Tổng giám đốc WTO: Thế giới phải tìm cách ngăn chặn một cuộc khủng hoảng lương thực

02/04/2022 10:00
02-04-2022 10:00:00+07:00

Tổng giám đốc WTO: Thế giới phải tìm cách ngăn chặn một cuộc khủng hoảng lương thực

Một trong những hậu quả nghiêm trọng nhất của cuộc xung đột tại Ukraine là giá lương thực tăng phi mã. Cộng đồng quốc tế phải hành động ngay bây giờ để ngăn nó đe dọa đến những người nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất trên thế giới.

Nguồn: Project Syndicate

* Bài viết thể hiện quan điểm của Ngozi Okonjo-Iweala

Hậu quả kinh tế đã vượt ra khỏi Châu Âu

Cuộc xung đột ở Ukraine đang gây ra những đau khổ, mất mát to lớn cho rất nhiều người. Tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO - World Trade Organization) nhận thấy rằng hậu quả kinh tế của cuộc xung đột đã vượt ra khỏi châu Âu. 

Ngay cả trước khi xảy ra xung đột, thực phẩm và năng lượng tăng giá đã làm căng thẳng ngân sách của các hộ gia đình và chính phủ ở nhiều quốc gia kém phát triển, nơi mà nền kinh tế phục hồi chậm chạp do đại dịch Covid-19. Những đợt tăng giá mới xuất phát do căng thẳng leo thang tại khu vực Đông Âu càng khiến cho tình trạng nghèo đói và mất an ninh lương thực gia tăng. Trước thực trạng này, vai trò của WTO, đặc biệt đối với những quốc gia nhập siêu lương thực, là cực kỳ quan trọng trong việc ngăn ngừa nạn đói.

Cả hai nước Nga và Ukraine chỉ chiếm 2.2% giao dịch thương mại toàn cầu. Tuy nhiên, theo ước tính của WTO, con số này không phản ánh hết tầm quan trọng của hai quốc gia trên thị trường ngũ cốc và năng lượng. Họ là những nhà cung cấp lớn phân bón, khoáng sản và những nguyên liệu đầu vào quan trọng cho hàng loạt hoạt động sản xuất. Ví dụ, trong năm 2020, hai quốc gia này cung cấp đến 24% sản lượng lúa mì toàn cầu và 73% dầu hướng dương.

Việc nhập khẩu những mặt hàng này mang tính thiết yếu cho vấn đề an ninh lương thực cơ bản tại nhiều quốc gia vốn thiếu thốn nguồn tài nguyên nước, đất canh tác và điều kiện thời tiết cho việc phát triển những loại lương thực cần thiết. Trong hơn ba thập niên qua, Nga và Ukraine đã trở thành nhà cung cấp ngũ cốc chính cho các quốc gia bao gồm Mongolia, Sri Lanka, Lebanon, Ai Cập, Malawi, Namibia và Tanzania. Thông qua Chương trình Lương thực Thế giới, Liên Hiệp Quốc đã cung cấp viện trợ lương thực cho những người bị ảnh hưởng bởi xung đột tại hơn 80 quốc gia, hơn một nửa số lượng lúa mì được mua từ Ukraine.

Việc phong tỏa các cảng của Ukraine và các lệnh trừng phạt quốc tế áp đặt đối với Nga đã làm giảm đáng kể lượng lúa mì hiện có trên toàn cầu. Với lo ngại nông dân Ukraine sẽ không trồng vụ xuân năm nay đã làm gia tăng lo ngại về nguồn cung, khiến giá lúa mì kỳ hạn tăng 40% và đạt mức cao kỷ lục trong tuần đầu tiên của tháng 03/2022.

Giá năng lượng và lương thực tăng cao đã bắt đầu gây ra các phản ứng chính sách quen thuộc. Một số chính phủ hạn chế xuất khẩu ngũ cốc và các loại thực phẩm chủ chốt khác trong nỗ lực duy trì nguồn cung trong nước và hạn chế giá cả tăng cao. Số lượng các đơn khiếu nại lên WTO ngày càng tăng từ các nhà xuất khẩu ở một số quốc gia thành viên đã nhấn mạnh mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Các biện pháp kiểm soát xuất khẩu như vậy có thể gây ra một vòng xoáy tăng giá và các hạn chế mới. Ngân hàng Thế giới ước tính rằng 40% mức tăng giá lúa mì toàn cầu trong cuộc khủng hoảng giá lương thực cuối cùng trong giai đoạn 2010-2011 là do các chính phủ hạn chế giao thương giữa thị trường nội địa và thế giới.

Hợp tác quốc tế sẽ giúp giảm thiểu các rủi ro

Kinh nghiệm cho thấy hợp tác quốc tế có thể giúp kiểm soát tác động của giá lương thực tăng cao. Trong một thập kỷ, việc chia sẻ thông tin về nguồn cung cấp thực phẩm và kho dự trữ thông qua Hệ thống Thông tin Thị trường Nông sản (Agricultural Market Information System) đã cho phép các nhà xuất khẩu và nhập khẩu hàng đầu ngăn chặn sự hoảng loạn và giữ cho thị trường vận hành trơn tru.

Hệ thống thương mại toàn cầu đã và đang phải vật lộn để đối phó với chi phí vận tải cao cùng với sự tắc nghẽn ở các cảng biển, sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa các quốc gia có thể giúp ổn định thị trường thực phẩm, năng lượng và hàng hóa; đồng thời giảm thiểu sự đứt gãy chuỗi cung ứng. Quan trọng hơn, chức năng giám sát và minh bạch của WTO có thể giúp đảm bảo rằng các chuỗi cung ứng nông sản và thực phẩm không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các lệnh trừng phạt đang diễn ra.

Khả năng nắm bắt thông tin tốt hơn về sự gián đoạn thị trường cũng sẽ cho phép cộng đồng quốc tế xác định và huy động các nguồn hỗ trợ tài chính cùng với các hỗ trợ khác cho các nước nghèo bị ảnh hưởng nặng nề bởi giá lương thực tăng. Điều này đặc biệt cấp bách bởi vì ngay cả trước căng thẳng địa chính trị Nga - Ukraine, tốc độ tăng trưởng kinh tế đã bắt đầu chậm lại. Tỷ lệ tăng trưởng ở các quốc gia nghèo giảm mạnh và nằm ở mức thấp nhất so với trước năm 2020, phản ánh năng lực tài chính yếu kém và khả năng tiếp cận vắc xin COVID-19 không bình đẳng.

Một sự thật hiển nhiên là các chính phủ sẽ luôn tập trung giải quyết các vấn đề trong nền kinh tế của chính họ trước. Nhưng chúng ta cũng phải hành động ngay bây giờ để đảm bảo rằng một số người nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất trên thế giới không trở thành các nạn nhân ngoài dự kiến.

Giới thiệu tác giả Ngozi Okonjo-Iweala

Ngozi Okonjo-Iweala, Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), là cựu giám đốc điều hành của Ngân hàng Thế giới, Bộ trưởng Tài chính Nigeria, Chủ tịch hội đồng quản trị của Liên minh Toàn cầu về Vaccine và Tiêm chủng (GAVI). Bà là thành viên xuất sắc tại Viện Brookings và là Lãnh đạo Công chúng Toàn cầu tại Đại học Harvard.

Okonjo-Iweala đã có kinh nghiệm 25 năm làm việc tại Ngân hàng Thế giới. Bà cũng từng đảm nhiệm hai nhiệm kỳ Bộ trưởng Tài chính Nigeria (2003–2006, 2011–2015) dưới thời Tổng thống Olusegun Obasanjo và Tổng thống Goodluck Jonathan. Bà là người phụ nữ đầu tiên giữ chức Bộ trưởng Tài chính của Nigeria và cũng là bộ trưởng tài chính duy nhất từng phục vụ qua hai đời tổng thống. Năm 2005, Euromoney vinh danh bà là Bộ trưởng Tài chính toàn cầu của năm.

Nguồn: Wikipedia

Phòng Tư vấn Vietstock

FILI







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Quỹ đầu tư Mỹ sắp đạt thoả thuận mua lại cổ phần tại chuỗi gà rán KFC Nhật Bản

Nikkei Asia cho biết quản lý quỹ tài sản Carlyle Group của Mỹ sắp mua lại KFC Holdings Japan, nhà điều hành chuỗi cửa hàng gà rán KFC tại nước này.

Nhiều nước châu Á đẩy lùi thời điểm giảm lãi suất

Với triển vọng ngày càng mờ mịt về việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nới lỏng tiền tệ trong năm, nhiều ngân hàng trung ương ở châu Á buộc phải đẩy lùi thời điểm...

Triển vọng tăng trưởng năm 2024 của Trung Quốc được nâng lên 4,8%

Nền kinh tế Trung Quốc đã có khởi đầu năm mới mạnh mẽ nhờ nhu cầu nước ngoài đối với hàng hóa sản xuất của nước này và việc chính quyền nỗ lực phát triển công nghệ...

Kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại, lạm phát tăng cao

Tổng Sản phẩm Quốc nội của Mỹ đã tăng trưởng 1,6% trong quý 1/2024, thấp hơn nhiều mức trung bình được các nhà kinh tế dự báo trước đó là 2,4%, trong khi tốc độ...

Kinh tế Mỹ và kịch bản không hạ cánh

Từ chỗ được dự báo sẽ hạ cánh mềm, nền kinh tế Mỹ giờ đây đang có khả năng xảy ra kịch bản không hạ cánh, với lạm phát cao dai dẳng và tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này...

Hoạt động kinh doanh của Mỹ giảm tốc trước thềm cuộc họp của Fed

Theo nhà kinh tế trưởng Chris Williamson tại S&P Global Market Intelligence, sự suy giảm nhu cầu và sự hạ nhiệt của thị trường lao động đã dẫn đến áp lực giá thấp...

Nhà đầu tư tăng đặt cược Fed tiếp tục nâng lãi suất

Trên các thị trường quyền chọn lãi suất của Mỹ, nhà đầu tư bắt đầu tăng đặt cược Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất trong 12 tháng tới. Đó là kịch bản ít...

Doanh thu du lịch toàn cầu năm 2024 dự báo đạt 5.800 tỷ USD

Báo cáo Các xu hướng kinh tế du lịch thế giới dự báo số lượt du khách đến trên toàn thế giới sẽ lên đến 13.579 tỷ lượt trong năm 2024, tức là phục hồi 103,9% so với...

Sức mạnh của đồng USD - kịch bản nằm ngoài dự báo cho năm 2024

Chỉ số đồng USD của Bloomberg đã tăng hơn 4% trong năm nay, cho thấy "đồng bạc xanh" đã tăng giá so với tất cả các đồng tiền của các nước phát triển và thị trường...

Các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á trước áp lực đồng USD mạnh

Các nhà hoạch định chính sách ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều đang nhắc tới việc ổn định đồng nội tệ khi các đồng tiền này chịu sức ép lớn do chênh lệch giữa...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98