GDP quý 2 năm 2022 tăng 7.72%

29/06/2022 09:04
29-06-2022 09:04:00+07:00

GDP quý 2 năm 2022 tăng 7.72%

Theo Báo cáo của Tổng cục Thống kê vừa công bố, Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 2 năm 2022 ước tính tăng 7.72% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý 2 các năm trong giai đoạn 2011-2021.

GDP quý 2 của Việt Nam tăng mạnh so với quý 1

Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3.02%, đóng góp 4.56% vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8.87%, đóng góp 46.85%; khu vực dịch vụ tăng 8.56%, đóng góp 48.59%. Về sử dụng GDP quý 2/2022, tiêu dùng cuối cùng tăng 7.32% so với cùng kỳ năm trước; tích lũy tài sản tăng 4.57%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 12.33%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 4.88%.

GDP 6 tháng đầu năm 2022 tăng 6.42%, cao hơn tốc độ tăng 2.04% của 6 tháng đầu năm 2020 và tốc độ tăng 5.74% của 6 tháng đầu năm 2021 nhưng thấp hơn tốc độ tăng 7.28% và 6.98% của cùng kỳ năm 2018 và 2019. Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2.78%, đóng góp 5.07%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7.70%, đóng góp 48.33%; khu vực dịch vụ tăng 6.60%, đóng góp 46.60%.

Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, ngành chăn nuôi phát triển ổn định, sản lượng gỗ khai thác và xuất khẩu gỗ khởi sắc; sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng khá đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Trong đó, ngành nông nghiệp 6 tháng đầu năm 2022 tăng 2.31% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 0.21 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành lâm nghiệp tăng 4.97% nhưng chiếm tỷ trọng thấp nên chỉ đóng góp 0.03 điểm phần trăm; ngành thủy sản tăng 3.95%, đóng góp 0.1 điểm phần trăm.

Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp 6 tháng đầu năm 2022 tăng 8.48% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 2.94 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 9.66%, thấp hơn mức tăng 11.3% và tương đương mức tăng 9.63% của cùng kỳ các năm 2018 và 2019, đóng góp 2.58 điểm phần trăm. Ngành sản xuất và phân phối điện tăng 6.1%, đóng góp 0.24 điểm phần trăm. Ngành khai khoáng tăng 2.28%, đóng góp 0.08 điểm phần trăm trong mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Ngành xây dựng tăng 3.65%, đóng góp 0.25 điểm phần trăm.

Khu vực dịch vụ 6 tháng đầu năm 2022 tăng 6.60% so với cùng kỳ năm trước, chỉ cao hơn mức tăng 0.49% và 3.92% của cùng kỳ năm 2020 và 2021 nhưng thấp hơn so với mức tăng cùng kỳ của các năm 2014-2019. Trong khu vực dịch vụ, đóng góp của một số ngành có tỷ trọng lớn vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm như sau: Bán buôn và bán lẻ tăng 5.82% so với cùng kỳ năm trước, là ngành có đóng góp lớn nhất vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế với 0.58 điểm phần trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 9.5%, đóng góp 0.52 điểm phần trăm; dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 11.19%, đóng góp 0.25 điểm phần trăm; hoạt động kinh doanh bất động sản tăng 3.94%, đóng góp 0.16 điểm phần trăm; ngành vận tải, kho bãi tăng 8.13%, đóng góp 0.46 điểm phần trăm.

Về cơ cấu nền kinh tế 6 tháng đầu năm 2022, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 11,05%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 39.30%; khu vực dịch vụ chiếm 40.63%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9.02%.

Về sử dụng GDP 6 tháng đầu năm 2022, tiêu dùng cuối cùng tăng 6.06% so với cùng kỳ năm 2021; tích lũy tài sản tăng 3.92%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 9.10%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 4.41%.

Nhật Quang

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Bộ Nội vụ đề xuất tiêu chí mới, dự kiến thu gọn còn 5.000 xã

Đại diện Bộ Nội vụ cho biết, cơ quan này đã hoàn thiện dự thảo mới nhất Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính. Theo đó, với các tiêu...

Từ quốc gia nghèo đến nền kinh tế phát triển nhanh nhất - Bài 1: Khó khăn, thách thức và đổi mới

Sau năm 1975, nước ta đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng: nền kinh tế bị tàn phá nặng nề sau nhiều năm chiến tranh, cơ sở hạ tầng lạc hậu, sản xuất đình trệ...

Kinh tế Việt Nam qua góc nhìn quốc tế: Cơ hội bứt phá

Việt Nam đang trên hành trình trở thành nền kinh tế có thu nhập cao với tốc độ tăng trưởng thuộc nhóm nhanh nhất Đông Nam Á.

PMI tháng 3/2025: Sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới tăng trở lại

Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng - Manufacturing Purchasing Managers' Index - (PMI) ngành sản xuất Việt Nam của S&P Global trong tháng 3 đạt mức trên ngưỡng 50 điểm lần...

Những điểm nghẽn làm miền Tây tụt hậu

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng nông nghiệp trọng yếu của cả nước, góp phần quan trọng đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy...

Tăng trưởng kinh tế 2025: Chờ gió đông!

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 8% vào năm 2025, việc thúc đẩy tiêu dùng và đầu tư đóng vai trò then chốt, chiếm tới hơn 85% cấu thành GDP. Mặc dù...

Chính quyền hai cấp: Bộ Nội vụ đề xuất cấp huyện dừng hoạt động từ ngày 1/7

Dự thảo luật được Bộ Nội vụ xây dựng theo hướng, HĐND, UBND và các cơ quan chuyên môn trực thuộc cấp huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố và...

Phát triển Trung tâm tài chính sẽ nâng cao uy tín và sức hấp dẫn của Việt Nam

Việc phát triển các Trung tâm tài chính (TTTC) sẽ nâng cao uy tín và sức hấp dẫn của Việt Nam, thu hút vốn đầu tư quốc tế, đóng góp vào GDP, tạo thêm việc làm và...

Brazil công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường

Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva thông báo chính phủ nước này đã quyết định công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, đưa Brazil vào nhóm hơn 70 quốc...

Tổng Bí thư: Dự kiến sau sáp nhập sẽ còn 34 tỉnh, thành và 5.000 xã, phường

Tổng Bí thư cho biết trên cơ sở sắp xếp lại 63 tỉnh, thành phố hiện nay dự kiến sẽ có khoảng 34 tỉnh, thành phố; không tổ chức cấp huyện và sẽ tổ chức lại còn...


TIN CHÍNH




Hotline: 0908 16 98 98