Thứ trưởng Bộ Tài chính: Đặt mục tiêu thị trường cổ phiếu đạt 85% GDP vào năm 2025

18/11/2021 10:17
18-11-2021 10:17:17+07:00

Thứ trưởng Bộ Tài chính: Đặt mục tiêu thị trường cổ phiếu đạt 85% GDP vào năm 2025

Thứ trưởng Bộ Tài chính cho biết, sẽ phát triển thị trường chứng khoán (TTCK) theo chiều sâu, nâng cao chất lượng và thanh khoản thị trường, trong đó thị trường cổ phiếu đạt tối thiểu 85% GDP (điều chỉnh) năm 2025, và 110% GDP năm 2030… Đối với trái phiếu, hướng tới mục tiêu 47% GDP năm 2025, và 58% GDP năm 2030.

Tại buổi Tọa đàm Thị trường Chứng khoán: Khơi thông nguồn lực cho doanh nghiệp – Kênh đầu tư sinh lời và tích sản tổ chức sáng 18/11, ông Nguyễn Đức Chi, Thứ trưởng Bộ Tài chính cho biết, hiện nay, Bộ Tài chính đang cùng với các bộ ngành báo cáo Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ về chiến lược phát triển TTCK Việt Nam đến 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Ông Nguyễn Đức Chi, Thứ trưởng Bộ Tài chính

"Quan điểm phát triển thị trường cần nói đến phát triển thị trường đồng bộ, thống nhất trong tổng thể thị trường tài chính, gắn liền với đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu nền kinh tế… đảm bảo liên kết thị trường tài chính với thị trường tiền tệ, mở rộng và nâng cao chất lượng thị trường trên cơ sở ứng dụng công nghệ và đặc biệt là cách mạng công nghệ thông tin, yêu cầu về chuyển đổi số.

Quản lý giám sát thị trường trên cơ sở rủi ro, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia thị trường, đảm bảo minh bạch, an toàn và bền vững. Nhà nước quản lý thị trường bằng pháp luật, bằng khuôn khổ pháp lý", ông Chi nêu quan điểm.

Về mục tiêu cụ thể, Thứ trưởng Bộ Tài chính cho biết, sẽ phát triển TTCK theo chiều sâu, nâng cao chất lượng và thanh khoản thị trường, trong đó thị trường cổ phiếu đạt tối thiểu 85% GDP (điều chỉnh) năm 2025, và 110% GDP năm 2030… Đối với trái phiếu, hướng tới mục tiêu 47% GDP năm 2025, và 58% GDP năm 2030.

Về thị trường chứng khoán phái sinh, đặt mục tiêu tốc độ tăng 20 - 30%/năm, số lượng nhà đàu tư đạt 5% dân số vào năm 2025, đạt 8% năm 2030 với cơ cấu tổ chức, cá nhân, trong nước, ngoài nước hợp lý.

"Việt Nam sẽ phát triển TTCK theo chiều sâu, nâng cao chất lượng và thanh khoản với các mục tiêu như vậy', ông Chi cho biết.

Về tổ chức thị trường một cách hiệu quả, thì tiến hành tổ chức lại thị trường, thành lập sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam, cơ cấu lại mô hình công ty mẹ, công ty con, trong đó có Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX). Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính đã có quyết định, chuẩn bị điều kiện để đưa mô hình Sở GDCK Việt Nam đi vào hoạt động sớm nhất.

Đồng thời, tổ chức lại Trung tâm lưu ký Chứng khoán thành Tổng công ty Lưu ký chứng khoán và thanh toán bù trừ, đồng bộ công nghệ giao dịch và thanh toán chứng khoán, hướng đến nâng hạng thị trường trước năm 2025 theo tiêu chuẩn MSCI, FTSE.

Về mục tiêu nâng cao sức mạnh của các định chế trung gian trên thị trường, củng cố và tăng cường năng lực của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, quỹ đầu tư (ETF, hưu trí tự nguyện…), sẽ đưa vào thành lập và các tổ chức cung cấp dịch vụ như xếp hạng tín nhiệm, tổ chức và nâng cao năng lực các hiệp hội doanh nghiệp trong lĩnh vực chứng khoán…

Đồng thời, đảm bảo thực thi các chính sách pháp luật, đảm bảo thị trường vận hành công khai, minh bạch, ứng dụng công nghệ thông minh trong giám sát thị trường, xây dựng cơ chế phối hợp giữa bộ ngành trong kiểm tra, giám sát, quản lí thị trường để nhanh chóng phát hiện, xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm và đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư tham gia.

Chí Kiên

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Theo dấu dòng tiền cá mập 25/02: Sự tập trung lại dồn vào MWG

Phiên 25/02, khối tự doanh và nhà đầu tư nước ngoài đều bán ròng trên thị trường chứng khoán. MWG thêm một lần nữa gây chú ý với hành động trái chiều của tự doanh...

Nhận ý kiến ngoại trừ BCTC 2024, TNS tiếp tục bị hạn chế giao dịch

Theo quyết định ngày 24/02 từ Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hà Nội, cổ phiếu của CTCP Thép tấm lá Thống Nhất (UPCoM: TNS) vẫn bị duy trì trong diện hạn chế giao dịch.

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 25/02

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.

25/02: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?

Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch.  

Dòng tiền chọn cổ phiếu bất động sản, chứng khoán khi VN-Index về 1,300

Xu hướng tích cực tiếp tục được duy trì khi VN-Index đang trong đà hướng về mốc 1,300. Tuần 17 - 21/02, VN-Index tăng hơn 1.6% lên 1,296.75 điểm. HNX-Index tăng gần...

Theo dấu dòng tiền cá mập 24/02: Tự doanh và khối ngoại tiếp tục bán ròng hơn 600 tỷ đồng

Khối tự doanh công ty chứng khoán và nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục đồng thuận bán ròng trong phiên giao dịch ngày 24/02 với tổng giá trị bán hơn 600 tỷ đồng. Trong...

Tân Tạo kiện vụ hủy niêm yết ITA ra tòa quốc tế, đòi bồi thường thiệt hại

Công ty của bà Đặng Thị Hoàng Yến sẽ đưa vụ hủy niêm yết ITA lên tòa quốc tế, khẳng định sự không đồng tình với các quyết định từ cơ quan quản lý và yêu cầu bồi...

Cổ phiếu tăng kịch trần 7 phiên liên tiếp, YBM tung giải trình văn mẫu

Trong 5 phiên từ 14/02-20/02/2025, giá cổ phiếu của CTCP Khoáng sản Công nghiệp Yên Bái (HOSE: YBM) liên tiếp tăng trần.

Cổ phiếu thép dậy sóng sau tin áp thuế với thép Trung Quốc

Sắc xanh tím xuất hiện ở nhóm cổ phiếu thép ngay đầu phiên 24/02 sau thông tin Bộ Công Thương quyết định áp thuế chống bán phá giá tạm thời lên tới 27.83% đối với...

Các “đầu kéo” của thị trường, góc nhìn không thiên vị nhóm ngân hàng

Thống kê cho thấy các cổ phiếu ngân hàng vẫn đang là trụ cột của thị trường chứng khoán Việt Nam. Tuy nhiên, các cổ phiếu lớn vẫn cần phải chứng minh mạnh mẽ hơn để...


Hotline: 0908 16 98 98