Sau lúa mì, Ấn Độ sắp hạn chế xuất khẩu đường

26/05/2022 15:24
26-05-2022 15:24:00+07:00

Sau lúa mì, Ấn Độ sắp hạn chế xuất khẩu đường

Là quốc gia xuất khẩu đường lớn thứ 2 thế giới, Ấn Độ sắp ban hành lệnh hạn chế xuất khẩu mặt hàng này để bảo vệ nguồn cung thực phẩm trong nước. 

Người nông dân thu hoạch mía tại Jalana, bang Maharashtra, Ấn Độ. Ảnh: Bloomberg

Động thái bảo hộ này xảy ra trong bối cảnh New Delhi vừa cấm xuất khẩu lúa mì. Ngay lập tức, giá đường đã tăng vọt.

Tờ Bloomberg dẫn một nguồn thạo tin cho biết Chính phủ Ấn Độ đang có kế hoạch giới hạn xuất khẩu đường ở mức 10 triệu tấn cho năm tiếp thị kéo dài đến tháng 9 tới. Mục đích của dộng thái trên là nhằm đảm bảo kho dự trữ trong nước trước khi mùa đường tiếp theo bắt đầu vào tháng 10.

Nhân vật yêu cầu giấu tên này cho biết chính sách đó có thể được công bố trong những ngày tới. Ấn Độ là nhà xuất khẩu đường lớn thứ hai thế giới sau Brazil năm 2021. Các khách hàng hàng đầu của Ấn Độ gồm có Bangladesh, Indonesia, Malaysia và Dubai.

Người phát ngôn của Bộ Lương thực và Bộ Thương mại của Ấn Độ hiện chưa đưa ra phản hồi về thông tin trên. Giá đường kỳ hạn giao dịch tại London đã tăng thêm 1%. 

Đầu tháng 5, Ấn Độ đã khiến cả thế giới bất ngờ khi ban bố lệnh cấm xuất khẩu lúa mì do bị mất mùa, khiến giá tiêu chuẩn tăng vọt. Những tuần gần đây kể từ khi bất ổn ở Ukraine đẩy giá lương thực toàn cầu tăng vọt hơn nữa, chính phủ các nước, đặc biệt là ở châu Á, đã phải áp dụng biện pháp cấm xuất khẩu hàng hoá. Điển hình, Indonesia đã cấm xuất khẩu dầu cọ, trong khi Malaysia ngừng xuất khẩu thịt gà.

Theo Hiệp hội các nhà máy đường Ấn Độ, Ấn Độ dự kiến sản xuất 35 triệu tấn trong mùa này và tiêu thụ 27 triệu tấn.

Việc ngừng xuất khẩu có thể sẽ tác động đáng kể đến thị trường đường toàn cầu do Ấn Độ là nhà sản xuất và xuất khẩu lớn.

Hoàng Trang

Báo Tin tức





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Ngành sắn đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 2 tỷ USD vào năm 2023

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) dự kiến đến năm 2030 diện tích trồng sắn áp dụng quy trình canh tác bền vững đạt 50%. Kim ngạch xuất khẩu sắn và...

3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cá tra sang thị trường UAE tăng 67% so với cùng kỳ

Tháng 3, Việt Nam xuất khẩu hơn 2 triệu USD cá tra sang UAE, tăng 62%. Lũy kế 3 tháng đầu năm 2024, giá trị xuất khẩu sang thị trường này đạt hơn 7 triệu USD, tăng...

Lần đầu tiên Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Singapore

Ba tháng đầu năm 2024, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Singapore đạt khoảng 36,15 triệu SGD, tăng hơn 80% so với cùng kỳ năm ngoái

FAO: Sản lượng thủy sản nuôi và khai thác đạt kỷ lục vào năm 2022

Theo số liệu của FAO, sản lượng thủy sản nuôi và khai thác toàn cầu đạt 223.2 triệu tấn vào năm 2022, đây là mức cao nhất kể từ năm 1950.

Chỉ số hàng hóa MXV-Index lấy lại đà tăng sau 3 ngày suy yếu

Số liệu từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, sắc xanh đỏ đan xen trên bảng giá, phản ánh diễn biến giá phân hoá của giá hàng hoá nguyên liệu thế giới...

Giá cà phê trong nước tăng như vũ bão, tiến sát 120.000 đồng/kg

Giá cà phê trong nước và quốc tế đồng loạt tăng từng ngày, phá vỡ mọi đỉnh lịch sử.

Sầu riêng sụt giá mạnh

Ngày 16-4, tại một số tỉnh ở ĐBSCL, giá sầu riêng giảm 45.000 - 50.000 đồng/kg so với cách đây 1 tháng. Thương lái hiện mua sầu riêng xô tại vườn với giá 65.000 -...

Chỉ số hàng hóa MXV-Index trở lại vùng đỉnh 7 tháng

Số liệu từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, kết thúc ngày giao dịch 10/4, lực mua chiếm ưu thế trở lại trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới...

Việt Nam có 4 loại hạt tỷ USD: Giá bán cao kỷ lục, sản lượng top đầu thế giới

Trúng thầu lớn, giá cao kỷ lục lịch sử, hàng trong kho sắp cạn, từ chối bớt đơn hàng… là những thông tin được đề cập khi nói đến 4 loại hạt tỷ USD của Việt Nam. Cả...

Giá cà phê tăng cao, nguy cơ đổ vỡ các hợp đồng liên kết

Thực tế hiện nay ngành cà phê Việt Nam đang phải đối mặt là giá tăng quá nhanh, ở mức quá cao, dẫn đến tình trạng tranh mua tranh bán, và có nguy cơ đổ vỡ hợp đồng.

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98