Trung Quốc tăng cường mua dầu "giá hời" từ Nga

21/05/2022 09:15
21-05-2022 09:15:00+07:00

Trung Quốc tăng cường mua dầu "giá hời" từ Nga

Các công ty Trung Quốc đang lấp đầy lỗ hổng do người mua phương Tây để lại sau khi Nga tiến hành chiến dịch đặc biệt tại Ukraine và nhiều khách hàng quan trọng đã cấm nhập khẩu dầu của Nga.

Hệ thống đường ống dẫn khí đốt của Tập đoàn Gazprom (Nga). (Ảnh: EPA/TTXVN)

Theo các nhà giao dịch dầu mỏ, Trung Quốc đang tăng cường thu mua dầu giá hời từ Nga, sau khi phương Tây áp đặt các lệnh trừng phạt đối với “xứ Bạch dương.”

Đơn vị chuyên cung cấp phân tích về năng lượng Vortexa Analytics ước tính lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc từ Nga qua đường biển tăng vọt lên mức kỷ lục 1,1 triệu thùng/ngày trong tháng Năm, so với mức 750.000 thùng/ngày trong quý I/2022 và 800.000 thùng/ngày năm 2021.

Unipec, chi nhánh thương mại của tập đoàn lọc dầu hàng đầu châu Á Sinopec Corp, đang dẫn đầu lượt mua, cùng với Zhenhua Oil, một đơn vị thuộc tập đoàn quốc phòng Norinco của Trung Quốc. Công ty tư nhân Livna Shipping Ltd, gần đây cũng nổi lên như một đơn vị vận chuyển lớn dầu Nga sang Trung Quốc. Tuy nhiên, Sinopec, Zhenhua và Livna từ chối bình luận về vấn đề này.

Các công ty trên đang lấp đầy lỗ hổng do người mua phương Tây để lại sau khi Nga tiến hành chiến dịch đặc biệt tại Ukraine. Sau đó, Mỹ, Anh và một số khách hàng quan trọng khác đã cấm nhập khẩu dầu của Nga.

Liên minh châu Âu (EU) đang trong quá trình hoàn tất một vòng trừng phạt nữa bao gồm lệnh cấm mua dầu của Nga. Nhiều nhà máy lọc dầu tại châu Âu đã ngừng mua hàng từ Nga vì sợ vi phạm các biện pháp trừng phạt. Vitol và Trafigura, hai đơn vị giao dịch hàng hóa lớn nhất thế giới, đã dừng mua hàng từ Rosneft, nhà sản xuất dầu mỏ lớn nhất của Nga.

Đà giảm của giá dầu Nga (giảm 29 USD/thùng so với trước khi xảy ra xung đột với Ukraine) đem lại lợi ích cho các nhà máy lọc dầu Trung Quốc khi họ phải đối mặt tỷ suất lợi nhuận thu hẹp trong bối cảnh nền kinh tế giảm tốc.

Theo thỏa thuận của chính phủ, Trung Quốc nhận khoảng 800.000 thùng dầu/ngày từ Nga thông qua đường ống, qua đó nâng mức nhập khẩu dầu trong tháng Năm lên gần 2 triệu thùng/ngày, chiếm 15% tổng nhu cầu của Trung Quốc. Đối với Nga, doanh số bán dầu cho Trung Quốc đang giúp nền kinh tế nước này tránh các tác động từ lệnh trừng phạt của phương Tây./.

Trà My

Vietnam+





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Giá dầu tăng hơn 2% sau khi Mỹ doạ cắt nguồn cung từ Iran

Thị trường dầu mỏ tăng mạnh trong phiên cuối tuần sau khi Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Chris Wright cho biết Mỹ có thể chấm dứt hoạt động xuất khẩu dầu của Iran.

Giá dầu lao dốc hơn 3% vì căng thẳng thương mại Mỹ-Trung

Giá dầu thô tương lai giảm hơn 3% vào hôm thứ Năm, khi giới đầu tư lo ngại Mỹ đang áp thuế quá cao với Trung Quốc, vốn là nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới.

Giá xăng RON 95 giảm gần 2,000 đồng/lít

Giá xăng tại kỳ điều hành ngày 10/4 được điều chỉnh giảm mạnh sau 3 lần tăng liên tiếp. Giá xăng RON 95 về sát mức 19,000 đồng/lít.

Giá dầu tăng 13% từ đáy sau tin hoãn thuế

Hợp đồng tương lai dầu thô Mỹ đã bứt phá hơn 4% vào thứ Tư, ghi nhận ngày tăng mạnh nhất kể từ tháng 10/2024 sau khi Tổng thống Donald Trump công bố mức thuế quan...

Thuế quan Mỹ có hiệu lực, giá dầu rớt xuống mức thấp nhất trong hơn 4 năm

Vào lúc 13 giờ 55 phút (giờ Việt Nam), giá dầu Brent giao sau đã giảm 1,39 USD, tương đương 2,21%, còn 61,43 USD/thùng, trong khi giá dầu thô WTI của Mỹ hạ 1,50...

Dầu WTI rớt mốc 60 USD/thùng xuống thấp nhất trong 4 năm

Giá dầu WTI rớt mốc 60 USD/thùng, xuống mức thấp nhất trong 4 năm vào ngày thứ Ba (08/04), khi nhà đầu tư lo ngại rằng chính sách thuế quan toàn diện của Tổng thống...

Dầu WTI giảm thêm 2% do nỗi lo suy thoái

Giá dầu WTI giảm 2% vào ngày thứ Hai (07/04), góp phần vào đà giảm sâu trong tuần trước do lo ngại chính sách thuế quan toàn cầu của Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ...

Giá dầu tiếp tục lao dốc do lo ngại chiến tranh thương mại toàn cầu

Giá dầu Brent tương lai giảm 2,28 USD (tương đương 3,5%) xuống còn 63,30 USD/thùng, trong khi giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) mất 2,20 USD (3,6%) xuống 59,79...

Dầu sụt hơn 6% xuống đáy hơn 3 năm do lo ngại suy thoái

Giá dầu rớt xuống mức thấp nhất kể từ năm 2021 trong tuần này, một phần là do lo ngại rằng mức thuế quan mới của Mỹ sẽ gây tổn hại đến tăng trưởng kinh tế.

Dầu sụt 6% sau khi 8 thành viên OPEC+ nhất trí tăng sản lượng dầu

Giá dầu giảm mạnh vào ngày thứ Năm (03/04), khi 8 nhà sản xuất chủ chốt thuộc OPEC+ thống nhất tăng sản lượng dầu thô kết hợp thêm 411,000 thùng/ngày, đẩy nhanh tốc...

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98