Thị trường trái phiếu doanh nghiệp: Chúng ta cần làm gì?

02/06/2022 11:04
02-06-2022 11:04:29+07:00

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp: Chúng ta cần làm gì?

Trong dài hạn, trái phiếu doanh nghiệp phải được định hướng là kênh dẫn vốn quan trọng cho nền kinh tế theo đúng định hướng của Chính phủ và giảm áp lực cung ứng vốn cho tín dụng ngân hàng. Để thị trường phát triển lành mạnh, cần có quy định về xếp hạng tín nhiệm, đây là một khía cạnh cần phải nghiên cứu, xem xét đầy đủ, mặc dù xếp hạng tín nhiệm là rất cần thiết.

Chấn chỉnh là cần thiết

Giai đoạn năm 2017-2021, tốc độ phát triển bình quân của thị trường trái phiếu doanh nghiệp khoảng 46% và riêng trong năm 2021, con số này là 56%. Còn 3 tháng đầu năm 2022, tốc độ tăng trưởng của thị trường cũng rất cao, nhưng đến tháng 4 đã sụt giảm mạnh, trong đó, trái phiếu doanh nghiệp bất động sản gần như vắng bóng khỏi thị trường.

Nhìn nhận về những lỗ hổng trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp thời gian vừa qua, có hai mặt đó là cơ chế pháp lý và cơ chế quản lý. Về mặt pháp lý, các quy định của Nghị định 153/2020/NĐ-CP hiện nay kế thừa các quy định trước đây đã có những đổi mới, tuy nhiên chưa phù hợp với điều kiện phát triển của nền kinh tế và thói quen của thị trường trái phiếu mới hình thành tại Việt Nam. Vì thế dẫn đến việc quản lý theo dõi còn có nhiều vấn đề.

Chúng tôi cho rằng, việc chấn chỉnh cả về luật pháp, cơ chế thực hiện thanh kiểm tra giám sát là điều cần thiết, để thị trường trái phiếu doanh nghiệp có thể trở thành một kênh huy động vốn trung hạn dài hạn cho nền kinh tế.

Nếu theo tinh thần của phát hành trái phiếu trên thị trường quốc tế, thì Nghị định 153/2020/NĐ-CP tương đối tương đồng với quy định của nhiều quốc gia phát triển. Tuy nhiên, nếu áp vào điều kiện của Việt Nam với một thị trường tương đối mới, các nhà đầu tư cũng mới, nhận thức hiểu biết về trái phiếu chưa đầy đủ. Trên thị trường quốc tế, với thị trường chứng khoán chưa chính thức (OTC), việc các doanh nghiệp tự phát hành, tự bán trên thị trường là điều bình thường, thậm chí không cần thông qua sở giao dịch chứng khoán. Vì thế, họ cũng không cần phải có thông báo về kết quả kinh doanh cũng như tình hình tài chính doanh nghiệp,... Nhưng trên thị trường này, những người mua trái phiếu là những nhà đầu tư chuyên nghiệp, họ biết khi tham gia vào thị trường có rủi ro và cũng có bù đắp lợi nhuận thích đáng.

Cần có xếp hạng tín nhiệm

Trong dài hạn, trái phiếu doanh nghiệp phải được định hướng là kênh dẫn vốn quan trọng cho nền kinh tế theo đúng định hướng của Chính phủ và giảm áp lực cung ứng vốn cho tín dụng ngân hàng. Bên cạnh đó, nhu cầu vốn vay qua phát hành trái phiếu doanh nghiệp dự kiến sẽ ở mức cao, nhưng để đáp ứng được kỳ vọng và trở thành kênh dẫn vốn hiệu quả cho nền kinh tế thì còn nhiều việc phải làm. Đặc biệt là có quy định thế nào phù hợp với quy định chung là điều quan trọng.

Cần phải chú trọng phát triển thị trường OTC, quy định điều kiện bán chứng khoán lần đầu và quy định về mua đi bán lại của các doanh nghiệp niêm yết. Đây là những điều rất quan trọng nhằm tạo ra dòng chảy vốn tốt hơn. Chính việc mua đi bán lại sẽ tạo thuận lợi cho các thành phần tham gia cũng như cơ quan giám sát.

Đến nay, Nghị định 153 tiếp tục lần sửa thứ năm nhưng vẫn còn có nhiều vấn đề. Ví dụ như: Thứ nhất, quy định công ty mẹ không được phát hành trái phiếu doanh nghiệp để sau đó tài trợ cho công ty con trong hoạt động. Điều này không hợp lý và cần phải xem xét vì nhiều công ty con mới thành lập, khả năng tài chính yếu, tín nhiệm thấp trên thị trường, thì công ty mẹ phát hành và chuyển vốn cho công ty con là hợp lý. Do đó, nên có những quy định rộng rãi hơn để các tập đoàn lớn có thể làm việc này một cách đơn giản.Thứ hai, có quy định về xếp hạng tín nhiệm, đây là một khía cạnh cần phải nghiên cứu, xem xét đầy đủ, mặc dù xếp hạng tín nhiệm là rất cần thiết.

Tại Việt Nam, vì rất nhiều nhà đầu tư có nhận thức chưa đầy đủ và thiếu hiểu biết về thị trường, nên cần thiết phải có một bên thứ ba đứng ra, giúp các nhà đầu tư phân tích được tình hình tài chính doanh nghiệp, phân tích được rủi ro và lợi nhuận. Chính cơ quan xếp hạng tín nhiệm làm việc này là tốt nhất, bởi vì xếp hạng tín nhiệm hoàn toàn khác với kiểm toán, kiểm toán là chỉ kiểm trong một thời điểm nhất định, còn xếp hạng tín nhiệm sẽ phải làm liên tục trong cả một quá trình. Cho nên, so sánh, đối chiếu và khuyến nghị mà cơ quan xếp hạng đưa ra sẽ tương đối sát với tình hình thực tế của doanh nghiệp, giúp các nhà đầu tư có được cái nhìn tổng thể về doanh nghiệp phát hành trái phiếu, lịch sử tài chính,... hỗ trợ việc đầu tư chuẩn xác hơn. Còn về mục đích phát hành, cũng như yêu cầu giám sát là một trong những vấn đề cần có cơ chế hợp lý hơn.

Để thị trường phát triển lành mạnh, có hiệu quả thực sự, chúng ta cần tạo ra nhiều sản phẩm hơn nữa, từ đó thu hút các nhà đầu tư cá nhân tham gia trên cơ sở đa dạng hóa và giảm thiểu rủi ro. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp chỉ thực sự trở thành kênh dẫn vốn trực tiếp nếu có sự tham gia của các nhà đầu tư cá nhân. Bên cạnh các quy định về công khai, minh bạch thông tin, cũng như các quy định về an toàn tài chính, thì việc phát triển của các sản phẩm tài chính có mức lãi suất hấp dẫn, đồng thời mức độ rủi ro hợp lý là rất cần thiết.

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh

Tiền phong





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

VBMA: 5 doanh nghiệp phát hành trái phiếu trong tháng 3, trị giá gần 10.7 ngàn tỷ

Theo dữ liệu VBMA (Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam) tổng hợp từ HNX và SSC, tính đến ngày công bố thông tin 31/03/2025, có 1 đợt phát hành trái phiếu doanh...

Novaland hoàn tất mua lại trước hạn 21 lô trái phiếu trị giá 7 ngàn tỷ đồng

Theo thông báo ngày 09/04/2025 của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, HOSE: NVL) đã hoàn tất mua lại trước hạn gói...

Bất động sản Lan Việt xóa lỗ lũy kế sau năm lãi đậm, tất toán lô trái phiếu 4.1 ngàn tỷ

Sau 2 năm thua lỗ, Công ty TNHH Bất động sản Lan Việt (Lan Việt) ghi nhận lợi nhuận sau thuế hơn 315 tỷ đồng trong năm 2024 và hoàn tất thanh toán lô trái phiếu 4.1...

Ba triệu trái phiếu tổng giá trị 300 tỷ đồng của DNSE chính thức được giao dịch trên sàn chứng khoán

Trái phiếu DSEH2426001 của CTCP Chứng khoán DNSE chính thức niêm yết và được giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) từ ngày 08/04/2025 với mã chứng...

Doanh nghiệp liên quan đến Vạn Thịnh Phát không thể trả hơn 1.8 ngàn tỷ lãi trái phiếu do tài khoản bị phong tỏa

Trong công bố thông tin ngày 31/03/2025, CTCP Bông Sen (BongSen) cho biết không thể thanh toán khoản lãi hơn 1.8 ngàn tỷ đồng của lô trái phiếu BSENCH2126003 tại...

Bkav Pro lãi lớn, tiếp tục bị VNDIRECT đòi tiền

Dù lãi lớn trong năm 2024 với hơn 48 tỷ đồng nhưng Bkav Pro của ông Nguyễn Tử Quảng vẫn không thể trích mỗi tháng 1.5 tỷ đồng để trả nợ cho trái chủ.

Tập đoàn R&H không thể trả lãi đến hạn của lô trái phiếu 2,000 tỷ đồng

Trái phiếu của Tập đoàn R&H do Chứng khoán Tiên Phong (TPS, HOSE: ORS) làm đơn vị lưu ký, đã không thể thanh toán lãi đúng hạn.

Hưng Thịnh Land: Thông tin về lô trái phiếu 700 tỷ đồng

Đại diện người sở hữu trái phiếu, CTCP Chứng khoán VPBank (VPBankS) ngày 25/03 gửi văn bản báo cáo Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội...

3 doanh nghiệp năng lượng của ông Vũ Quang Bảo vi phạm nghĩa vụ nợ trái phiếu

3 doanh nghiệp năng lượng của ông Vũ Quang Bảo đã không thể thanh toán nợ gốc và lãi trái phiếu đúng hạn, TVSI với tư cách người đại diện trái phiếu đã gửi thông...

Chứng khoán HSC sắp đầu tư 2,000 tỷ đồng trái phiếu VietinBank

HĐQT CTCP Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HSC, HOSE: HCM) thông qua việc đầu tư vào trái phiếu tăng vốn cấp 2 của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam...


Hotline: 0908 16 98 98