Fed không còn là người bạn thân thiện với thị trường chứng khoán

05/05/2022 13:45
05-05-2022 13:45:28+07:00

Fed không còn là người bạn thân thiện với thị trường chứng khoán

2022 rõ ràng là một năm đầy thách thức cho thị trường chứng khoán Mỹ, bất chấp đà tăng mạnh trong ngày 04/05. Không may cho nhà đầu tư, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có lẽ không cảm nhận thấy nỗi đau của họ.

* Fed nâng lãi suất 50 điểm cơ bản, giảm quy mô nắm giữ trái phiếu từ tháng 6

* Dow Jones vọt hơn 900 điểm sau quyết định nâng lãi suất từ Fed

Chủ tịch Fed Jerome Powell

Ngày 04/05, các quan chức Fed quyết định nâng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản (mức tăng mạnh nhất kể từ năm 2000) và nói rõ rằng sẽ có thêm nhiều đợt nâng lãi suất trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, họ cũng thông báo sẽ bắt đầu giảm quy mô tài sản 9,000 tỷ USD. Kế hoạch đưa ra trong ngày 04/05 cho thấy mỗi tháng, Fed sẽ cho phép một lượng trái phiếu đến hạn mà không tái đầu tư. Kể từ ngày 01/06, Fed sẽ giảm 30 tỷ USD trái phiếu Chính phủ Mỹ và 17.5 tỷ USD chứng khoán đảm bảo bằng khoản thế chấp (MBS) mỗi tháng. Sau 3 tháng, nhịp độ sẽ nâng lên tương ứng thành 60 tỷ USD và 35 tỷ USD.

Chứng khoán Mỹ tăng mạnh sau khi Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết họ chưa “chủ động cân nhắc” nâng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản. Dù vậy, việc Fed trở nên quá “diều hâu” trong vài tháng qua tạo ra cú đấm kép cho thị trường chứng khoán.

Fed muốn làm chậm lại nền kinh tế để kìm hãm lạm phát (thông qua kéo giảm nhu cầu). Đây là yếu tố thường kéo giảm tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp, thậm chí có thể khiến lợi nhuận suy giảm. Đồng thời, lãi suất cao hơn làm tăng tính hấp dẫn của các sản phẩm có thu nhập cố định hơn so với cổ phiếu. S&P 500 đã giảm 10% từ đầu năm 2022. Fed càng thắt chặt chính sách tiền tệ, môi trường đầu tư chứng khoán sẽ càng khó khăn hơn.

Dĩ nhiên, nếu thị trường chứng khoán giảm nhanh và mạnh, Fed có thể trì hoãn kế hoạch thắt chặt. Tình trạng căng thẳng nghiêm trọng trên thị trường tài chính sẽ được coi là rủi ro quá lớn cho nền kinh tế và Fed không thể ngang nhiên ngó lơ chúng. Tuy nhiên, để Fed trì hoãn kế hoạch thắt chặt, thị trường sẽ cần phải giảm cực mạnh, có thể là 20% so với đỉnh.

Một điểm khác biệt lớn trong năm nay là sau nhiều năm lo lắng về lạm phát quá thấp, giờ thì chúng lại quá cao. Mặc dù Fed và hầu hết chuyên gia kinh tế đều tin rằng lạm phát sẽ thuyên giảm trong vài tháng tới, nhưng họ vẫn nghĩ lạm phát sẽ khép lại năm 2022 ở trên mục tiêu 2% của Fed. Hơn nữa, với áp lực tiền lương ngày càng tăng, Fed muốn hạ nhiệt thị trường việc làm – một điểm khác biệt với giai đoạn cuối năm 2018 khi tăng trưởng tiền lương quá thấp.

Ngoài ra, cũng có một vài lý do khiến Fed có thể bỏ qua đà giảm của thị trường chứng khoán. Đầu tiên, ngay cả với đà giảm gần đây, mức định giá của thị trường chứng khoán Mỹ vẫn còn cao so với lịch sử. Việc thị trường giảm thêm có thể được xem là góp phần hạ nhiệt một thị trường quá đắt đỏ thay vì phản ánh những rắc rối về kinh tế.

Yếu tố thứ hai có lẽ quan trong hơn. Đà giảm của thị trường chứng khoán có lẽ không gây căng thẳng kinh tế. Tài chính của hộ gia đình vẫn đang tốt, với tỷ lệ nợ trên thu nhập vẫn còn thấp hơn rất nhiều ó với giai đoạn trước thềm cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009. Bảng cân đối kế toán của các doanh nghiệp trông vẫn mạnh, một phần vì nhiều công ty tận dụng mức lãi suất thấp để chốt mức lãi suất đi vay. Hơn nữa, nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp vẫn còn rất cao và việc giá cổ phiếu giảm không thể làm họ ngưng tuyển dụng.

Fed sẽ không ngừng hạ nhiệt nền kinh tế cho tới khi lạm phát giảm mạnh. Cho tới khi đó, giới đầu tư chứng khoán có lẽ sẽ hứng nhiều nhiều nỗi đau.

*Bài viết thể hiện quan điểm của Justin Lahart trên WSJ

Vũ Hạo (Theo WSJ)

FILI







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Dow Jones rớt gần 400 điểm sau dữ liệu kinh tế Mỹ mới nhất

Chứng khoán Mỹ giảm điểm vào ngày thứ Năm (25/04), sau khi dữ liệu kinh tế mới nhất của Mỹ cho thấy tốc độ tăng trưởng chậm lại rõ rệt và lạm phát vẫn còn dai dẳng.

Hàn Quốc triển khai hệ thống giám sát bán khống cổ phiếu bất hợp pháp

Sàn giao dịch Hàn Quốc sẽ thiết lập một hệ thống giám sát để phát hiện các giao dịch bất hợp pháp nhằm bán khống cổ phiếu mà không vay trước, được gọi là bán khống...

Phố Wall gần như đi ngang do lo ngại về lãi suất

Chỉ số S&P 500 gần như đi ngang vào ngày thứ Tư (24/04), khi lo ngại về lãi suất làm giảm sự nhiệt tình đến từ các báo cáo lợi nhuận doanh nghiệp tích cực.

Phố Wall tăng phiên thứ 2 liên tiếp, Dow Jones tăng hơn 250 điểm

Chứng khoán Mỹ tăng điểm phiên thứ 2 liên tiếp vào ngày thứ Ba (23/04), khi một loạt báo cáo lợi nhuận doanh nghiệp mạnh mẽ giúp xoa dịu đi mối lo ngại về lãi suất...

Sở giao dịch chứng khoán New York lấy ý kiến về phương án giao dịch xuyên ngày đêm

Sở giao dịch chứng khoán New York (NYSE) đang thăm dò ý kiến của những người tham gia thị trường về phương án cho phép giao dịch cổ phiếu suốt ngày đêm khi các cơ...

Phố Wall khởi sắc, S&P 500 đứt mạch 6 phiên giảm liên tiếp

Chứng khoán Mỹ khởi sắc vào ngày thứ Hai (22/04), phục hồi vị thế sau một tuần khó khăn, khi các cổ phiếu công nghệ phục hồi và căng thẳng ở Trung Đông giảm bớt...

Tata muốn mua lại hoạt động sản xuất iPhone của Pegatron

Tata đang mở rộng nhanh chóng với tư cách là đối tác lắp ráp của Apple tại Ấn Độ, giúp công ty công nghệ hàng đầu này giảm bớt phụ thuộc vào Trung Quốc.

Nasdaq Composite mất hơn 2%, giảm 6 phiên liên tiếp

Chỉ số Nasdaq Composite giảm phiên thứ 6 liên tiếp vào ngày thứ Sáu (19/04), ghi nhận chuỗi lao dốc dài nhất trong hơn 1 năm. Xu hướng giảm đến khi cổ phiếu Nvidia...

Chứng khoán toàn cầu bị bán tháo, Dow Jones tương lai giảm hơn 1%, Nikkei 225 sụt hơn 1,200 điểm

Thị trường chứng khoán toàn cầu bị bán tháo sau thông tin xảy ra một vụ nổ ở Iran, nhưng chưa biết nguyên nhân.

Giảm 5 phiên liên tiếp, S&P 500 ghi nhận chuỗi lao dốc dài nhất kể từ tháng 10/2023

Chỉ số S&P 500 giảm phiên thứ 5 liên tiếp vào ngày thứ Năm (18/04), ghi nhận chuỗi lao dốc dài nhất kể từ tháng 10/2023.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98