Tòa án điện tử: Đã tới lúc nên có!

21/11/2021 21:00
21-11-2021 21:00:00+07:00

Tòa án điện tử: Đã tới lúc nên có!

Chuyển đổi số là xu thế toàn cầu. Với ngành tư pháp, số hóa quy trình, thủ tục sẽ từng bước xây dựng hệ thống tư pháp tinh gọn, hoạt động hiệu quả hơn. Ở Việt Nam, việc này đang được xem xét một cách kỹ càng.

Sự cấp thiết xây dựng tòa án điện tử

Tòa án điện tử (E-court) có thể hiểu là mô hình ứng dụng công nghệ số vào các hoạt động tố tụng của tòa án, từ nộp đơn kiện trực tuyến, tống đạt thư điện tử, thu thập chứng cứ…, thậm chí là tổ chức các phiên tòa xét xử trên nền tảng số.(1)

Theo trình tự, thủ tục tố tụng trước đây, đương sự khởi kiện có thể phải đến tòa án nhiều lần để nộp đơn kiện, bổ sung giấy tờ, tài liệu, và tình trạng “ngâm” hồ sơ vụ án là khá phổ biến. Dịch Covid-19 kéo dài, số vụ án càng ứ đọng nhiều hơn ở các cấp tòa án. Giờ đây, nếu cứ khăng khăng giữ nguyên chế độ thụ lý, xét xử vụ án như cũ thì không còn phù hợp tình hình. Trên thực tế, TPHCM đã tổ chức phiên họp với các đương sự trong vụ án thông qua nền tảng trực tuyến(2).

Tuy nhiên, khi hình thức tòa án điện tử đã khá phổ biến tại nhiều quốc gia như Úc, Singapore, Trung Quốc… thì Việt Nam vẫn chưa bắt kịp mặt bằng chung, do vậy, cần phải nhanh chóng xây dựng. Tòa án điện tử được ra đời sẽ là một bước tiến mới, mạnh mẽ trong công cuộc cải cách tư pháp đi đôi với chuyển đổi số ở Việt Nam. Ngoài việc đáp ứng yêu cầu về giãn cách xã hội trong dịch Covid-19 thì tòa án điện tử sẽ giúp việc tiến hành các thủ tục tố tụng được nhanh chóng hơn và góp phần tiết kiệm chi phí cho Nhà nước lẫn các đương sự.

Đề xuất liên quan việc xây dựng tòa án điện tử

Có một số đề xuất sau những nghiên cứu, đánh giá các mô hình tòa án điện tử trên thế giới.

Thứ nhất, xây dựng văn phòng điện tử với hệ thống nhận đơn khởi kiện hoàn thiện và chặt chẽ.

Tòa án cần cải thiện hệ thống nộp đơn, đặc biệt là hệ thống xác minh tài khoản đăng ký trên website bằng các phương pháp xác thực nhân thân với mức độ hiện đại và tính bảo mật cao.

Tòa án có thể ứng dụng công nghệ chuỗi khối (blockchain) để lưu trữ dữ liệu cũng như đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu gốc. Blockchain cho phép truyền tải dữ liệu một cách an toàn dựa trên hệ thống mã hóa phức tạp, mỗi khối (block) đều chứa những thông tin về thời gian khởi tạo và được liên kết với khối trước đó, dữ liệu khi đã được mạng lưới chấp nhận sẽ không còn cách nào thay đổi. Đây sẽ là cách thức lưu trữ hữu hiệu do thỏa mãn được yêu cầu về tính minh bạch mà hệ thống tư pháp cần đảm bảo. Blockchain liên kết các tổ chức tư pháp thành khối và trao quyền cho hệ thống thông tin của tổ chức tư pháp. Nhờ thế mạnh về phân bổ dữ liệu, blockchain trao cho hệ thống thông tin khả năng truy xuất nguồn gốc dữ liệu và siêu dữ liệu, điện toán đám mây…

Thứ hai, xác định chứng cứ.

Tòa án điện tử sau khi thụ lý vụ án sẽ thông báo cho các đương sự, sau đó tổ chức trao đổi chứng cứ trực tuyến, các bên sẽ tải lên và nhập dữ liệu điện tử vào trang web được chỉ định.

Tiếp theo, tòa án điện tử sẽ kiểm tra và đánh giá tính xác thực của quá trình tạo, thu thập, lưu trữ và truyền tải dữ liệu điện tử kết hợp với kiểm tra chéo. Chứng cứ có thể được lưu trữ và xác định tính hợp lệ bằng công nghệ blockchain, hệ thống này giúp xác thực độ tin cậy của việc bảo quản chứng cứ thông qua xem xét và đánh giá nền tảng được sử dụng để bảo quản chứng cứ cũng như các phương tiện kỹ thuật được sử dụng để thu thập chứng cứ trên website. Tòa án điện tử cũng nên xây dựng những trường hợp đặc biệt mà xét thấy cần phải xác định danh tính, kiểm tra bản gốc của vật chứng, để dựa vào đó có thể quyết định việc xác thực trực tiếp nếu cần, nhưng các hoạt động khác thì vẫn thực hiện trực tuyến.

Thứ ba, xây dựng phiên tòa trực tuyến.

Thiết lập một phòng xử án trực tuyến sử dụng các phần mềm video conference tin cậy. Thẩm phán, các đương sự và những người tham gia tố tụng có thể đồng thời tham dự phiên xét xử từ xa thông qua Internet và các ứng dụng. Có thể thử nghiệm với các nền tảng đang thịnh hành như Zoom, Google Meet, Microsoft Teams…, tuy nhiên, để nâng cao tính bảo mật thông tin thì nên tạo lập một phần mềm video conference riêng biệt cho Chính phủ nói chung và tòa án nói riêng.

Phần mềm này sẽ liên kết trực tiếp với cổng thông tin điện tử của tòa án, các bên chỉ cần đăng nhập theo những tài khoản đã được đăng ký trên trang web. Các thẩm phán cũng tiến hành tuyên thệ và các hoạt động tố tụng sẽ được thực hiện giống như phiên tòa truyền thống.

Chính vì tính chất trực tuyến mà cần phải xây dựng nhiều tầng bảo mật trong toàn hệ thống. Tầng thứ nhất là đầu vào, các bên đương sự khi tham gia sẽ phải đăng nhập theo những tài khoản đã đăng ký và được xác thực nhân thân. Tới tầng thứ hai, tất cả các phòng xét xử đều phải được bảo vệ bằng mật khẩu chỉ được cung cấp cho những người tham gia phiên tòa. Tầng thứ ba là xuyên suốt quá trình xét xử, phiên tòa trực tuyến sẽ được mã hóa theo địa chỉ IP của các bên tham gia để hạn chế tối đa việc xâm nhập bất hợp pháp. Ngoài ra, những trường hợp không có đủ điều kiện tham gia xét xử trực tuyến thì có thể làm đơn từ chối phiên tòa trực tuyến và đề nghị thực hiện xét xử trực tiếp.

Để đảm bảo nguyên tắc xét xử công khai, trước ngày xét xử, tòa án sẽ đăng thông báo trên trang điện tử của tòa án về thời gian xét xử các phiên tòa, trừ các trường hợp được phép xét xử kín theo quy định tố tụng. Người dân có thể đăng ký tham dự các phiên tòa theo những tài khoản đăng nhập đã được xác nhận trên website với điều kiện phải tuân thủ các quy định của phiên tòa trực tuyến. Sau đó, người dân sẽ được tòa án gửi mật khẩu theo tầng bảo mật thứ hai, nhưng những tài khoản này chỉ được cấp quyền xem chứ không được cấp phép bất kỳ thao tác nào.

Thứ tư, cần ban hành cụ thể những quy định liên quan tới tòa án điện tử.

Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 đã có những quy định đầu tiên về việc số hóa quy trình thực hiện các hoạt động tư pháp, được cụ thể hóa tại các điều 190, 191, đề cập các cơ chế cho phép đương sự được nộp đơn khởi kiện trực tuyến cùng với quy trình tiếp nhận, xử lý đơn và phản hồi kết quả xử lý thông qua Cổng thông tin điện tử. Tuy nhiên, để tiến tới xây dựng một mô hình toàn vẹn, vẫn cần ban hành những quy định rõ ràng và cụ thể hơn về phạm vi áp dụng, quy trình và thủ tục thực hiện, cơ chế giải quyết các tranh chấp có thể xảy ra…

Phương pháp tiếp cận

Việc thử nghiệm sẽ được triển khai tại một vài khu vực nào đó và có sự giới hạn đối với lĩnh vực xét xử.

Về giới hạn khu vực địa lý: Nên lựa chọn hai khu vực đông dân là Hà Nội và TPHCM để thử nghiệm. Theo Báo cáo Chỉ số thương mại điện tử Việt Nam 2021 do Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) thực hiện, Hà Nội và TPHCM chiếm trên 70% giao dịch thương mại điện tử (TMĐT) của cả nước. Hơn nữa, đây là hai thành phố phát triển nhất, người dân tiếp cận công nghệ dễ dàng hơn so với các tỉnh, thành khác.

Còn về việc giới hạn lĩnh vực xét xử, bước nộp đơn khởi kiện có thể áp dụng cho mọi lĩnh vực, nhưng tới bước xét xử thì nên thử nghiệm trước đối với những tranh chấp có giá trị nhỏ và phù hợp để xét xử trực tuyến, chẳng hạn các tranh chấp trong lĩnh vực TMĐT.

Chọn TMĐT để thử nghiệm bởi vì đặc trưng trong lĩnh vực này là có nhiều cá nhân lợi dụng việc người mua không có điều kiện kiểm tra hàng để bán hàng giả, hàng kém chất lượng, dẫn đến tranh chấp diễn ra ngày càng phổ biến. Ngoài ra, một số tranh chấp khác cũng phù hợp được lựa chọn thử nghiệm, như tranh chấp về hợp đồng dịch vụ mạng; tranh chấp do vi phạm về quyền sở hữu trí tuệ, quyền tài sản, và các quyền dân sự khác trên Internet. Thực tế, tòa án vẫn thường gặp phải một số khó khăn trong giải quyết các tranh chấp phát sinh trên không gian mạng do số lượng vụ khiếu kiện nhiều, giá trị giao dịch thấp trong khi chi phí kiện tụng cao. Bởi vậy, xét xử trực tuyến là sự lựa chọn tối ưu để giải quyết những loại tranh chấp này.

(*)Công ty Luật Phuoc & Partners
(1)https://www.njcourts.gov/attorneys/ecourts.html
(2)Kế hoạch 76/KH-BCĐ-TANDTC về “Đề án xây dựng Tòa án điện tử ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp”

LS. Lê Kiều Trinh

TBKTSG





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Bắt cựu chủ tịch tỉnh Bình Thuận Lê Tiến Phương 

Ngày 26/04, nguồn tin từ Bộ Công an, cho biết Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C01), đã ra quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam ông Lê Tiến...

Quý 1/2024, doanh thu của Viettel Global tiếp tục tăng trưởng ấn tượng 22%, lợi nhuận sau thuế tăng 175%

Tổng Công ty CP Đầu tư Quốc tế Viettel (Viettel Global - VGI) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 1 năm 2024. Theo đó, doanh thu của Viettel Global tiếp tục...

Đốn hơn 400 cây xanh để xây metro số 2: TPHCM trồng số lượng lớn cây thay thế

Thông tin về việc đốn hạ hơn 400 cây xanh làm Metro Bến Thành - Tham Lương, đại diện Sở Xây dựng khẳng định TPHCM sẽ trồng mới cây xanh sau khi hoàn tất việc thi...

Bộ trưởng Công Thương: Mua giá 0 đồng điện mặt trời mái nhà dư thừa để ngăn trục lợi chính sách

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã giải thích về giải pháp giá 0 đồng đối với điện mặt trời mái nhà trong trường hợp phát lên lưới điện quốc gia. Bộ trưởng Công Thương...

Doanh nghiệp giảm được gần 15% tiền điện từ việc điều chỉnh phụ tải

Một số doanh nghiệp tham gia chương trình điều chỉnh phụ tải điện đã tiết giảm được 25-30% tổng công suất tiêu thụ điện từ đó tiết kiệm được gần 15% tiền điện.

Việt Nam chỉ có 18 tháng để tham gia cuộc đua bán dẫn

Đây là phát biểu của ông Trương Gia Bình – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT tại “Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn”, tổ chức vào chiều ngày...

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là "đột phá của đột phá"

Kết luận tại “Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn” tổ chức vào chiều ngày 24/04, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh quan điểm phải coi...

Đề xuất 'gói' giải pháp gỡ khó cho dự án BOT giao thông triển khai trước khi có Luật PPP

Đây là kiến nghị của một số bộ, ngành tại cuộc làm việc về giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án BOT giao thông, do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ...

Đối tượng nào được tham gia trao đổi trên thị trường carbon?

Ở Việt Nam, thị trường trao đổi tín chỉ carbon đã có nhiều hoạt động giao dịch dưới hình thức thỏa thuận, trong khi thị trường trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà...

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng: 'Các nhà thầu không lo thiếu tiền'

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cam kết các nhà thầu thi công đến đâu, tiền sẽ thanh toán, giải ngân đủ đến đó, không lo thiếu tiền để thi công “3 ca, 4 kíp”.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98