Lành mạnh hóa thị trường tài chính một cách… lành mạnh!

01/05/2022 20:00
01-05-2022 20:00:00+07:00

Lành mạnh hóa thị trường tài chính một cách… lành mạnh!

Gần đây, các thông điệp mạnh mẽ về quyết tâm làm trong sạch, lành mạnh hóa thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp liên tục được đưa ra từ cấp cao nhất trong hệ thống chính quyền đến các bộ, ngành và cơ quan chủ quản. Diễn biến này được kích hoạt sau các vụ phạm luật dẫn đến việc truy tố xảy ra trên thị trường chứng khoán và trái phiếu doanh nghiệp.

Nguồn cơn

Nguồn cơn trực tiếp của các vụ vi phạm pháp luật dẫn đến bắt bớ hẳn nhiên là sự… vi phạm pháp luật của một số cá nhân liên đới, là lãnh đạo tại một số doanh nghiệp. Tại sao điều này (sự vi phạm) lại xảy ra? Câu trả lời đương nhiên sẽ là tại các cá nhân này… cố tình vi phạm.

Tuy nhiên, sự thật/nguyên nhân không chỉ có thế.

Ví dụ với vụ việc bán cổ phiếu FLC không công bố trước của ông Trịnh Văn Quyết. Đây là sự vi phạm pháp luật lần thứ hai. Nếu như lần vi phạm trước xảy ra cách đây vài năm, tuy ở quy mô nhỏ hơn lần thứ hai này nhưng bản chất vi phạm là như nhau, mà bị xử lý mạnh tay thì ông Quyết không chắc đã dám tiến hành một vụ thao túng thị trường như lần thứ hai này.

Vậy, một trong những nguồn cơn làm thị trường tài chính Việt Nam phát triển không an toàn, lành mạnh chính là thái độ thiếu trách nhiệm của cơ quan chức năng với những hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng của các cá nhân và tổ chức tham gia thị trường.

Với vụ ông Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch, Tổng giám đốc của tập đoàn Tân Hoàng Minh, bị khởi tố tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản do “đã có hành vi gian dối, sử dụng các công ty thành viên phát hành chín đợt trái phiếu trái quy định pháp luật, tổng trị giá 10.300 tỉ đồng, để huy động tiền của nhà đầu tư nhưng không sử dụng vào các hoạt động kinh doanh theo hồ sơ phát hành trái phiếu”.

Có thể thấy cái “tội” này (xin không bàn đến là đúng hay sai ở đây) đã diễn ra công khai trước mắt các cơ quan chức năng trong một thời gian không phải là ngắn (từ tháng 7-2021) và quy mô không phải là nhỏ. Nhưng chỉ đến gần đây thì Bộ Tài chính mới “chỉ đạo” và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành quyết định hủy bỏ 9 đợt phát hành trái phiếu này căn cứ vào “đề nghị của cơ quan có thẩm quyền”(1).

Điều đáng lo, quan ngại nhất là cơ quan chức năng sẽ cho ra đời những “giải pháp” theo hướng siết chặt một cách không thỏa đáng, không liên quan gì đến những tồn tại và yếu kém chủ quan về phía cơ quan chức năng. Ví dụ về các giải pháp này là thu hẹp quy định về mục đích phát hành trái phiếu, yêu cầu về tỷ lệ an toàn tài chính khi phát hành, quy định rõ loại trái phiếu nhà đầu tư cá nhân được mua và giao dịch…

Nói cách khác, hành vi vi phạm của ông Dũng (sử dụng tiền phát hành trái phiếu không đúng mục đích nêu trong hồ sơ phát hành trái phiếu) đã được quy định rõ trong luật hiện hành nhưng chỉ được phát hiện và xử lý khi có đề nghị của cơ quan có thẩm quyền (Bộ Công an?), chứ không phải bởi cơ quan quản lý, giám sát trực tiếp là Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và trên đó là Bộ Tài chính. Sự bất cập này, nếu không phải là sự bao che, thiếu trách nhiệm, thì hẳn phải là sự yếu kém về nghiệp vụ quản lý, theo dõi, giám sát thị trường của cơ quan chức năng khi đã để lọt lưới hành vi phạm pháp.

Giải pháp

Như đã phân tích ở trên, một phần nguồn cơn để các vụ vi phạm pháp luật xảy ra chính là sai phạm, bất cập từ phía các cơ quan chức năng. Tuy nhiên, những điều bất cập này đã không được nhận biết và thừa nhận để lấy đó làm bài học và khắc phục. Một minh chứng rõ ràng là hầu như chưa có cá nhân, cơ quan nào bị quy trách nhiệm và bị xử lý một cách nghiêm túc, mạnh tay vì đã để xảy ra hết lùm xùm này đến lùm xùm khác.

Thay vào đó, dư luận dường như lại được định hướng vào những vấn đề ngoài trách nhiệm của phía cơ quan chức năng như nhà đầu tư không chuyên nghiệp, hành vi gian lận để trở thành nhà đầu tư chuyên nghiệp, mua trái phiếu thông qua các hợp đồng đầu tư… Phía doanh nghiệp cũng bị quy cho nhiều vấn đề như phát hành với khối lượng lớn, lãi suất cao vượt quá năng lực tài chính của doanh nghiệp, vi phạm quy định về công bố thông tin, sử dụng vốn sai mục đích đã công bố, sai phạm của các tổ chức cung cấp dịch vụ trong việc cung cấp thông tin đầy đủ, minh bạch, chính xác…(2).

Hiển nhiên là những vấn đề về phía nhà đầu tư và doanh nghiệp phát hành, cung cấp dịch vụ như nêu trên là có thật, đã và đang tồn tại. Nhưng như thế thì mới cần đến sự quản lý, thanh tra, giám sát và ngăn chặn của cơ quan chức năng, và các cơ quan này mới có lý do để tồn tại và liên tục mở rộng.

Việc “đánh bùn sang ao” này không chỉ làm cho các vấn đề tiêu cực vẫn tiếp tục phát sinh vì không được khắc phục tận gốc rễ (sự yếu kém, bất cập của cơ quan chức năng). Điều đáng lo, quan ngại nhất là cơ quan chức năng sẽ cho ra đời những “giải pháp” theo hướng siết chặt một cách không thỏa đáng, không liên quan gì đến những tồn tại và yếu kém chủ quan về phía cơ quan chức năng.

Ví dụ về các giải pháp này là thu hẹp quy định về mục đích phát hành trái phiếu, yêu cầu về tỷ lệ an toàn tài chính khi phát hành, quy định rõ loại trái phiếu nhà đầu tư cá nhân được mua và giao dịch…(2). Những quy định siết chặt này thậm chí còn làm toát lên tinh thần “không quản được thì cấm”, vốn sẽ gây ảnh hưởng trầm trọng đến sự phát triển bình thường của các thị trường tài chính như thông lệ trên thế giới mà tác giả đã đôi lần đề cập đến trước đây.

Quan trọng không kém, cho dù có được viện dẫn với mục đích lành mạnh hóa thị trường thì việc áp dụng thêm nhiều quy định theo hướng siết chặt lại như thế này cũng chỉ làm khó những doanh nghiệp và nhà đầu tư lương thiện chứ không làm khó được những ai cố tình vi phạm bởi năng lực quản lý, giám sát và ngăn chặn của các cơ quan chức năng cũng chỉ đến thế, nếu họ không thực tâm, thẳng thắn nhìn nhận và khắc phục, sửa đổi để nâng cao năng lực và trách nhiệm của mình.

Phan Minh Ngọc

TBKTSG







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 26/04

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.

26/04: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?

Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch hôm nay.

Vi phạm liên quan đến trái phiếu, chủ quản chuỗi The Coffee House bị xử phạt

Ngày 23/04/2024, Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP Seedcom (Địa chỉ trụ sở chính: L17-11...

Theo dấu dòng tiền cá mập 25/04: Tự doanh cùng khối ngoại bán ròng gần 940 tỷ đồng

Phiên giao dịch ngày 25/04, tự doanh công ty chứng khoán và khối ngoại lần lượt bán ròng gần 539 tỷ đồng và gần 397 tỷ đồng.

Vietstock LIVE: Đọc vị kết quả kinh doanh Q1/2024 và triển vọng kinh tế Việt Nam

Thị trường sẽ diễn biến ra sao trong bối cảnh kinh tế đầy biến động và đâu là chiến lược thích hợp cho nhà đầu tư trong thời gian tới?

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 25/04

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.

25/04: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?

Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch hôm nay. 

Theo dấu dòng tiền cá mập 24/04: Tự doanh và khối ngoại giao dịch ngược chiều

Phiên giao dịch ngày 24/04, trong khi tự doanh công ty chứng khoán mua ròng gần 996 tỷ đồng, thì khối ngoại lại xả gần 149 tỷ đồng. 

UBCKNN làm việc với World Bank và ASIFMA về dự thảo quy định liên quan đến các tiêu chí để nâng hạng thị trường

Chiều ngày 22/04/2024, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã có buổi làm việc trực tuyến với Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Hiệp hội thị trường tài chính và...

UBCKNN xử phạt loạt doanh nghiệp vi phạm công bố thông tin

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) có quyết định xử phạt hành chính đối với CTCP Thuận Đức (HOSE: TDP), CTCP Anh ngữ APAX và CTCP Thủy sản Việt Úc (VUG) do vi...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98