Xung đột Nga - Ukraine tác động thế nào đến xuất nhập khẩu nông sản của Việt Nam?

03/03/2022 21:30
03-03-2022 21:30:23+07:00

Xung đột Nga - Ukraine tác động thế nào đến xuất nhập khẩu nông sản của Việt Nam?

Chiều 3-3, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đưa ra những cảnh báo về tác động của việc xung đột Nga - Ukraine đến xuất nhập khẩu nông sản của Việt Nam.

Chiều 3-3, Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn (NN-PTNT) cho biết xung đột Nga - Ukraine và kèm theo đó là các biện pháp trừng phạt kinh tế mạnh mẽ của phương Tây cũng như phản ứng từ phía Nga đã gây ra tác động toàn diện và sâu sắc đến kinh tế thế giới, như: Ngắt hệ thống thanh toán quốc tế (SWIFT) các ngân hàng quốc tế lớn của Nga; phong tỏa tài sản của các ngân hàng, tập đoàn lớn; ngăn cản xuất nhập khẩu; ngừng cung cấp tín dụng, đứt gãy chuỗi cung ứng, phá giá đồng Rub, tăng lạm phát, bất ổn thị trường chứng khoán toàn cầu…

Xung đột Nga - Ukraine tác động thế nào đến xuất nhập khẩu nông sản của Việt Nam? - Ảnh 1.

Bộ NN-PTNT đánh giá thương mại nông nghiệp Việt Nam với Nga và Ukraine cũng bị suy giảm đáng kể do tác động của xung đột Nga - Ukraine (ảnh minh họa)

Theo Bộ NN-PTNT, Việt Nam cũng không nằm ngoài các tác động xấu về kinh tế do ảnh hưởng của xung đột Nga - Ukraine, đặc biệt các rủi ro về thanh toán quốc tế, đứt gãy chuỗi cung ứng cho xuất và nhập khẩu (các hãng tàu lớn đã tuyên bố không vận chuyển đi và đến Nga, tăng chi phí vận chuyển), tăng chi phí đầu vào nhập khẩu đối với hàng hóa cơ bản, nhu cầu suy giảm ở Nga, Ukraine và các nước liên quan.

Thương mại nông nghiệp Việt Nam với Nga và Ukraine cũng bị suy giảm đáng kể. Việt Nam xuất khẩu sang Nga hàng năm khoảng 500 triệu USD (năm 2021 là 550 triệu USD) hàng nông - lâm - thủy sản, trong đó có một số mặt hàng có giá trị xuất khẩu đáng kể như thủy sản (164 triệu USD, chiếm 3% tổng xuất khẩu thủy sản), cà phê (173 triệu USD chiếm khoảng 6%), tiêu, điều (60 triệu USD, chiếm khoảng 2%).

Khi xung đột nổ ra, giao dịch xuất khẩu sang Nga đều phải tạm dừng do rủi ro về giao dịch ngân hàng, thiếu tàu vận chuyển và chi phí cao. Các doanh nghiệp hiện nay đều phải theo dõi tình hình để xử lý hàng tồn hoặc tìm cách xuất khẩu sang các thị trường khác.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng nhập khẩu từ Nga, Ukraine (tổng nhập khẩu nông, lâm, thủy sản từ Nga vào Việt Nam năm 2021 khoảng 500 triệu USD) nhiều nguyên liệu đầu vào cho sản xuất nông nghiệp trong nước như lúa mỳ (trong điều kiện bình thường có thể đến 1 triệu tấn, chiếm khoảng 20% tổng nhập khẩu lúa mỳ), ngô (3% tổng nhập khẩu ngô) làm thức ăn chăn nuôi; phân bón (10% tổng nhập khẩu phân bón).

Việc thiếu hãng tàu và tăng chi phí vận chuyển khiến các doanh nghiệp nhập khẩu đầu vào của Việt Nam phải dừng giao dịch với Nga và chuyển sang các tìm nhà cung ứng từ các nước khác như: Úc, Nam Mỹ, Nam Phi. Quan trọng hơn là sự thiếu hụt nguồn cung từ Nga và Ukraine làm tăng giá nguyên liệu đầu vào cho sản xuất trên toàn cầu. Giá nguyên liệu đầu vào như: Lúa mỳ, ngô… đã tăng lên khoảng 10-20%, giá phân bón tăng trên 20% trong thời gian gần đây, ảnh hưởng xấu đến ngành chăn nuôi và trồng trọt.

Từ những tình hình nêu trên, Bộ NN-PTNT sẽ theo dõi sát tình hình, phối hợp chặt chẽ với Hiệp hội ngành hàng và Ngân hàng Nhà nước để hỗ trợ thanh toán cho các doanh nghiệp đã có hàng xuất đi Nga nhưng giao dịch tài chính đang bị đình trệ.

Ngoài ra, Bộ NN-PTNT sẽ làm việc với các Hiệp hội ngành hàng như: VASEP, Hiệp hội cà phê - cacao (VICOFA), Hiệp hội điều, Hiệp hội gỗ để bàn giải pháp xử lý khó khăn trước mắt do ngưng trệ thị trường Nga và Ukraine; đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, kể cả các thị trường trước đây có lượng nhập khẩu khá lớn (EU, Trung Quốc, Trung Đông,…) từ Nga, Ukraine đối với các mặt hàng như: thủy sản, gỗ và nội thất. Làm việc với các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu đầu vào để bàn giải pháp ổn định giá đầu vào cho sản xuất nông nghiệp trong nước.

Văn Duẩn

Người lao động





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Vợ chồng doanh nhân sản xuất phân bón giả quy mô cực lớn

Vợ chồng doanh nhân đã lập các công ty sản xuất phân bón giả với quy mô cực lớn, bán khắp các tỉnh, thành.

Mở hàng đầu năm, một loại hạt thế mạnh của Việt Nam thu về 10.000 tỷ đồng

Sau khi bội thu kỷ lục trong năm 2024, một loại hạt thế mạnh của Việt Nam mở hàng xuất khẩu trong 15 ngày đầu năm đã thu về gần 10.000 tỷ đồng.

Việt Nam xuất khẩu gạo cho 3 tỷ người làm lương thực chính

Gạo là lương thực chính của 3 tỷ người, toàn cầu có 117 nước và vùng lãnh thổ trồng lúa nhưng trên 90% gạo được sản xuất và tiêu thụ ở châu Á. Riêng Việt Nam, trong...

Việt Nam và Mỹ đạt thoả thuận về tranh chấp thuế chống bán phá giá ‘cá tỷ đô’

Sau nhiều năm, Việt Nam và Mỹ đã đạt thoả thuận trong vụ việc giải quyết tranh chấp về thuế chống bán phá giá cá tra, basa tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Tái canh cà phê để giữ vững "ngôi vương" xuất khẩu năm 2025?

Năm 2024, ngành cà phê Việt Nam ghi nhận kim ngạch xuất khẩu đạt 5.48 tỷ USD, mức cao kỷ lục nhờ giá cà phê tăng mạnh. Tuy nhiên, trước thực trạng diện tích lớn cây...

Giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ giảm xuống mức thấp nhất 18 tháng

Giá gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ được báo giá ở mức 431-440 USD/tấn, chạm ngưỡng thấp nhất kể từ ngày 20/7/2023, giảm so với mức giá 436-442 USD/tấn được ghi nhận vào...

Giá cà phê hôm nay 18-1: Nhảy vọt lên 5.000 USD/tấn

Giá cà phê hôm nay chốt tuần giao dịch tăng ở mức cực cao và vẫn khó dự đoán khi dễ dàng quay lại mốc 5.000 USD/tấn

Dự báo xuất khẩu cao su năm 2025 đạt trên 11 tỷ USD

Giá cao su trong nước và quốc tế trong giai đoạn đầu năm 2025 sẽ phụ thuộc lớn vào hiệu quả từ các chính sách kinh tế mà Trung Quốc đang triển khai.

Kim ngạch xuất khẩu phân bón năm 2024 tăng trưởng mạnh

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong năm 2024 cả nước xuất khẩu gần 1.73 triệu tấn phân bón các loại, tương đương trên 709.91 triệu USD, giá trung...

Giá phân bón năm 2025 kỳ vọng ổn định nhờ nguồn cung được củng cố

Giá phân bón trên thị trường Việt Nam năm 2025 vẫn chịu tác động từ yếu tố quốc tế, nhưng được kỳ vọng sẽ ổn định hơn so với năm 2024, nhờ nguồn cung nội địa được...

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98