Lạm phát 2022 vẫn trong tầm kiểm soát?

11/01/2022 11:37
11-01-2022 11:37:00+07:00

Lạm phát 2022 vẫn trong tầm kiểm soát?

Dù năm 2022 đại dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp với biến chủng mới Omicron, song nền kinh tế thế giới sẽ từng bước phục hồi. Trong bối cảnh này, nền kinh tế Việt Nam được dự báo phục hồi và phát triển mạnh mẽ, nhưng kèm theo áp lực lớn đến mặt bằng giá cả, lãi suất, tỷ giá và lạm phát.

Mức độ tăng giá trong năm 2022 sẽ không lớn vì nền sản xuất trong nước đã có dấu hiệu phục hồi vào cuối năm 2021.

Áp lực lạm phát có thực nhưng chưa đáng lo

Hiện có 3 vấn đề lớn của kinh tế thế giới rất đáng lưu ý. Thứ nhất, dù nhiều quốc gia đã thực hiện tiêm chủng rộng rãi nhưng vẫn chịu tác động từ đại dịch, nên sự phục hồi và phát triển kinh tế bị chậm lại cũng như phục hồi không đồng đều giữa các nước.

Thứ hai, nhiều nước bắt đầu phục hồi kinh tế nên nhu cầu về nguyên nhiên vật liệu, vật tư, linh phụ kiện và hàng hóa sẽ tiếp tục tăng cao.

Thứ ba, nhiều nền kinh tế lớn trong thời gian dài vừa qua đã sử dụng các gói hỗ trợ tài khóa hơn 10.400 tỷ USD kích thích kinh tế hồi phục và phát triển.

3 yếu tố này sẽ làm giá trị đồng tiền của hầu hết quốc gia giảm giá, đó cũng là nhân tố thúc đẩy lạm phát trên thế giới tăng cao.

Với Việt Nam có độ mở cửa hội nhập sâu rộng và toàn diện với thế giới, nên khả năng nhập khẩu lạm phát thông qua nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu đầu vào rất lớn. Hơn nữa, NHTW nhiều nước đã có các động thái giảm mua trái phiếu chính phủ và xem xét nâng lãi suất cơ bản trong năm 2022.

Điều này có thể sẽ gây khó khăn cho hoạt động huy động vốn và làm tốc độ phục hồi kinh tế chậm lại. Vì vậy, áp lực tăng cao của lạm phát trong năm 2022 so với năm 2021 là có thực, nhưng mức độ tăng của lạm phát không quá lo ngại.

Bởi lẽ, sản xuất trong nước đã có dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ trong quý IV-2021, nên mức độ tăng giá nguyên nhiên vật liệu và hàng hóa năm 2022 sẽ không lớn như năm 2021.

Giá xăng dầu trong thời gian tới cũng không tăng mạnh như năm 2021, bởi các nước OPEC+ không muốn để giá xăng dầu quá cao, gây phương hại tới đà phục hồi kinh tế thế giới, sẽ cố giữ giá dầu thô ổn định ở mức 80-90 USD/thùng.

Nhiều mặt hàng nguyên nhiên vật liệu nhập khẩu cho đầu vào của sản xuất như sắt thép, đồng, nhôm, thức ăn chăn nuôi, phân bón… đã tăng giá mạnh trong năm 2021, nhưng sang năm 2022 mức tăng này sẽ thấp hơn nhiều.

Tuy nhiên, có điều cần cân nhắc là thời gian qua lãi suất ngân hàng đã xuống tương đối thấp. Khi sản xuất phục hồi, nhu cầu về vốn tín dụng tăng cao sẽ có khả năng thúc đẩy lãi suất và lạm phát tăng cao.

Ngoài ra, năm 2022 tác động của các gói kích cầu kinh tế năm 2020 và 2021 sẽ bộc lộ rõ hơn do độ trễ của lượng tiền tệ được đưa vào thị trường. Đặc biệt, năm 2020 và 2021 tín dụng trong nền kinh tế tăng trưởng 12,17% và 14% nhưng GDP chỉ tăng 2,9% và 2,58%. Vì vậy, lượng tiền tệ trong nền kinh tế tương đối lớn có thể gây sức ép lạm phát.

Điều đáng lưu ý, trong thời gian gần đây do lãi suất thấp, một lượng tiền lớn có thể đã chuyển hướng vào lĩnh vực bất động sản và thị trường chứng khoán. Do vậy cần theo dõi chặt chẽ sự biến động trên 2 thị trường này để tránh các tình huống có thể ảnh hưởng xấu đến thị trường tài chính tiền tệ và lạm phát. 

Khả năng hấp thụ vốn quyết định đến lạm phát

Dự báo trong năm 2022 nếu dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, kinh tế thế giới phục hồi chậm, kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng ở mức 6,5-7%, khả năng lạm phát cả năm sẽ trong khoảng 2,8-3,2%.

Như vậy để có thể giữ tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) ở mức dưới 4% như chỉ tiêu của Quốc hội đề ra, và tìm cách ổn định thị trường tài chính tiền tệ, yếu tố hấp thụ vốn của nền kinh tế có vai trò quan trọng.

Do vậy Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Bộ Tài chính cần xem xét kỹ lưỡng nhu cầu và khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế, tính toán cẩn trọng mức độ, thời hạn, hình thức, phương thức huy động vay nợ công để vừa đảm bảo kích thích nền kinh tế hồi phục và phát triển nhanh chóng, vừa đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn vay, đảm bảo khả năng trả nợ vay và sự ổn định và phát triển trong dài hạn của nền kinh tế.

Cùng với đó, NHNN cần tiếp tục theo dõi sát tình hình biến động của nền kinh tế thế giới và thị trường tài chính - tiền tệ, chủ động, thực hiện điều hành linh hoạt lãi suất, công cụ thị trường mở, tích cực quản lý và điều chỉnh tỷ giá hối đoái linh hoạt, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế, từng bước ổn định và nâng cao giá trị đồng Việt Nam, góp phần kìm giữ lạm phát cơ bản để làm cơ sở cho việc kìm giữ chỉ số CPI.

Cung tiền trong thời gian qua đang tăng, tín dụng năm 2021 tăng 14%, nhưng lượng tiền huy động của các NHTM tăng thấp, cũng gây sức ép cho lãi suất huy động và lạm phát.

Nền kinh tế Việt Nam đã bắt đầu thích ứng với trạng thái chung sống với đại dịch Covid-19. Nếu dịch bệnh được khống chế tốt, kinh tế thế giới phục hồi tốt, doanh nghiệp tận dụng tốt các cơ hội, nắm bắt và thích ứng với các hiệp định thương mại tự do Việt Nam đã ký kết, tăng trưởng năm 2022 đạt 7-7,5%, khả năng lạm phát cả năm có thể ở mức 3,5-3,8%.

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh Chuyên gia kinh tế Học viện Tài chính

Sài Gòn Đầu Tư Tài Chính





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thủ tướng: Mở chiến dịch đào tạo nhân lực ngành bán dẫn

Theo Thủ tướng, nhân lực cũng một trong những yếu tố được các đối tác trông chờ ở Việt Nam. Nếu chuẩn bị tốt nguồn nhân lực thì Việt Nam sẽ nhận được tin tưởng của...

“Nghịch lý” trong chỉ số Par Index của TP.HCM

Bộ chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh năm 2023 (Par Index 2023) vừa được công bố. Ở cấp độ chỉ số tổng hợp, TP.HCM tăng 3 bậc, đạt 86.97%, thuộc nhóm B – nhóm gồm...

HSBC: Thiên thời cho nền kinh tế số ASEAN

Nền kinh tế số ASEAN đang bước vào giai đoạn tươi sáng mới. Tuy vậy, các doanh nghiệp trong lĩnh vực này cần áp dụng chiến lược thông minh để có thể gặt hái quả...

Ngân hàng Standard Chartered hạ dự báo tăng trưởng GDP 2024 của Việt Nam xuống còn 6%

Trong báo cáo kinh tế vĩ mô về Việt Nam vừa được công bố, Ngân hàng Standard Chartered hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam xuống mức 6% năm 2024, so với mức dự báo...

Chuyên gia Ngân hàng Thế giới: Kinh tế Việt Nam đang dần phục hồi

Chuyên gia WB cho biết kinh tế Việt Nam đang có những tín hiệu phục hồi khác nhau và dự báo tăng trưởng kinh tế sẽ đạt mức 5,5% vào năm 2024 và tăng dần lên 6% vào...

Chuyên gia IMF: Việt Nam là điểm đến hấp dẫn cho đầu tư nước ngoài

Ông Paulo Medas, Trưởng đoàn tham vấn, giám sát kinh tế Vĩ mô Việt Nam của IMF, nhận định Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn cho FDI trong khi kinh tế toàn cầu biến...

Thủ tướng chỉ thị các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 21/4/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh Việt Nam là một trong những quốc gia dẫn đầu châu Á về đầu tư cho cơ sở hạ tầng, dành 5,7% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho các dự...

ADB: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng vững vàng dù toàn cầu bất ổn

Theo Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 4 năm 2024 được công bố ngày 11/4, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng...

Chính phủ yêu cầu nỗ lực hơn nữa để đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu trong năm 2024

Chính phủ vừa ban hảnh Nghị quyết số 44/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, trong đó yêu cầu các...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98