Vươn lên dẫn đầu, trái phiếu doanh nghiệp bất động sản vẫn đầy rủi ro

12/11/2021 13:00
12-11-2021 13:00:00+07:00

Vươn lên dẫn đầu, trái phiếu doanh nghiệp bất động sản vẫn đầy rủi ro

Sau 9 tháng dẫn đầu, nhóm ngân hàng đã nhường lại vị trí dẫn đầu về giá trị trái phiếu phát hành cho doanh nghiệp bất động sản trong tháng 10 vừa qua. Tuy nhiên, diễn biến trên càng làm gia tăng lo ngại về những rủi ro tiềm ẩn của thị trường trái phiếu.

Vẫn tăng trưởng mạnh mẽ

Số liệu thống kê của Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam mới đây cho thấy, trong tháng 10, nhóm doanh nghiệp bất động sản đã phát hành lượng trái phiếu lên đến 16,575 tỷ đồng, chiếm 42% tổng giá trị phát hành của tháng. Con số này cũng gần gấp đôi lượng phát hành của nhóm ngân hàng là 8,770 tỷ đồng.

Theo đó, nhóm doanh nghiệp bất động sản cũng đã vươn lên dẫn đầu về giá trị phát hành từ đầu năm đến nay, với con số 163.9 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 37.4% tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đã phát hành trong 10 tháng qua. Nhóm ngân hàng bị đẩy xuống vị trí thứ 2 với giá trị phát hành là 149.1 nghìn tỷ đồng, trong đó có 34.1 nghìn tỷ đồng trái phiếu tăng vốn cấp 2, còn lại là kỳ hạn ngắn 2-4 năm.

Dù vậy, nếu so với cùng kỳ 10 tháng năm 2020, nhóm ngân hàng vẫn đang có tốc độ tăng trưởng cao nhất tính theo giá trị trái phiếu phát hành là 40%, trong khi nhóm doanh nghiệp bất động sản chỉ tăng bằng một nửa nhóm ngân hàng là 20%. Mức tăng trưởng của 2 nhóm ngành này cũng đều cao hơn mức tăng trưởng chung của toàn thị trường TPDN là 16%, cho thấy nhu cầu huy động vốn ở 2 lĩnh vực này là rất nóng.

Bất chấp những cảnh báo liên tục của về rủi ro của TPDN suốt thời gian qua, cũng như hàng loạt những quy định siết chặt được triển khai từ các cơ quan quản lý, việc thị trường này tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ cho thấy sức hút của kênh đầu tư này vẫn chưa hề suy giảm. Rõ ràng với mặt bằng lãi suất hiện nay đang quá thấp, một lượng vốn không nhỏ từ kênh tiền gửi ngân hàng đang chuyển dịch vào thị trường trái phiếu để tìm kiếm cơ hội tốt hơn, khi không ít doanh nghiệp sẵn sàng phát hành trái phiếu với lãi suất 10-12%, gấp đôi lãi suất tiền gửi ngân hàng.

Tuy nhiên, một yếu tố khác cũng có thể đã góp phẩn đẩy giá trị phát hành trái phiếu lên cao trong 10 tháng đầu năm nay là việc đầu tư chéo lẫn nhau, đặc biệt là ở nhóm ngành ngân hàng, nhằm tăng nguồn vốn trung dài hạn để cải thiện các hệ số an toàn, mà diễn biến nhiều ngân hàng phát hành thành công trái phiếu kỳ hạn ngắn 2-4 năm với lãi suất thấp hơn cả lãi suất huy động vốn, chỉ từ 3-4%, là dấu hiệu rõ nhất.

E ngại trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Nếu như trái phiếu ngân hàng thường được các tổ chức mua lẫn nhau và được đánh giá là an toàn, ngược lại trái phiếu của các doanh nghiệp bất động sản tiềm ẩn những rủi ro nhất định, đặc biệt khi đối tượng mua chiếm tỷ trọng không nhỏ là các nhà đầu tư cá nhân, thường mua trực tiếp hoặc thông qua các công ty chứng khoán hay ngân hàng phân phối lại, và các nhà đầu tư này thường mua chỉ vì lãi suất cao chứ chưa đủ khả năng để đánh giá hoạt động của doanh nghiệp phát hành.

Trong bối cảnh dòng vốn tín dụng vào thị trường bất động sản bị hạn chế, khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thời gian qua tiếp tục kiểm soát chặt chẽ dòng vốn của các ngân hàng rót vào lĩnh vực bất động sản, các doanh nghiệp này buộc phải tự lực cánh sinh tìm kiếm vốn bằng cách phát hành trái phiếu. Đáng lo ngại là không ít doanh nghiệp trong số này nhiều năm qua chứng kiến dòng tiền âm liên tục, vốn bị mắc kẹt vào hàng loạt dự án, trong khi công tác bán hàng gặp không ít khó khăn, đặc biệt là 2 năm trở lại đây do ảnh hưởng của dịch bệnh.

Trong tình thế này, nhiệm vụ phải tìm kiếm thêm nguồn vốn tài trợ mới để đảm bảo dòng tiền và các khả năng thanh toán trở nên cấp thiết. Thực tế, thời gian qua cho thấy hàng loạt doanh nghiệp bất động sản trên sàn chứng khoán liên tục phát hành cổ phiếu để tăng thêm vốn, nhưng đối với những doanh nghiệp chưa niêm yết thì việc tăng thêm vốn không phải là dễ dàng, do đó chỉ còn con đường phát hành trái phiếu. Không loại trừ khả năng có những trường hợp doanh nghiệp buộc phải phát hành trái phiếu để lấy tiền trả cho những khoản nợ/ trái phiếu trước đây đã đến hạn.

Cũng cần biết rằng trong giai đoạn dịch bệnh vừa qua, trong khi các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng khi gặp khó khăn còn có thể được tái cơ cấu nợ, giảm lãi suất cho vay thì các doanh nghiệp phát hành trái phiếu vẫn phải đảm bảo chi trả lãi định kỳ cho nhà đầu tư và khó có thể được gia hạn nợ hay giảm lãi suất. Vì vậy, gánh nặng tài chính của những doanh nghiệp phát hành trái phiếu là khá lớn, nhất là những doanh nghiệp luôn chứng kiến dòng tiền kinh doanh âm như nhóm bất động sản.

Một rủi ro khác cũng cần lưu ý là có hơn 27.5% giá trị trái phiếu phát hành trong 10 tháng qua của nhóm bất động sản là không có tài sản bảo đảm hoặc bảo đảm bằng cổ phiếu. Điều này đồng nghĩa với việc khi doanh nghiệp mất khả năng chi trả, trái phiếu nếu không có tài sản bảo đảm có thể khiến nhà đầu tư mất trắng. Đối với tài sản bảo đảm bằng cổ phiếu, thời gian qua thị trường chứng khoán tăng trưởng mạnh mẽ giúp các doanh nghiệp này phát hành trái phiếu với giá trị cao hơn khi tính theo giá cổ phiếu tăng vọt, nhưng rủi ro là sau này khi giá trái phiếu sụt giảm trở lại, giá trị tài sản bảo đảm cho các trái phiếu bị suy giảm và có thể không đủ đáp ứng khả năng chi trả.

Ngay cả đối với phần lớn trái phiếu có tài sản đảm bảo là bất động sản hay dự án hình thành trong tương lai, rủi ro giá trị tài sản đảm bảo suy giảm cũng có thể xảy ra, một khi thị trường bất động sản rơi vào trầm lắng hoặc các dự án bị trì trệ, không thể hoàn thành. Với việc giá nhiều vật liệu xây dựng đã tăng vọt thời gian qua rõ ràng cũng ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng của các dự án.

Ngoài những rủi ro trên, các cơ quan quản lý cũng chỉ ra một số trường hợp chưa tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật về nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp khi mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ. Thậm chí có doanh nghiệp phát hành với khối lượng lớn gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu.

Để giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư cũng như giảm nhiệt cho thị trường, hồi đầu năm nay nhà điều hành đã ban hành Nghị định 153/2020/NĐ-CP xác định chỉ có nhà đầu tư chuyên nghiệp mới được đầu tư vào TPDN phát hành riêng lẻ. Ngoài ra, theo lộ trình thì từ đầu năm 2023, tất cả các TPDN phát hành thông qua hình thức chào bán ra công chúng phải được xếp hạng tín nhiệm bởi tổ chức xếp hạng do Bộ Tài chính phê duyệt. 

Bộ Tài chính cũng đã ban hành Thông tư số 57/2021/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 20/7/2021 quy định lộ trình sắp xếp lại thị trường các loại chứng khoán, trong đó có trái phiếu doanh nghiệp. Gần đây hơn, Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng đang lấy ý kiến về Dự thảo Thông tư hướng dẫn hoạt động tổ chức giao dịch trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ trên hệ thống giao dịch chứng khoán, nhằm tăng tính minh bạch cũng như thanh khoản cho thị trường này.

Một rủi ro khác cũng cần lưu ý là có hơn 27.5% giá trị trái phiếu phát hành trong 10 tháng qua của nhóm bất động sản là không có tài sản bảo đảm hoặc bảo đảm bằng cổ phiếu. Điều này đồng nghĩa với việc khi doanh nghiệp mất khả năng chi trả, trái phiếu nếu không có tài sản bảo đảm có thể khiến nhà đầu tư mất trắng.

Nhung Võ

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Trái phiếu doanh nghiệp tháng 04/2024: Ngân hàng chiếm quá bán, lãi suất thấp nhất chỉ 3.7%/năm

Giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) tiếp tục tăng trưởng trong tháng 4, đạt 14.4 ngàn tỷ đồng, tăng 30% so với tháng 3 với sự chiếm ưu thế từ các ngân...

FiinRatings đưa ra triển vọng xếp hạng tín nhiệm ổn định đối với Nam Long

Ngày 25/04/2024, FiinRatings đưa ra mức xếp hạng tín nhiệm nhà phát hành trái phiếu đối với CTCP Đầu tư Nam Long (HOSE: NLG) ở mức A- và có triển vọng xếp hạng tín...

Công ty thành viên của Phúc Khang Group bị xử phạt vì không công bố thông tin trái phiếu

Ngày 25/04/2024, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành Quyết định số 180/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường...

Dư nợ trái phiếu doanh nghiệp còn khoảng 1 triệu tỷ đồng, tương đương 9.8% GDP

Dư nợ trái phiếu doanh nghiệp hiện tại khoảng 1 triệu tỷ đồng, tương đương 9.8% GDP năm 2023, chiếm 7.4% dư nợ của nền kinh tế.

Tài khoản bị phong tỏa do liên quan Vạn Thịnh Phát, Bông Sen tiếp tục lỗ 668 tỷ, gánh ngàn tỷ lãi phạt trái phiếu

Trong bối cảnh vẫn chưa thể tất toán lô trái phiếu duy nhất đang lưu hành, tổng tiền lãi mà CTCP Bông Sen phải chịu vào cuối năm 2023 đã vượt ngàn tỷ, trong đó 910...

Các doanh nghiệp liên quan Vạn Thịnh Phát nợ hơn 52.000 tỷ đồng trái phiếu

Tính đến hết năm 2023, các doanh nghiệp liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát nợ trái phiếu doanh nghiệp hơn 52.400 tỷ đồng, trong đó số nợ chậm, chưa thanh toán...

Bất động sản Minh Ngọc mua lại trước hạn hàng trăm tỷ đồng trái phiếu dù âm vốn chủ

Công ty TNHH Đầu tư và Bất động sản Ngọc Minh cho biết trong 3 tháng đầu năm 2024 đã mua lại trước hạn gần 370 tỷ đồng lô trái phiếu 1.3 ngàn tỷ đồng.

Lối nào cho trái phiếu xanh?

Chi phí chuyển đổi xanh quá lớn, thời gian chuyển đổi dài và những vướng mắc pháp lý là những nút thắt cản trở quá trình “xanh hoá” hoạt động sản xuất – kinh doanh...

Saigon Glory mua lại trước hạn 468 tỷ đồng của 10 lô trái phiếu

Theo thông báo ngày 17/04 trên HNX, Công ty TNHH Saigon Glory đã mua lại trước hạn 10 lô trái phiếu có mã từ SGL-2020.01 đến 10.

Chuyên gia: Nhiều doanh nghiệp bất động sản sẽ 'đau đầu' lo đáo hạn trái phiếu

Một số doanh nghiệp chia sẻ từ khi lãi suất có dấu hiệu hạ nhiệt, họ đã chủ động mua lại trước hạn nhiều lô trái phiếu nhằm giảm bớt gánh nặng về chi phí lãi vay...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98