Hà Nội đặt mục tiêu tăng trưởng ít nhất 7% trong năm 2022

04/12/2021 09:00
04-12-2021 09:00:24+07:00

Hà Nội đặt mục tiêu tăng trưởng ít nhất 7% trong năm 2022

GRDP năm 2021 của Hà Nội ước cao nhất chỉ tăng 3%, mức thấp nhất từ trước tới nay. Thành phố đặt mục tiêu lấy lại đà phục hồi để đạt mức tăng trưởng 7-7,5% trong 2022.

Để chuẩn bị cho kỳ họp HĐND tuần tới, UBND Hà Nội vừa có báo cáo về tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 và kế hoạch năm 2022.

Theo đánh giá của UBND Hà Nội, năm 2021, thành phố và cả nước chịu ảnh hưởng lớn của Covid-19. Những biện pháp phòng, chống dịch chưa có tiền lệ đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân, sản xuất kinh doanh, tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội.

GRDP tăng thấp nhất từ trước đến nay

Về bức tranh tổng thể, Hà Nội có nhiều điểm sáng. Cân đối thu - chi ngân sách Nhà nước được đảm bảo. Tổng thu ngân sách trên địa bàn năm 2021 ước thực hiện 242.000 tỷ đồng, đạt 102,7% dự toán Trung ương giao.

Dự kiến vốn đầu tư nước ngoài thu hút khoảng 2 tỷ USD, giảm 50%. Vốn đăng ký của doanh nghiệp thành lập mới ước đạt 345.000 tỷ đồng (giảm 16%).

GRDP quý I tăng 5,17%, quý II tăng 6,49%. Sang đến quý III, GRDP giảm sâu 7,02% (trong đó, ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng trên 63% GRDP giảm 8,18%). Lũy kế 9 tháng đầu năm, GRDP chỉ tăng 1,28% - mức thấp nhất từ trước đến nay.

Dự báo, GRDP quý IV tăng 5,09-7,37%; tính chung cả năm 2021 tăng khoảng 2,35-3%.

mục tiêu tăng trưởng Hà Nội ảnh 1

Tiếp nhận và vận hành tuyến Cát Linh - Hà Đông là một trong những dấu ấn nổi bật của Hà Nội năm 2021. Ảnh: Việt Linh.

Về công tác quy hoạch, thành phố đã phê duyệt thêm 4 đồ án quy hoạch phân khu với tổng diện tích 2.710 ha; đồ án quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, sông Đuống đang xin ý kiến Bộ Xây dựng; đẩy nhanh 31 quy hoạch phân khu thuộc 5 đô thị vệ tinh...

Hạ tầng giao thông được quan tâm phát triển, tổ chức giao thông đảm bảo an toàn, thông suốt. Hà Nội đã tiếp nhận và vận hành Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông; tổ chức thực hiện 97 dự án cải tạo, sửa chữa hạ tầng giao thông.

Tuy nhiên trong năm qua, thành phố còn nhiều kết quả chưa đạt được. Trong đó, 4 chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế không đạt kế hoạch; lĩnh vực du lịch; dịch vụ lưu trú và ăn uống; hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ giảm sâu.

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp. Doanh nghiệp, hộ kinh doanh gặp nhiều khó khăn trong việc phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, Hà Nội còn đối mặt với nhiều bài toán đô thị, dân sinh bức xúc chưa được giải quyết sau nhiều năm.

Nhiều mục tiêu lớn cho 2022

Về nhiệm vụ năm tới, UBND Hà Nội đặt mục tiêu thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19; thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân.

Hà Nội sẽ đề xuất Bộ Chính trị ban hành nghị quyết mới về phương hướng, nhiệm vụ phát triển thủ đô giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045; tổng kết, đánh giá kết quả thi hành Luật Thủ đô năm 2012 và đề xuất Quốc hội sửa đổi, bổ sung Luật Thủ đô.

mục tiêu tăng trưởng Hà Nội ảnh 2

Hà Nội tập trung vào các dự án hạ tầng, giao thông trọng điểm trong năm 2022. Ảnh: Việt Linh.

Đáng chú ý, UBND Hà Nội đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP khoảng 7-7,5%.

Để đạt được mục tiêu này, thành phố sẽ đẩy nhanh sự phục hồi và phát triển ngành kinh tế, nhất là dịch vụ thương mại, phục hồi chuỗi cung ứng, vùng nguyên liệu, kênh phân phối.

Một số điểm du lịch phù hợp sẽ được Hà Nội lựa chọn để thí điểm du lịch an toàn, từ đó dần mở rộng ra địa điểm khác; nhanh chóng phục hồi, phát triển sự kiện văn hóa, thể thao, hội chợ, triển lãm, vui chơi giải trí, chiếu phim...

Về sản xuất, Hà Nội sẽ ưu tiên hỗ khu, cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề; đơn hàng sản xuất phục vụ xuất khẩu. Chính quyền thành phố cam kết tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi nhanh sản xuất, kinh doanh.

Hà Nội cũng sẽ rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tháo gỡ vướng mắc thủ tục về quy hoạch, đầu tư, đất đai, xây dựng và thực hiện quyết liệt giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ thi công và giải ngân vốn đầu tư ngay từ đầu năm, nhất là dự án lớn, trọng điểm.

Theo đánh giá của UBND Hà Nội, dự báo năm 2022 tình hình quốc tế và trong nước khó khăn, thách thức nhiều hơn cơ hội, thuận lợi. Dịch Covid-19 còn có thể kéo dài. Các quốc gia quan tâm thúc đẩy tăng trưởng xanh, thương mại điện tử và kinh tế số là cơ hội cho những nền kinh tế đi sau, trong đó có Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng.

Rủi ro lớn nhất và thường trực đối với Hà Nội vẫn là diễn biến phức tạp của dịch bệnh. Việc hoàn thành phủ vaccine đảm bảo miễn dịch cộng đồng là một trong những điều kiện tiên quyết để thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế.

Sơn Hà

Zing





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Bắt cựu chủ tịch tỉnh Bình Thuận Lê Tiến Phương 

Ngày 26/04, nguồn tin từ Bộ Công an, cho biết Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C01), đã ra quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam ông Lê Tiến...

Quý 1/2024, doanh thu của Viettel Global tiếp tục tăng trưởng ấn tượng 22%, lợi nhuận sau thuế tăng 175%

Tổng Công ty CP Đầu tư Quốc tế Viettel (Viettel Global - VGI) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 1 năm 2024. Theo đó, doanh thu của Viettel Global tiếp tục...

Đốn hơn 400 cây xanh để xây metro số 2: TPHCM trồng số lượng lớn cây thay thế

Thông tin về việc đốn hạ hơn 400 cây xanh làm Metro Bến Thành - Tham Lương, đại diện Sở Xây dựng khẳng định TPHCM sẽ trồng mới cây xanh sau khi hoàn tất việc thi...

Bộ trưởng Công Thương: Mua giá 0 đồng điện mặt trời mái nhà dư thừa để ngăn trục lợi chính sách

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã giải thích về giải pháp giá 0 đồng đối với điện mặt trời mái nhà trong trường hợp phát lên lưới điện quốc gia. Bộ trưởng Công Thương...

Doanh nghiệp giảm được gần 15% tiền điện từ việc điều chỉnh phụ tải

Một số doanh nghiệp tham gia chương trình điều chỉnh phụ tải điện đã tiết giảm được 25-30% tổng công suất tiêu thụ điện từ đó tiết kiệm được gần 15% tiền điện.

Việt Nam chỉ có 18 tháng để tham gia cuộc đua bán dẫn

Đây là phát biểu của ông Trương Gia Bình – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT tại “Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn”, tổ chức vào chiều ngày...

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là "đột phá của đột phá"

Kết luận tại “Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn” tổ chức vào chiều ngày 24/04, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh quan điểm phải coi...

Đề xuất 'gói' giải pháp gỡ khó cho dự án BOT giao thông triển khai trước khi có Luật PPP

Đây là kiến nghị của một số bộ, ngành tại cuộc làm việc về giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án BOT giao thông, do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ...

Đối tượng nào được tham gia trao đổi trên thị trường carbon?

Ở Việt Nam, thị trường trao đổi tín chỉ carbon đã có nhiều hoạt động giao dịch dưới hình thức thỏa thuận, trong khi thị trường trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà...

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng: 'Các nhà thầu không lo thiếu tiền'

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cam kết các nhà thầu thi công đến đâu, tiền sẽ thanh toán, giải ngân đủ đến đó, không lo thiếu tiền để thi công “3 ca, 4 kíp”.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98