Liệu lạm phát ở Mỹ đã tới đỉnh?

04/07/2022 11:03
04-07-2022 11:03:00+07:00

Liệu lạm phát ở Mỹ đã tới đỉnh?

Bộ Thương mại Mỹ trong một báo cáo vừa mới công bố đã đưa ra nhận định rằng, lạm phát của nước này đã ở vùng đỉnh. Nếu đúng như vậy, điều lo ngại tiếp theo là lạm phát sẽ giảm chậm hay nhanh, và liệu tăng trưởng kinh tế Mỹ có đủ mạnh để giúp vượt qua một cuộc suy thoái?

Căn cứ để xác định lạm phát đang ở vùng đỉnh?

Lạm phát theo chỉ số tiêu dùng (CPI) của Mỹ trong tháng 5 vừa qua ở mức cao kỷ lục trong vòng 40 năm qua, khi nhảy lên 8,6%. Tuy vậy trước đó, Cục Dự trữ liên bang (Fed) đã bắt đầu thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, thông qua việc tăng lãi suất cũng như giảm bảng cân đối tài sản của mình.

Chỉ số CPI của người dân Mỹ tăng 0,2% trong tháng 5, là mức tăng thấp nhất kể từ đầu năm. Không những vậy, khi số liệu được cập nhật điều chỉnh, chỉ số CPI tháng 4 chỉ tăng 0,6% thay vì 0,9%.

Tiêu dùng của người dân giảm trong bối cảnh lãi suất tăng, một số mặt hàng quan trọng đối với người dân Mỹ như ô tô cá nhân vẫn giữ giá cao, sẽ dẫn đến tồn kho của nhiều hàng hóa tiêu dùng khác tăng. Khi đó, dưới áp lực hàng tồn kho, các doanh nghiệp sẽ phải giảm giá, và có thể thấy lạm phát khó có lý do để tiếp tục tăng.

% thay đổi PCE so với năm trước.

Với xu hướng tiêu dùng giảm, giá cả bắt đầu hạ nhiệt, Fed càng có lý do để hài lòng với chính sách kiểm soát lạm phát của mình. Và do đó, Fed có thể tiếp tục mục tiêu nâng lãi suất đến cuối năm lên mức 3%, hoặc hơn thế nữa, để từ đó dần đạt được lạm phát mục tiêu trong trung, dài hạn là 2%.

Bên cạnh tổng cầu giảm, thu nhập thực tế của người lao động cũng bị giảm, do tốc độ tăng lương không theo kịp tốc độ của lạm phát. Chẳng hạn, trong tháng 5 vừa qua, lạm phát tăng 8,6% nhưng tiền lương tăng trung bình 5,2%. Khi thu nhập thực tế giảm, áp lực tăng giá cũng sẽ bị giới hạn đáng kể.

Thêm một yếu tố nữa để ủng hộ cho nhận định lạm phát đang ở mức cao nhất, là giá hàng hóa nguyên liệu đã có sự chững lại và giảm trong thời gian qua. Từ đầu tháng 6, nhiều loại nguyên liệu đầu vào của công nghiệp và sản xuất đã giảm giá hoặc mức tăng đã giảm lại.

Giá dầu thô trong vòng 1 tháng qua đã giảm 5%, giá than đá giảm 10%, giá gas tự nhiên giảm 30%, giá đồng và thép giảm khoảng 20%, và dầu cọ giảm gần 30%.

Cuối cùng, sự kết hợp giữa tổng cầu giảm và các nút thắt cổ chai trong chuỗi cung ứng được nới lỏng, khi Trung Quốc gỡ bỏ dần các quy định hà khắc trong phong tỏa, sẽ là yếu tố quan trọng đến việc giảm áp lực tăng giá, từ đó có thể tin được rằng lạm phát đã đến vùng đỉnh của nó.

PCE hay là CPI?

Lạm phát ở Mỹ được đo lường bằng 2 chỉ số là CPI (Consumer Price Index) và PCE (Personal Consumption Expenditures). Nếu như công chúng và các phương tiện thông tin truyền thông để ý nhiều đến CPI, Fed lại quan tâm hơn đến PCE, và dựa vào PCE để đảm bảo thực hiện được mục tiêu lạm phát 2% của mình.

Trong tháng 5 vừa qua, trong khi CPI tăng 8,6% thì PCE tăng 6,3% và PCE lõi tăng 4,7%. Đáng nói, trước đó PCE lõi của tháng 4 tăng 4,9%. Như vậy chỉ số lạm phát được tính theo PCE đã có xu hướng chững lại và đi xuống.

% thay đổi của CPI so với năm trước.

Sự khác nhau giữa chỉ số PCECPI ở chỗ CPI lấy số liệu từ người tiêu dùng, trong khi PCE lấy số liệu từ các doanh nghiệp. Không chỉ phạm vi quan sát (scope) khác nhau, tỷ trọng của các hàng hóa dịch vụ được đưa vào công thức tính cũng khác nhau.

Tuy nhiên, PCE sẽ phản ảnh sát với thực tế hơn yếu tố lạm phát thực. Lấy thí dụ, chỉ số giá cả tăng 10% nhưng nếu doanh nghiệp thực hiện khuyến mại giảm giá 5%, lạm phát thực đối với người tiêu dùng chỉ 5%.

Với nhiều khả năng các nền kinh tế vẫn duy trì tăng trưởng dù có chậm lại cùng với tỷ lệ thất nghiệp không tăng mạnh, kinh tế Mỹ và toàn cầu nói chung vẫn chưa đến cạnh bờ vực của một cuộc suy thoái.

Tuy vậy, mỗi nền kinh tế khác nhau sẽ có nguyên nhân cốt lõi của lạm phát khác nhau: xuất phát từ tổng cầu tăng nhanh, xuất phát từ chi phí đẩy, hoặc kết hợp nhiều yếu tố.

Với những tín hiệu tích cực ban đầu từ việc thực hiện chính sách tiền tệ của mình, hy vọng Fed có thêm một số yếu tố may mắn từ bên ngoài để giảm nhiệt được lạm phát, giúp nền kinh tế Mỹ cũng như kinh tế toàn cầu có một cú hạ cánh mềm.

Sự kết hợp giữa tổng cầu giảm và các nút thắt cổ chai trong chuỗi cung ứng được nới lỏng, khi Trung Quốc gỡ bỏ dần các quy định hà khắc trong phong tỏa, sẽ là yếu tố quan trọng đến việc giảm áp lực tăng giá, từ đó có thể tin được rằng lạm phát đã đến vùng đỉnh của nó.

TS. Võ Đình Trí, Trường ĐH Kinh tế TPHCM, IPAG Business School Paris, và AVSE Global

SGĐTTC





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Nhiều nước châu Á đẩy lùi thời điểm giảm lãi suất

Với triển vọng ngày càng mờ mịt về việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nới lỏng tiền tệ trong năm, nhiều ngân hàng trung ương ở châu Á buộc phải đẩy lùi thời điểm...

Triển vọng tăng trưởng năm 2024 của Trung Quốc được nâng lên 4,8%

Nền kinh tế Trung Quốc đã có khởi đầu năm mới mạnh mẽ nhờ nhu cầu nước ngoài đối với hàng hóa sản xuất của nước này và việc chính quyền nỗ lực phát triển công nghệ...

Kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại, lạm phát tăng cao

Tổng Sản phẩm Quốc nội của Mỹ đã tăng trưởng 1,6% trong quý 1/2024, thấp hơn nhiều mức trung bình được các nhà kinh tế dự báo trước đó là 2,4%, trong khi tốc độ...

Kinh tế Mỹ và kịch bản không hạ cánh

Từ chỗ được dự báo sẽ hạ cánh mềm, nền kinh tế Mỹ giờ đây đang có khả năng xảy ra kịch bản không hạ cánh, với lạm phát cao dai dẳng và tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này...

Hoạt động kinh doanh của Mỹ giảm tốc trước thềm cuộc họp của Fed

Theo nhà kinh tế trưởng Chris Williamson tại S&P Global Market Intelligence, sự suy giảm nhu cầu và sự hạ nhiệt của thị trường lao động đã dẫn đến áp lực giá thấp...

Nhà đầu tư tăng đặt cược Fed tiếp tục nâng lãi suất

Trên các thị trường quyền chọn lãi suất của Mỹ, nhà đầu tư bắt đầu tăng đặt cược Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất trong 12 tháng tới. Đó là kịch bản ít...

Doanh thu du lịch toàn cầu năm 2024 dự báo đạt 5.800 tỷ USD

Báo cáo Các xu hướng kinh tế du lịch thế giới dự báo số lượt du khách đến trên toàn thế giới sẽ lên đến 13.579 tỷ lượt trong năm 2024, tức là phục hồi 103,9% so với...

Sức mạnh của đồng USD - kịch bản nằm ngoài dự báo cho năm 2024

Chỉ số đồng USD của Bloomberg đã tăng hơn 4% trong năm nay, cho thấy "đồng bạc xanh" đã tăng giá so với tất cả các đồng tiền của các nước phát triển và thị trường...

Các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á trước áp lực đồng USD mạnh

Các nhà hoạch định chính sách ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều đang nhắc tới việc ổn định đồng nội tệ khi các đồng tiền này chịu sức ép lớn do chênh lệch giữa...

Thủ tướng phát lệnh khởi công đoạn cuối cùng trên tuyến cao tốc Bắc Nam phía đông

Sáng 21/04, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với tổng nguồn vốn hơn 11,000 tỷ đồng, là đoạn...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98