Nhận diện 4 rủi ro, bất cập từ kênh phân phối bảo hiểm qua ngân hàng

28/07/2022 15:34
28-07-2022 15:34:00+07:00

Nhận diện 4 rủi ro, bất cập từ kênh phân phối bảo hiểm qua ngân hàng

Trao đổi tại diễn đàn kinh tế - tài chính trực tuyến 2022 với chủ đề "Bancassurance: Tiềm năng và thách thức" do TBTCVN phối hợp cùng các đơn vị liên quan tổ chức chiều 27/7, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia đã chỉ ra 4 rủi ro, bất cập trong hoạt động của kênh phân phối này.

TS. Cấn Văn Lực tham gia trao đổi tại diễn đàn.

PV: Bảo hiểm liên kết ngân hàng (bancassurance) ngày càng trở nên phổ biến và quan trọng trên thế giới và Việt Nam, thậm chí ở nhiều thị trường, bancassurance đã trở thành một trong những kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm chính. Xin ông chia sẻ cụ thể về sự phát triển của bancassurance thời gian qua?

TS. Cấn Văn Lực: Trên thế giới, thị trường banca có giá trị ước tính vào khoảng 1.270 tỷ USD năm 2019 và dự báo sẽ đạt hơn 1.800 tỷ USD vào năm 2027, tăng khoảng 4,5%/năm (theo báo cáo của Imarc).

Trong đó, bảo hiểm nhân thọ chiếm tới 60% thị phần và bảo hiểm phi nhân thọ là 40% (tính theo giá trị sản phẩm bảo hiểm).

Sự phân hóa này thể hiện khá rõ ràng tại thị trường châu Âu, khi banca là kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm nhân thọ chính tại nhiều quốc gia như Bồ Đào Nha (chiếm tới 78% tổng phí bảo hiểm nhân thọ năm 2019) hay Ý (74,3%).

Trong khi đó, ở mảng phi nhân thọ, banca chỉ chiếm một phần nhỏ trong tỷ trọng phí bảo hiểm.

Tại Việt Nam, trong giai đoạn vừa qua, hoạt động banca đã phát triển một cách mạnh mẽ. Theo thống kê của Hiệp hội Bảo hiểm, cả doanh thu và tỷ trọng thu nhập từ banca của doanh nghiệp bảo hiểm ngày một tăng lên, từ 65 nghìn tỷ (chiếm 7,8% doanh thu phí bảo hiểm) năm 2017, lên tới 130 nghìn tỷ (chiếm 18,9%) năm 2020.

Đến năm 2021, doanh thu phí bảo hiểm qua kênh Banca đã chiếm khoảng 39% tổng doanh thu khai thác mới. Trong 6 tháng đầu năm 2022, thị trường Banca tăng trưởng 23% theo báo cáo của Bộ Tài chính.

VIB đạt gần 1.700 tỷ đồng phí dịch vụ bảo hiểm trong năm 2021, chiếm hơn 11% tổng thu nhập hoạt động nhờ thương vụ hợp tác với Prudential; TCB đạt 1.600 tỷ đồng, tăng 88,4% so với năm 2020 nhờ đẩy mạnh hợp tác với Manulife; ACB đạt 1.300 tỷ đồng qua hợp tác với Sunlife…

Về phía các ngân hàng, hoạt động banca đã đóng góp hàng nghìn tỷ đồng vào lợi nhuận trong năm 2021.

Về hình thức hợp tác, bên cạnh việc ký kết các thương vụ hợp tác phân phối bảo hiểm độc quyền (hoạt động đại lý), một số ngân hàng tập trung khai thác mảng bảo hiểm thông qua công ty con, công ty liên doanh, góp vốn.

Đơn cử như BIDV đẩy mạnh mảng bán bảo hiểm thông qua công ty bảo hiểm BIC (bảo hiểm phi nhân thọ), BIDV Metlife (bảo hiểm nhân thọ); MBBank thông qua Công ty bảo hiểm MIC (phi nhân thọ), công ty liên doanh MB ageas (nhân thọ)…

PV: Bên cạnh những mặt tích cực, hoạt động bancassurance tại Việt Nam đã và đang nảy sinh một số rủi ro, bất cập như: Giới hạn về nguồn nhân lực chưa được đào tạo bài bản; đạo đức của nhân viên ngân hàng; rủi ro xung đột lợi ích và tính hiệu quả khi tổ chức tín dụng phân phối sản phẩm bảo hiểm… Xin ông chia sẻ thêm về vấn đề này?

TS. Cấn Văn Lực: Trước hết, ta cần nhận diện 4 rủi ro, bất cập chính.

Đó là chất lượng tư vấn chưa cao do thực trạng hiện nay nhiều cán bộ tư vấn chưa hiểu hết những đặc tính kỹ thuật phức tạp của sản phẩm bảo hiểm, cũng như mức độ ưu tiên công việc khác nhau.

Rủi ro về đạo đức nghề nghiệp cũng có thể xảy ra (ở một số nơi, một số trường hợp xảy ra hiện tượng gượng ép, xung đột lợi ích và tính hiệu quả khi tổ chức tín dụng phân phối sản phẩm bảo hiểm…).

Bên cạnh đó là rủi ro lan truyền (có tính hệ thống), tức là việc xảy ra rủi ro tại 1 công ty bảo hiểm có thể ảnh hưởng đến ngân hàng thương mại với tư cách là đại lý, hay đối tác hay cổ đông chiến lược, hay công ty mẹ và ngược lại.

Ngoài ra là rủi ro về thông tin, dữ liệu còn thiếu trong khi quy định về cho phép chia sẻ thông tin, dữ liệu, công nhận kết quả thẩm định chưa có.

Các diễn giả tham gia trao đổi.

PV: Giải pháp nào để giải quyết những rủi ro này như thế nào, thưa ông?

TS. Cấn Văn Lực: Về giải pháp, cần tập trung vào những bất cập, rủi ro nêu trên.

Một là, cần tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý, nhất là nghiệp vụ banca (trong cả lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ), quy định rõ quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên liên quan. Đồng thời, có quy định cho phép cơ chế chia sẻ thông tin, dữ liệu, công nhận kết quả thẩm định, e-KYC, cũng như qui định về bảo mật, bảo vệ thông tin, dữ liệu khách hàng trong trường hợp này.

Hai là, các ngân hàng thương mại và công ty bảo hiểm cần đầu tư nhiều hơn cho việc đào tạo cán bộ về đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng giao tiếp, thuyết phục để tránh gây hiểu nhầm, khiến khách hàng cảm thấy không hài lòng hay bị ép buộc mua sản phẩm bảo hiểm. Bên cạnh đó, cũng cần tổ chức các khóa đào tạo nâng cao nghiệp vụ bảo hiểm cho cán bộ ngân hàng. Ngoài ra, cũng cần lưu ý vấn đề bảo mật thông tin khách hàng.

Ba là, ngân hàng thương mại và công ty bảo hiểm cần phối hợp xây dựng các sản phẩm bảo hiểm chuyên biệt, phù hợp với kênh bán qua ngân hàng, nhằm tránh sự cạnh tranh giữa các ngân hàng và các doanh nghiệp bảo hiểm, sản phẩm phải đáp ứng được nhu cầu của cả ngân hàng và khách hàng (thí dụ như sản phẩm bảo hiểm được sử dụng làm tài sản thế chấp cho khách hàng khi vay vốn tại ngân hàng…).

Bốn là, đẩy mạnh cấu phần giáo dục tài chính trong kế hoạch tài chính toàn diện, để khách hàng nhận thức được sự cần thiết của các sản phẩm bảo hiểm, hiểu biết về các sản phẩm bảo hiểm các ngân hàng thương mại, cũng như doanh nghiệp bảo hiểm cần tham gia tích cực vào hoạt động này bằng cách đẩy mạnh việc tuyên truyền, quảng bá sản phẩm bảo hiểm cũng như banca tới khách hàng.

PV: Xin cảm ơn ông!

Việc triển khai bancassurance đã giúp doanh nghiệp bảo hiểm tận dụng được đội ngũ nhân viên ngân hàng làm đại lý bảo hiểm với trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm giao tiếp ứng xử với khách hàng, giúp doanh nghiệp bảo hiểm tiết kiệm được chi phí đào tạo, tuyển dụng và quản lý đại lý. Đồng thời, phương thức này tận dụng được mạng lưới hoạt động rộng khắp của các ngân hàng với cơ sở vật chất khang trang; đội ngũ quản lý ngân hàng sẵn có…

Hồng Vân

TBTCVN





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (5)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Một mã cổ phiếu ngân hàng được kỳ vọng tăng

Mới đây, Công ty chứng khoán DNSE đưa ra dự báo giá cổ phiếu của một ngân hàng vừa “chào sàn” HOSE trong quý 1 năm 2024 sẽ tăng trong thời gian tới.

174 nghìn tỷ đã giải ngân theo chương trình kết nối ngân hàng doanh nghiệp tại TPHCM

Sau 4 tháng triển khai kể từ đầu năm 2024 đến nay, chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp theo cụm, khu vực trên địa bàn TPHCM đã phát huy hiệu quả và có...

Shinhan Bank: Cắt giảm lãi suất có thể gây ra áp lực tăng giá cả và biến động tỷ giá hối đoái

Bước sang giai đoạn tiếp theo của năm 2024, nền kinh tế và tài chính toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ càng để sẵn sàng thích ứng với...

LPBank muốn đổi tên tiếng Anh thành "Fortune Vietnam Bank"

Ngân hàng muốn đổi tên đầy đủ tiếng Anh thành "Fortune Vietnam Joint Stock Commercial Bank". Tên viết tắt tiếng Anh vẫn giữ nguyên là LPBank.

Giảm vốn điều lệ của ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc để giảm lỗ lũy kế tương ứng

Tại dự thảo thông tư thay thế Thông tư 11 năm 2019, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quyết định ghi giảm toàn bộ vốn điều lệ của ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt...

Mức định giá khác nhau trong các nhóm ngân hàng

Mức độ rủi ro khác nhau dẫn đến sự chênh lệch trong mức định giá cổ phiếu của các ngân hàng. Mỗi nhóm ngân hàng với chiến lược kinh doanh khác nhau dẫn đến sự phân...

Giá USD suy yếu

Tuần qua (02-03/05/2024), giá USD trên thị trường quốc tế giảm đáng kể sau quyết định giữ nguyên lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Đề xuất mức trích lập dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang dự thảo Nghị định quy định về mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro, việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động...

Lãi suất cho vay mới nhất của các ngân hàng thương mại

Nhiều ngân hàng công bố lãi suất cho vay bình quân, chênh lệch lãi suất giữa huy động và cho vay tháng 4. Tuy nhiên, một số nhà băng chỉ công bố lãi suất cho vay cơ...

NHNN đề xuất cấm tổ chức tín dụng khuyến mại trái quy định khi nhận tiền gửi

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam đề xuất nghiêm cấm tổ chức tín dụng khi nhận tiền gửi thực hiện khuyến mại dưới mọi hình thức (bằng tiền, lãi suất và các hình...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98