Sốc với giá cước vận chuyển tăng 4 lần

14/12/2021 14:50
14-12-2021 14:50:51+07:00

Sốc với giá cước vận chuyển tăng 4 lần

Trong bối cảnh giá cước vận chuyển tăng phi mã, các hãng tàu lớn dự báo lợi nhuận có thể lên tới hàng tỷ USD.

Sáng 14-12, Diễn đàn Logistics Việt Nam năm 2021 đã được Bộ Công Thương phối hợp với Ngân hàng Thế giới tổ chức tại Hà Nội theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Chia sẻ về giá cước vận tải biển, ông Lê Quang Trung, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam cho biết, tầm này năm ngoái, giá cước container sang bờ đông nước Mỹ chỉ khoảng 3.500-4.000 USD/container. Tuy nhiên, hiện nay, vẫn cung đường ấy, giá cước đã lên tới 15.000, thậm chí 18.000 USD/container.

Không chỉ vậy, giá vận chuyển container trên một số tuyến chính đều tăng trên 100%, có nơi trên 200%. Trong khi đó, có đến 80% hàng hóa trên thế giới vận chuyển bằng đường biển. Điều này tác động mạnh mẽ đến hoạt động xuất nhập khẩu của các công ty.

"Các hãng tàu lớn đang từ lãi rất ít thì trong sáu tháng sau đó, lợi nhuận có thể lên tới hàng tỷ USD. Trong nửa năm, họ có thể đạt lợi nhuận lên tới 6 tỷ USD" - ông Trung nói.

Ông Thân Đức Việt, Tổng giám đốc Công ty May 10 chia sẻ tại diễn đàn. Ảnh: AH

Không chỉ có tình trạng tăng container, tăng cước vận chuyển, ông Trung cũng thống kê hiện có hơn 10 loại phụ phí có thể ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời làm giảm cạnh tranh của doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam trên thị trường thế giới.

Ông Thân Đức Việt, Tổng giám đốc Công ty May 10 cũng cho biết, nguồn nguyên phụ liệu cho sản xuất của các công ty may, trong đó có May 10 đang phải nhập khẩu phần lớn từ Trung Quốc. Năm 2020, khi dịch COVID-19 mới bùng phát, các nhà sản xuất nguyên phụ liệu của Trung Quốc phải tạm dừng hoạt động nên công ty không có nguyên liệu để sản xuất.

"Sang đến năm 2021, thị trường Trung Quốc khôi phục trở lại thì lại không có container để các nhà cung cấp xuất khẩu nguyên phụ liệu, khi có container thì không có tàu, khi có tàu thì phải mất nhiều thời gian mới nhận được hàng. Không chỉ đầu nhập khẩu nguyên phụ liệu để sản xuất, mà sau khi sản xuất ra, việc xuất khẩu giao hàng cho đối tác cũng bị chậm tiến độ từ sáu tuần đến một tháng, gây ra thiệt hại nặng nề"- Vị này nêu thực tế.

Theo Việt, ngoài phí vận chuyển tăng lên, các loại phí khác cũng khiến doanh nghiệp khủng hoảng.

"Có rất nhiều loại phí, nào là phí mất cân bằng container, phí lưu huỳnh, phí cảng biển... đều rất cao. Mức phí thu của các đại lý, các hãng tàu cũng khác nhau. Ví dụ, tầm này, riêng phí CFS có đại lý thu 8 USD/m3, có đại lý lại thu 15 USD/m3; phí vệ sinh container, có hãng thì thu 200.000-300.000 đồng/container, có hãng lại thu đến 25 USD, tương đương trên 600.000 đồng/container. Rồi rất nhiều loại phí nữa thu không đồng nhất. Chúng tôi thật không hiểu hổi" - ông Việt cho biết.

Từ thực tế đó, Tổng giám đốc Công ty May 10 kiến nghị Chính phủ nên can thiệp và có sự thống nhất quy định về phí. "Cước có thể lên xuống theo thị trường, nhưng phí và phụ phí nên có sự thống nhất" - ông nhấn mạnh.

A.HIỀN

Pháp luật TPHCM





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Xe lai bất ngờ tăng tốc

Trong bối cảnh xe thuần điện đang dần chiếm cảm tình của người tiêu dùng, xe hybrid (xe lai xăng - điện) cũng ghi dấu ấn với tốc độ tăng trưởng ấn tượng tại thị...

TP.HCM hội đủ điều kiện để xây dựng sàn giao dịch thịt heo 20.000 tỉ đồng

TP.HCM cơ bản hội đủ các điều kiện cần thiết để triển khai xây dựng sàn giao dịch thịt heo và cho thấy tính khả thi cao của mô hình này, TP.HCM tiêu thụ khoảng...

Thủ tướng: Khẩn trương trình Quốc hội các cơ chế đặc thù thống nhất cho tất cả các dự án đường sắt

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ mục tiêu không thay đổi là phải khởi công dự án đướng sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng trong năm 2025 và khởi công tuyến đường sắt...

Doanh nghiệp nội địa chưa được đối xử công bằng

GS.TSKH Nguyễn Mại chỉ rõ sự bất hợp lý trong ưu đãi đầu tư: “Chúng ta đang dành quá nhiều ưu đãi cho doanh nghiệp FDI, trong khi doanh nghiệp nội địa, lực lượng...

Đề xuất dự án dùng dưới 50% vốn ngân sách không cần đấu thầu

Theo dự thảo sửa đổi một số điều Luật Đấu thầu, đối với gói thầu thuộc dự án sử dụng dưới 50% vốn ngân sách và các dự án đầu tư khác, doanh nghiệp nhà nước tự quyết...

Lãnh đạo TPHCM cam kết đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công 30% vào cuối quý 2

Tại cuộc họp với Phó Thủ tướng Lê Thành Long về tháo gỡ khó khăn vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2025, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Bùi Xuân Cường thừa...

Mỹ đánh giá cuộc điện đàm về thuế quan với Việt Nam là hiệu quả

Thông báo của Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ cho biết cuộc họp trực tuyến về thuế quan giữa Trưởng Đại diện Thương mại Mỹ Greer và Bộ trưởng Công thương Việt Nam...

Luật đầu tư mới mở đường cho dòng vốn tư nhân vào hạ tầng TPHCM

Với những cải cách mạnh mẽ như phân quyền cho địa phương, rút gọn quy hoạch và đơn giản đấu thầu, Luật số 57/2024/QH15 được xem là chìa khóa để TPHCM thu hút đầu tư...

Chính phủ tăng cường tham vấn chuyên gia trong điều hành chính sách phát triển

Tại phiên họp đầu tiên với Hội đồng Tư vấn chính sách, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các thành viên đóng góp chất lượng, góp phần hoàn thiện các định hướng lớn...

Việt Nam đề nghị Mỹ xem xét khách quan vụ áp thuế pin mặt trời

Sau khi Mỹ công bố mức thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với pin mặt trời nhập khẩu từ Việt Nam, Bộ Ngoại giao khẳng định Việt Nam sẵn sàng đối thoại...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98