Châu Á 'chia tay' lãi suất thấp do lo sợ lạm phát

19/04/2022 08:48
19-04-2022 08:48:00+07:00

Châu Á 'chia tay' lãi suất thấp do lo sợ lạm phát

Việc duy trì mức lãi suất thấp tại châu Á-Thái Bình Dương nay đã trở thành quá khứ.

Ngân hàng trung ương Hàn Quốc. Ảnh: Bloomberg

Kênh Al Jazeera ngày 15/4 cho biết những ngân hàng trung ương theo xu hướng thắt chặt như Ngân hàng trung ương Hàn Quốc và Ngân hàng Dự trữ New Zealand trong tháng này đã công bố nâng lãi suất vượt qua cả dự đoán của thị trường.

Ngân hàng trung ương tại những nền kinh tế châu Á mới nổi như Philippines, Malaysia và Ấn Độ đã “bắn tín hiệu” về khả năng tăng lãi suất. Bên cạnh đó, Ngân hàng Dự trữ Australia đã từ bỏ cam kết trước đó về “kiên nhẫn” trong việc tăng lãi suất. Nhưng Trung Quốc và Nhật Bản lại là ngoại lệ, vẫn bám trụ với tỷ lệ lãi suất thấp.

Xu hướng này dẫn đến mức chi phí cao hơn đối với vay và đầu tư trong khu vực ở thời điểm các nhà hoạch định chính sách cố gắng kiềm chế giá cả tăng cao mà không làm giảm hoàn toàn tăng trưởng kinh tế. Nhà kinh tế học Trinh Nguyen tại ngân hàng đầu tư Natixis trụ sở Hong Kong (Trung Quốc) lý giải: “Nợ cao và tăng trưởng chậm khiến các ngân hàng trung ương ưu tiên tăng trưởng”.

Theo Al Jazeera, khu vực châu Á Thái Bình Dương đã tránh được loại lạm phát vốn đang gây ra các vấn đề chính trị và chính sách ở Mỹ, nơi giá cả đang tăng với tốc độ nhanh nhất kể từ năm 1981.

Hầu hết các quốc gia châu Á-Thái Bình Dương chưa đạt đến tỷ lệ lạm phát 8,5% ở Mỹ, ngoại trừ Sri Lanka và Pakistan. Trong tháng 3, chỉ số giá tiêu dùng của Hàn Quốc đạt 4,1%, mức cao nhất một thập niên và chỉ số tương tự của Ấn Độ cũng tăng lên tới 6,95%.

Với tình trạng lạm phát manh nha, các nhà kinh tế học cho rằng trong năm 2022 sẽ có các đợt tăng lãi suất mặc dù ngân hàng trung ương ở một số quốc gia hồi phục yếu hơn như Thái Lan có thể vẫn bám trụ với chính sách tiền tệ nới lỏng lâu hơn.

Hà Linh

Báo Tin tức





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Đồng yen của Nhật Bản trượt giá xuống mức thấp nhất trong 34 năm

Giá đồng yen giảm sau khi Mỹ công bố các dữ liệu lạm phát mới cao hơn dự tính, đẩy giá đồng USD lên mức cao nhất trong 5 tháng và càng củng cố niềm tin rằng Fed sẽ...

Indonesia bất ngờ nâng lãi suất

Ngân hàng Trung ương Indonesia bất ngờ nâng lãi suất trong ngày 24/04 nhằm hỗ trợ đồng Rupiah, sau khi đồng tiền này rơi xuống đáy 4 năm.

Nhiều nước bày tỏ lo ngại trước việc đồng USD tăng giá mạnh

Đồng USD ở mức cao nhất kể từ tháng 11/2023 so với các đồng tiền mạnh khác và trên đà tăng tháng thứ tư liên tiếp khiến các nhà hoạch định chính sách từ Nhật Bản...

IEA dự báo 50% xe điện bán ra trong năm 2024 sẽ đến từ Trung Quốc

Trong báo cáo vừa công bố, Tổ chức Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo doanh số xe điện sẽ tăng mạnh trong năm 2024 và ngày càng gây áp lực lên nhu cầu dầu. Họ cho rằng...

Apple thất thế trước Huawei ở Trung Quốc

Doanh số iPhone rớt mạnh ở Trung Quốc trong quý đầu năm khi công ty đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các dòng điện thoại của Huawei.

Các công ty quản lý tài sản khổng lồ đang chi phối hệ thống tài chính Mỹ

Các công ty quản lý tài sản hàng đầu của Mỹ như Blackstone, Franklin Templeton, BlackRock và KKR, đang lấn lướt các ngân hàng ở Phố Wall để chi phối hệ thống tài...

Vì sao đồng USD tăng mạnh trở lại?

Thị trường tài chính thế giới đang đối mặt với một lực lượng mà họ không ngờ tới: Đồng đô la mạnh trở lại và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Các đồng tiền ổn định sau những biến động trên thị trường

Đồng yen tương đối ổn định và đồng USD duy trì gần mức cao sau những diễn biến địa chính trị và các hành động chính sách trong tuần trước.

Đồng won giảm mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008

Trong phát biểu ngày 19/4, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) Rhee Chang-yong cho biết tỷ giá hối đoái đồng won có thể giữ ổn định nếu căng thẳng ở Trung...

Giới đầu tư ồ ạt rút vốn khỏi thị trường

Giá cổ phiếu tăng cao khiến nhà đầu tư lo lắng, kích thích tâm lý lo lắng và gây ra làn sóng rút hàng tỷ đô la khỏi cổ phiếu và trái phiếu rác trong tuần qua.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98