VPG đột phá mảng kinh doanh chính và tiềm năng phát triển mảng Bất động sản

31/12/2021 15:00
31-12-2021 15:00:00+07:00

VPG đột phá mảng kinh doanh chính và tiềm năng phát triển mảng Bất động sản

CTCP Đầu tư Thương mại Xuất nhập khẩu Việt Phát (HOSE: VPG) trước nay được biết đến là một trong những nhà cung cấp than cốc và quặng sắt hàng đầu cả nước cho các nhà máy sản xuất thép. Bên cạnh mảng kinh doanh chính, VPG đã và đang “lấn sân” sang lĩnh vực bất động sản, bước đầu gặt hái được một số thành công.

Tiềm năng từ việc “lấn sân” sang lĩnh vực bất động sản

Những năm gần đây, bất động sản (BĐS) Hải Phòng bắt đầu có dấu hiệu ''tăng nhiệt'' và thu hút nhiều nhà đầu tư do địa phương này đang được thử nghiệm cơ chế tự chủ, nhờ đó, cơ sở hạ tầng cũng được phát triển mạnh.

Kể từ khi mở rộng lĩnh vực kinh doanh sang BĐS từ năm 2017, VPG đã triển khai thành công một số dự án tại Hải Phòng, nổi bật nhất chính là Dự án Viet Phat South city tại phường Vĩnh Niệm, quận Lê Chân, TP.Hải Phòng. Dự án có mức đầu tư 435 tỷ đồng, hiện đã bán thành công và bàn giao toàn bộ 174 căn thấp tầng.

Trong tương lai, VPG sẽ tiếp tục đầu tư xây dựng thêm dự án BĐS tại Hải Phòng, đồng thời mở rộng địa bàn kinh doanh sang các tỉnh, thành khác. Thời gian tới, VPG đang có 3 dự án đang chuẩn bị được triển khai với tổng vốn đầu tư 1,879 tỷ đồng.

Tại Hải Phòng, VPG đang đề xuất điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cảng thủy nội địa đến UBND để triển khai Dự án đầu tư xây dựng khu cảng thủy nội địa và bến bãi hậu cần tại đất bãi sông thuộc quy hoạch Cụm công nghiệp Đò Nống tại xã Lê Thiện, huyện An Dương. Dự án có diện tích 46.8 ha với tổng mức đầu tư dự kiến 660 tỷ đồng.

Tiếp tục với một dự án cảng, VPG dự kiến đầu tư 419 tỷ đồng để thực hiện Dự án Cảng thủy nội địa Việt Phát tại huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương, với tổng quy mô vào khoảng 9.75 ha. Dự án được xây dựng nhằm mục đích trở thành điểm tập kết, trung chuyển hàng hóa, đồng thời là điểm kinh doanh vật liệu xây dựng.

Đối với mảng bất động sản dân cư, VPG đang chuẩn bị triển khai 2.48 ha đất tại quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội để thực hiện Dự án Khu nhà ở Việt Phát. Tổng mức đầu tư của VPG vào dự án này lên đến 800 tỷ đồng. Thời gian thực hiện ước khoảng 2 năm. Hiện, Công ty đang nộp hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư đến UBND TP. Hà Nội, dự kiến đến hết quý 1/2022 sẽ đạt được chấp thuận chủ trương đầu tư.

Ngoài ra, CTCP Bất động sản Việt Phát - công ty có quan hệ với VPG đang trong quá trình mở rộng nhiều dự án BĐS có vị trí đẹp tại Hải Phòng, tiêu biểu trong đó phải kể đến khu công nghiệp tại huyện Tiên Lãng, Hải Phòng, với diện tích 410 ha.

Gần đây, công ty con của công ty Bất động sản Việt Phát đã trúng đấu giá thành công khu đất tại khu đô thị mới 2A, phường Sở Dầu. Khu đất có diện tích hơn 8,740 m2, nằm liền kề Trung tâm chính trị hành chính quận Hồng Bàng, được quy hoạch để thực hiện xây dựng khách sạn 5 sao.

Mảng kinh doanh Than cốc và Quặng sắt tiếp tục giữ vai trò chủ đạo

Dù “lấn sân” sang bất động sản nhưng mảng kinh doanh chính về quặng sắt và than cốc vẫn đóng vai trò quan trọng trong kết quả kinh doanh của VPG.

Trong 9 tháng đầu năm 2021, doanh thu thuần của VPG đạt hơn 3,076 tỷ đồng, gấp 2.1 lần cùng kỳ. Trong đó, doanh thu từ kinh doanh than cốc và quặng sắt chiếm gần 94% tổng doanh thu, tương đương hơn 2,879 tỷ đồng, gấp 2.4 lần 9 tháng đầu năm 2020.

Sau khi trừ đi chi phí, Công ty báo lãi sau thuế xấp xỉ 360 tỷ đồng, gấp 13 lần cùng kỳ.

Kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2021 của VPG đạt được mức tăng trưởng đột biến chủ yếu nhờ giá quặng sắt và than cốc tăng mạnh. Đối với quặng sắt, dù giá hiện tại đã giảm mạnh từ đỉnh tháng 7 nhưng trong nửa đầu năm đã có mức tăng mạnh. Than cốc thì ngược lại, loại khoáng sản này liên tục tăng giá mạnh trong giai đoạn cuối năm sau khi Trung Quốc công bố về việc hạn chế nhập khẩu than từ Úc.

Trong năm 2021, công ty đã bán khoảng 550,000 tấn quặng sắt và 200,000 tấn than cốc, doanh thu ước đạt 4,000 tỷ đồng.

Để chuẩn bị cho kế hoạch kinh doanh năm 2022, tháng 12 vừa qua, Công ty đã ký với đối tác 24,000 tấn than cốc và 400.000 tấn quặng sắt. Dự kiến sẽ đem lại doanh thu lớn cho 6 tháng đầu năm 2022.

Trên thị trường kinh doanh khoáng sản, Việt Phát đang là nhà cung cấp đầu vào quan trọng quặng sắt, than cốc luyện kim cho các nhà máy lớn như CTCP Thép Hòa Phát Hải Dương, CTCP Thép Hòa Phát Dung Quất, CTCP Luyện Kim Đen Thái Nguyên, CTCP Xây lắp điện I; đồng thời là nhà cung cấp than nhiệt cho các nhà máy nhiệt điện, nhà máy thép lớn như CTCP Gang thép Thái Nguyên, CTCP Thép Hòa Phát Hải Dương,...

Danh sách các khách hàng lớn của Công ty từ năm 2019 đến nay

Nguồn: CTCP Đầu tư Thương mại Xuất nhập khẩu Việt Phát

Vị thế của Việt Phát càng được khẳng định khi Theo bảng xếp hạng TOP 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2020, Việt Phát xếp thứ 4 trong nhóm các doanh nghiệp ngành nghề khai thác, chế biến, kinh doanh quặng kim loại và hoạt động hỗ trợ.

Triển vọng trở thành nhà cung cấp than và quặng sắt hàng đầu

Một trong những yếu tố giúp Việt Phát được lựa chọn trở thành nhà cung cấp cho các nhà máy thép là nhờ sản phẩm luôn được đảm bảo về chất lượng cũng như độ ổn định. Các sản phẩm quặng sắt nguyên khai đã được sơ luyện tại chính Nhà máy của Công ty thông qua các dây chuyền sản xuất với công nghệ hiện đại. Các sản phẩm của VPG bao gồm quặng sắt không từ (Limonit) có thành phần Fe từ 53% đến 56%, quặng sắt có từ (Manhetit) có thành phần Fe từ 63% đến 66%, quặng titan, huỳnh thạch cám…

Trong thời gian tới, Việt Phát tiếp tục định hướng trở thành nhà cung cấp nguyên liệu hàng đầu cho các nhà máy sản xuất thép với mục tiêu cung cấp khoảng 1 triệu tấn quặng sắt, từ 200,000-300,000 tấn than cốc. Ngoài ra, VPG còn dự kiến cung cấp khoảng 50,000-80,000 tấn thép thành phẩm cho các dự án, công trình lớn.

Ngoài các nhà máy sản xuất thép, Việt Phát còn là đối tác cung cấp than nhiệt cho các nhà máy nhiệt điện. Trong vòng từ 10-20 năm tới, ngành nhiệt điện than vẫn tiếp tục được phát triển và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu điện năng sản xuất. Vì vậy, tổng nhu cầu than cho sản xuất nhiệt điện dự kiến vẫn duy trì ở mức cao, mặc dù dự báo hiện nay đã thấp hơn so với trước đây.

Dự kiến đến năm 2030, ngành nhiệt điện sẽ cần khoảng 150 triệu tấn than. Do đó, việc nhập khẩu than trong thời gian tới sẽ chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong cán cân xuất nhập khẩu quốc gia. Nắm bắt được xu hướng, VPG vẫn đang duy trì mối quan hệ bạn hàng với các đối tác nước ngoài có thương hiệu lâu đời trên toàn thế giới về than cốc như Sumitomo Co, Ltd, BHP Billiton, Wel-Hunt, Vale… đến từ các quốc gia Nhật bản, Úc, Nga, Indonesia... và các đối tác trong nước như CTCP Thép Formosa Hà Tĩnh.

Hiện tại, Việt Phát đang đẩy mạnh tiêu thụ than nhiệt vào các nhà máy nhiệt điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) như Nhiệt điện Vĩnh Tân, Nhiệt điện Hải Phòng, Nhiệt điện Duyên Hải… Sản lượng hàng năm rơi vào khoảng từ 500,000 tấn đến 1 triệu tấn.

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (3)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chưa hết khó khăn, Xi măng Bỉm Sơn nối dài chuỗi thua lỗ

CTCP Xi măng Bỉm Sơn (HNX: BCC) cho biết nhu cầu sử dụng xi măng bao đang dần thấp hơn xi măng rời, tiếp tục làm giảm lợi thế và thương hiệu xi măng của Công ty...

Bầu Đức bán Bệnh viện cho ai?

Cuối năm 2023, bầu Đức cho biết chuyển nhượng toàn bộ cổ phần tại CTCP Bệnh viện Đại học Y Dược - Hoàng Anh Gia Lai để trả nợ gốc trái phiếu, chính thức loại bỏ...

ACV sẽ vay 1.8 tỷ đô để đầu tư dự án sân bay Long Thành

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (UPCoM: ACV) dự kiến vay 1.8 tỷ USD từ ba ngân hàng quốc doanh là Vietcombank, VietinBank và BIDV để tài trợ cho dự án sân bay...

Chuyển mục đích sử dụng đất trái phép, Danh Khôi Holdings bị xử phạt

Ngày 04/05/2024, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ban hành quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP Đầu tư Danh Khôi Holdings về hành vi...

Các hãng hàng không Việt chi bao nhiêu để thuê máy bay mỗi năm?

Trong những năm gần đây, ngành hàng không đã chứng kiến một xu hướng đáng chú ý: Chi phí thuê máy bay ngày càng tăng, trong khi lượng cung máy bay không tăng nhiều...

Thị trường thuận lợi, công ty chứng khoán lại có một quý “hốt bạc”

Quý 1/2024, lợi nhuận của các công ty chứng khoán (CTCK) đạt mức cao thứ 3 trong lịch sử.

Đạm Hà Bắc tiếp tục có lãi nhờ tái cơ cấu khoản nợ khổng lồ

Kết thúc quý 1, CTCP Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc (UPCoM: DHB) tiếp tục báo lãi dù cùng kỳ lỗ gần 130 tỷ đồng. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh của Công ty thực chất...

Sau lần 1 bất thành, Gilimex còn gì để "khoe" với ĐHĐCĐ thường niên 2024 lần 2?

ĐHĐCĐ thường niên 2024 lần 1 của Gilimex không thể diễn ra vào ngày 05/05 do không đủ tỷ lệ cổ đông tham dự. Với việc lãi trở lại trong quý 1/2024, nhờ động lực...

Không còn tiền đền bù va chạm, Cảng Hải Phòng kinh doanh ra sao trong quý 1?

CTCP Cảng Hải Phòng (UPCoM: PHP) khép lại quý 1/2024 với lãi thuần từ hoạt động kinh doanh hơn 219 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ. Nhưng do cùng kỳ phát sinh tiền...

BV Land cùng hai doanh nghiệp bị phạt do vi phạm liên quan đến công bố thông tin

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ban hành quyết định xử phạt 3 công ty do vi phạm nghĩa vụ công bố thông tin. Trong đó, phạt nặng nhất CTCP BV Land (UPCoM: BVL) số...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98