NHTW Trung Quốc bất ngờ hạ lãi suất cho vay 5 năm
NHTW Trung Quốc bất ngờ hạ lãi suất cho vay 5 năm
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) hạ một loại lãi suất quan trọng đánh dấu một bước chuyển bất ngờ về chính sách tiền tệ. Theo các chuyên gia kinh tế, động thái này sẽ góp phần hỗ trợ cho thị trường nhà ở yếu ớt, nhưng tác động sẽ khá hạn chế.
Trong ngày 20/05, PBoC hạ lãi suất chuẩn đối với khoản vay 5 năm trở lên từ 4.6% xuống 4.45%. Bước đi này của PBoC được đánh giá là khá bất ngờ vì trước đó, NHTW giữ nguyên lãi suất đối với cơ chế cho vay trung hạn. Trong ngày 20/05, PBoC cho biết họ cũng giữ nguyên lãi suất đối với khoản vay kỳ hạn 1 năm ở mức 3.7%.
Động thái mới nhất của PBoC cho thấy những hạn chế mà các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc phải đối mặt trong bối cảnh lãi suất Mỹ đang tăng và chính sách triệt tiêu Covid-19 (Zero Covid) tác động tới nền kinh tế. Sự bất ổn trong triển vọng kinh tế Trung Quốc cũng tác động tiêu cực tới triển vọng của tăng trưởng toàn cầu, khi các nền kinh tế phát triển choáng váng với mức tăng của lạm phát và lãi suất.
Đây là động thái mới nhất trong chuỗi các biện pháp hỗ trợ cho nền kinh tế đang suy yếu của Trung Quốc, với các ý tưởng như bơm tiền giá rẻ cho các ngân hàng, chương trình cho vay hỗ trợ các doanh nghiệp và hỗ trợ cho những chủ sở hữu nhà ở.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng gói hỗ trợ của PBoC không có những chính sách nới lỏng tiền tệ quy mô lớn và trên diện rộng như trong quá khứ, gần nhất là trong năm 2020. PBoC hạ lãi suất cho vay 2 lần vào đầu năm 2020, đồng thời giải phóng hàng tỷ USD thanh khoản vào hệ thống ngân hàng để hỗ trợ cho các doanh nghiệp.
Bước đi chính sách mới nhất “phát đi tín hiệu mạnh mẽ hơn rằng thay vì chọn các phương án nới lỏng tiền tệ trên diện rộng, PBoC muốn nới lỏng có mục tiêu hơn”, Tommy Wu, Chuyên gia kinh tế về Trung Quốc tại Oxford Economics, cho hay.
“Chúng ta không nên kỳ vọng sẽ có biện pháp kích thích quy mô lớn như hồi năm 2020”, Julian Evans-Pritchard, Chuyên gia kinh tế Trung Quốc cấp cao tại Capital Economics, cho biết trong báo cáo gửi tới khách hàng.
Vũ Hạo (Theo WSJ)
Tin cùng chuyên mục
Euro rơi xuống đáy 20 năm so với USD vì nỗi lo suy thoái
Đồng Euro giảm xuống mức thấp nhất trong 20 năm trong ngày 05/07, giảm hơn 1% xuống mức 1.0305 USD.
Đồng Euro giảm xuống mức thấp nhất trong 20 năm trong ngày 05/07, giảm hơn 1% xuống mức 1.0305 USD.
USD 13.1 (0)
Cuộc đua lãi suất của các nền kinh tế phát triển: Nước nào dẫn trước, nước nào tụt lại?
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) là ngân hàng trung ương duy nhất còn lại trong số các nền kinh tế phát triển tiếp tục giữ quan điểm cho rằng “lạm phát chỉ là tạm thời”...
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) là ngân hàng trung ương duy nhất còn lại trong số các nền kinh...
Vì sao lạm phát tại Malaysia thấp nhất khu vực?
Malaysia là quốc gia có tỷ lệ lạm phát thấp nhất Đông Nam Á khi chỉ tăng lên 2,8% vào tháng 5. Con số này vẫn vượt dự báo 0,2%, đồng thời là mức cao nhất kể từ đầu năm.
Chu kỳ thắt chặt tiền tệ toàn cầu 'khởi động'
Theo một phân tích của tờ Financial Times, các ngân hàng trung ương trên toàn thế giới đang đảo ngược lập trường chính sách tiền tệ nới lỏng trước đó với làn sóng thắt chặt chính sách rộng rãi nhất trong hơn 20 năm qua nhằm kiềm chế lạm phát đang tăng với tốc độ chưa từng có trong nhiều thập kỷ.
Theo một phân tích của tờ Financial Times, các ngân hàng trung ương trên toàn thế giới đang đảo...
CPI 3.7 (0)
'Cơn bão tài chính mới' liệu có ập tới châu Á?
Thị trường tài chính khu vực châu Á đã biến động mạnh sau khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) ngày 15/6 công bố kết quả cuộc họp chính sách tiền tệ mới nhất với quyết định tăng lãi suất thêm 0,75 điểm phần trăm, mức tăng cao nhất trong gần 30 năm qua. Đây được xem là hành động mạnh mẽ của Fed thể hiện quyết tâm kiểm soát lạm phát trong ngắn hạn.
Thị trường tài chính khu vực châu Á đã biến động mạnh sau khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) ngày...
USD 13.1 (0)
Vì sao thị trường tài chính toàn cầu vẫn bình yên sau vụ vỡ nợ của Nga?
Đầu tuần này, Nga đã vỡ nợ nước ngoài lần đầu tiên kể từ cuộc cách mạng Nga (năm 1917), vì không trả lãi đối với hai lô trái phiếu khi hết thời gian ân hạn 30 ngày vào ngày 26/06.
Các ngân hàng trung ương châu Á chi hàng tỷ USD bảo vệ tỷ giá đồng nội tệ
“Họ biết rằng họ không thể bảo vệ được đồng tiền của mình khỏi suy yếu so với USD, nhưng họ có thể làm cho sự sụt giảm đó trở nên mượt mà hơn”...
“Họ biết rằng họ không thể bảo vệ được đồng tiền của mình khỏi suy yếu so với USD, nhưng họ có thể...
USD 13.1 (0)
Quốc gia đầu tiên trên thế giới tăng lãi suất lên 200%
Ngân hàng trung ương Zimbabwe bày tỏ quan ngại lớn về lạm phát và nâng lãi suất từ 80% lên 200% để hạn chế đầu cơ tiền tệ.
Ngân hàng trung ương Zimbabwe bày tỏ quan ngại lớn về lạm phát và nâng lãi suất từ 80% lên 200%...
Hàng nghìn người Trung Quốc có thể mất trắng tiền gửi ngân hàng
Tiền gửi tại 4 ngân hàng địa phương ở Trung Quốc đã bị đóng băng trong gần 2 tháng. Nhiều khách hàng không thể lấy lại tiền, thậm chí đứng trước nguy cơ mất trắng.
Nga tuyên bố vẫn thực hiện trách nhiệm trả nợ theo quy định
Hãng tin Bloomberg cho rằng về mặt kỹ thuật, Nga đã bị vỡ nợ nhưng Bộ trưởng Tài chính Nga khẳng định nước này đã hoàn thành nghĩa vụ thanh toán nhưng số tiền này chưa đến tài khoản của các chủ nợ.
Hãng tin Bloomberg cho rằng về mặt kỹ thuật, Nga đã bị vỡ nợ nhưng Bộ trưởng Tài chính Nga khẳng...
USD 13.1 (0)