nội và TPHCM

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải vừa ký quyết định...

Việt Nam đang thu hút ngày càng nhiều tập đoàn công nghệ lớn

Trong ngành bán dẫn, Thứ trưởng Đỗ Thành Trung cho rằng ngày càng nhiều tập đoàn lớn của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và đặc biệt là các tập đoàn của Hoa Kỳ đầu tư...

Lý do loạt địa phương giải ngân đầu tư công thấp dưới mức bình quân

Tỉnh Bình Thuận, tỉnh Gia Lai, tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Dương, tỉnh Bình Phước, tỉnh Tây Ninh... nằm trong số các địa phương có mức giải ngân đầu tư công năm 2024...

Cựu chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng bị khởi tố

Ông Mai Tiến Dũng, cựu bộ trưởng, chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, bị khởi tố, ra lệnh bắt tạm giam với cáo buộc có sai phạm liên quan một dự án tại Lâm Đồng.

Một số dự án trọng điểm giải ngân chậm

Theo số liệu từ Bộ Tài chính, 3 tháng đầu năm, giải ngân vốn đầu tư công các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải mới đạt...

'Nhiều tập đoàn công nghệ lớn muốn đầu tư ngành bán dẫn tại Việt Nam'

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho hay nhiều doanh nghiệp công nghệ lớn toàn cầu muốn đầu tư vào ngành điện tử, chip, bán dẫn tại Việt Nam.

Xây dựng Luật khu công nghiệp: Đón dòng đầu tư chất lượng cao

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết khu công nghiệp là khu vực trọng điểm thu hút các dự án đầu tư trong và ngoài nước, là điểm đến của nhiều tập đoàn hàng đầu thế giới.

Nguyên Bí thư Tỉnh ủy gửi đơn tố cáo hành vi thông thầu ở Ninh Thuận

Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Ninh Thuận có đơn tố cáo hành vi thông thầu trong đấu giá đất công, gây thất thoát tài sản nhà nước

Doanh nghiệp liên quan vụ bán dự án điện mặt trời cho Trung Quốc, đề xuất làm 2 nhà máy điện gió ở Lâm Đồng

Mới đây, CTCP Đầu tư HLP đề xuất đầu tư xây dựng 2 dự án nhà máy điện gió Tà Năng 1 và Tà Năng 2 tại huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98