Ba lĩnh vực có thể 'hút' vốn đầu tư mạnh nhất trong năm 2022

19/01/2022 08:32
19-01-2022 08:32:00+07:00

Ba lĩnh vực có thể 'hút' vốn đầu tư mạnh nhất trong năm 2022

Y tế và sức khỏe, chuỗi khối (blockchain) và thị trường sưu tầm được nhận định là ba lĩnh vục có thể "hút" vốn đầu tư mạnh nhất trong năm 2022.

Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Liege, Bỉ. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Năm 2022 được dự báo là một năm có nhiều thay đổi lớn, với một loạt công nghệ đột phá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Vậy làm thế nào để các nhà đầu tư có thể vượt qua những thách thức đó và quyết định "điểm đặt cược" tiền của họ?

Sau đây là một số lĩnh vực mà chuyên gia phân tích Mark S. McNally, người đứng đầu công ty đầu tư mạo hiểm Nobody Studios (Mỹ), lưu ý rằng có thể sẽ thu hút hoạt động đầu tư trong năm 2022.

Nobody Studios là công ty chuyên tập hợp các nhà đầu tư, nhà sáng tạo để thành lập các doanh nghiệp có giá trị thực và kết nối mọi người.

Y tế và sức khỏe

Một điều rõ ràng là hệ thống chăm sóc sức khỏe tại Mỹ không được tối ưu hóa cho việc đảm bảo sức khỏe của người dân. Hệ thống này chỉ được tối ưu hóa cho việc điều trị chấn thương thể chất cấp tính và lợi nhuận.

Mọi người đã trải qua hai năm của đại dịch COVID-19 và chứng kiến sức khỏe của nhiều người vẫn ở trong tình trạng nguy cấp. Bởi vậy, họ đang có nhu cầu cao hơn đối với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tự động và tiện lợi, đáp ứng kịp thời bất kể họ đang ở đâu.

Khảo sát của công ty tư vấn quản lý toàn cầu McKinsey cho hay, việc sử dụng dịch vụ khám bệnh từ xa thông qua việc sử dụng công nghệ thông tin (telehealth) đã  tăng trưởng mạnh trong thời gian đại dịch COVID-19 cao điểm, tăng 78 lần so với giai đoạn trước đó, trước khi ổn định ở mức tăng 38 lần. Các vấn đề về sức khỏe tâm thần cũng đã tăng vọt, với khoảng 30% người trưởng thành đang trải qua các triệu chứng căng thẳng.

Theo ông McNally, sự thay đổi lớn về vấn đề y tế  và sức khỏe sau khi xuất hiện đại dịch COVID-19 là việc giúp các bệnh nhân chủ động hơn để theo dõi tình trạng sức khỏe của họ.

Các công ty khởi nghiệp về sức khỏe tâm thần đã huy động được số vốn đầu tư 2 tỷ USD vào năm 2020, trước khi đạt mức tương ứng 3,1 tỷ USD vào năm 2021. Và đây dự kiến sẽ là lĩnh vực mà các nhà đầu tư nên tiếp tục quan tâm vào năm 2022.

Chuỗi khối

Cho dù mọi người yêu, ghét hay chỉ cảm thấy phân vân về công nghệ chuỗi khối (blockchain) thì đây là một cuộc cách mạng hóa kinh doanh, tài chính và đổi mới.

Điều này sẽ ảnh hưởng đến nhiều mặt trong cuộc sống hàng ngày và hoạt động kinh doanh toàn cầu cho dù chúng ta có nhận ra điều đó hay không và các cơ hội đầu tư đến từ công nghệ blockchain sẽ rất lớn. Không chỉ liên quan tới đồng bitcoin, blockchain đang mở cửa cho sự sáng tạo và tính cộng đồng.

Ảnh minh họa. (Nguồn: Mindinventory)

Các nghệ sỹ đã sử dụng công nghệ blockchain để thu hút người hâm mộ theo các cách mới. Ví dụ Timbaland gần đây đã bắt đầu chia sẻ phần nhạc của anh ấy dựa trên blockchain mà qua đó người hâm mộ có thể phối lại.

Các nghệ sỹ khác cũng sử dụng blockchain để tài trợ cho công việc của họ và chia sẻ quá trình đó với người hâm mộ.

Tuy nhiên, theo chuyên gia phân tích McNally, trước khi mọi người đầu tư vào blockchain, hãy cân nhắc những rủi ro và tránh để bị cuốn hút bởi yếu tố sành điệu hay xu hướng đám đông.

Thị trường sưu tầm

Đại dịch bùng phát khiến thị trường đồ sưu tầm toàn cầu trở nên sôi động hơn. Theo ước tính, thị trường này hiện đạt giá trị khoảng 370 tỷ USD và dự kiến đạt mức 522 tỷ USD vào năm 2028.

Tính riêng trong vài tháng qua, một thẻ sưu tập có chữ ký của siêu sao bóng rổ nhà nghề Michael Jordan được bán với giá kỷ lục 2,7 triệu USD.

Thẻ trò chơi Super Mario Bros chưa từng được sử dụng dành cho thiết bị chơi game Nintendo đời đầu tiên cũng được bán với giá 2 triệu USD.

Các thẻ Pokemon hiếm thường xuyên được đổi chủ với giá 300.000 USD/lần. Tất cả những gì được coi là văn hóa đại chúng đang giúp nhà đầu tư thu về những khoản tiền đáng kinh ngạc, với giá trị đang tăng theo cấp số nhân.

Thẻ Pokemon. (Nguồn: Getty)

Với rất nhiều sự đổi mới đang diễn ra đồng thời trong nhiều lĩnh vực, có vô số cơ hội để đầu tư, nhưng trên đây là ba lĩnh vực "hot" nhất mà chuyên gia McNally đánh giá cao về tiềm năng phát triển.

Theo ông, nhà đầu tư nên có tư duy nhạy bén đồng thời đảm bảo khả năng kết nối với những người khác có cùng mối quan tâm đó, bổ sung thêm kiến thức và phân tích cẩn trọng về triển vọng lợi nhuận trước khi "mở hầu bao"./.

Minh Trang

Vietnam+





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Triển vọng tăng trưởng năm 2024 của Trung Quốc được nâng lên 4,8%

Nền kinh tế Trung Quốc đã có khởi đầu năm mới mạnh mẽ nhờ nhu cầu nước ngoài đối với hàng hóa sản xuất của nước này và việc chính quyền nỗ lực phát triển công nghệ...

Kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại, lạm phát tăng cao

Tổng Sản phẩm Quốc nội của Mỹ đã tăng trưởng 1,6% trong quý 1/2024, thấp hơn nhiều mức trung bình được các nhà kinh tế dự báo trước đó là 2,4%, trong khi tốc độ...

Kinh tế Mỹ và kịch bản không hạ cánh

Từ chỗ được dự báo sẽ hạ cánh mềm, nền kinh tế Mỹ giờ đây đang có khả năng xảy ra kịch bản không hạ cánh, với lạm phát cao dai dẳng và tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này...

Hoạt động kinh doanh của Mỹ giảm tốc trước thềm cuộc họp của Fed

Theo nhà kinh tế trưởng Chris Williamson tại S&P Global Market Intelligence, sự suy giảm nhu cầu và sự hạ nhiệt của thị trường lao động đã dẫn đến áp lực giá thấp...

Nhà đầu tư tăng đặt cược Fed tiếp tục nâng lãi suất

Trên các thị trường quyền chọn lãi suất của Mỹ, nhà đầu tư bắt đầu tăng đặt cược Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất trong 12 tháng tới. Đó là kịch bản ít...

Doanh thu du lịch toàn cầu năm 2024 dự báo đạt 5.800 tỷ USD

Báo cáo Các xu hướng kinh tế du lịch thế giới dự báo số lượt du khách đến trên toàn thế giới sẽ lên đến 13.579 tỷ lượt trong năm 2024, tức là phục hồi 103,9% so với...

Sức mạnh của đồng USD - kịch bản nằm ngoài dự báo cho năm 2024

Chỉ số đồng USD của Bloomberg đã tăng hơn 4% trong năm nay, cho thấy "đồng bạc xanh" đã tăng giá so với tất cả các đồng tiền của các nước phát triển và thị trường...

Các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á trước áp lực đồng USD mạnh

Các nhà hoạch định chính sách ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều đang nhắc tới việc ổn định đồng nội tệ khi các đồng tiền này chịu sức ép lớn do chênh lệch giữa...

Thủ tướng phát lệnh khởi công đoạn cuối cùng trên tuyến cao tốc Bắc Nam phía đông

Sáng 21/04, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với tổng nguồn vốn hơn 11,000 tỷ đồng, là đoạn...

Biến đổi khí hậu sẽ khiến thế giới tổn thất 38.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050

Nghiên cứu của PIK ước tính đến năm 2050, biến đổi khí hậu sẽ lấy đi 17% GDP của thế giới, hầu hết các nền kinh tế đều chịu tổn hại do biến đổi khí hậu và tất cả...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98