Nhiều cổ phiếu đã dưới giá trị sổ sách

15/07/2022 11:14
15-07-2022 11:14:59+07:00

Nhiều cổ phiếu đã dưới giá trị sổ sách

Ngày 15-7, Trường Đại học Ngân hàng TP HCM, Viện Nghiên cứu Phát triển TP HCM tổ chức Hội thảo Kinh tế vĩ mô thường niên 2022 với chủ đề "Kinh tế Việt Nam trong bối cảnh hậu bình thường mới của xung đột Nga - Ukraine: Hướng đi nào cho bất động sản và thị trường chứng khoán".

Tại hội thảo, đa phần các chuyên gia nhìn nhận cơ hội cho thị trường chứng khoán trong trung và dài hạn bởi thị trường đã giảm quá sâu, nhiều cổ phiếu đã thấp ngang, thậm chí thấp hơn giá trị sổ sách.

PGS-TS Nguyễn Đức Trung, Phó Hiệu trưởng phụ trách Trường Đại học Ngân hàng TP HCM, gợi ý điều hành chính sách 6 tháng cuối năm với việc nới giới hạn tăng trưởng tín dụng là rất cần thiết nhưng cần làm từ từ, không ồ ạt vì sẽ gây rủi ro. Ngân hàng Nhà nước nên đưa ra kịch bản trong trường hợp chấp nhận lạm phát tăng cao hơn so với mục tiêu đề ra để có thể thực hiện điều hành lãi suất trong dài hạn.

PGS-TS Trần Hoàng Ngân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển TP HCM, cho rằng Chính phủ cần quản trị khủng hoảng để ổn định vĩ mô từ nay đến cuối năm. Cần quan tâm và hạn chế tối đa việc đứt gãy chuỗi cung ứng. Việt Nam cần giải quyết các yếu tố công nghiệp nền tảng, nguyên vật liệu, hạn chế nhập khẩu. Đặc biệt nhanh chóng hoàn thiện thể chế, giải quyết các tắc nghẽn đồng thời giải quyết bài toán phân bổ nguồn lực về vốn, ngân sách, tài sản công… Về điều hành chính sách tiền tệ, tài khóa, ông Ngân cho rằng Chính phủ có thể điều chỉnh tăng trưởng tín dụng lên 16% thay vì 14%.

Chia sẻ về thị trường chứng khoán, theo GS-TS Võ Xuân Vinh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh doanh - Trường Đại học Kinh tế TP HCM, yếu tố chính của thị trường chứng khoán là giá trị doanh nghiệp và kỳ vọng tương lai. Hiện đầu tư công chậm giải ngân, các nhà đầu tư lớn chưa vào trong khi Chính phủ và mọi người nói nhiều về lạm phát, suy thoái, lãi suất tăng thì khó cho chứng khoán. 

Ở góc độ khác, ông Nguyễn Xuân Thành, Trường Đại học Fulbright Việt Nam, nêu lịch sử thị trường chứng khoán cho thấy sau 2 năm GDP tăng trưởng tốt thì chứng khoán sẽ "chạy". Còn một năm nữa mới biết được thị trường sẽ "chạy" thế nào. Hiện tại, cần tăng trưởng tín dụng khoảng 14%-15% để không tạo căng thẳng thị trường chứng khoán và bất động sản.

Một chuyên gia chứng khoán nhấn mạnh rằng thời điểm kinh tế vĩ mô có biến cố, thị trường chứng khoán trầm lắng chính là cơ hội cho nhà đầu tư có tầm nhìn dài hạn. Trong dài hạn, chứng khoán vẫn là kênh đầu tư tốt nhất và sớm phục hồi nhất khi kinh tế hồi phục. 

Cùng quan điểm, ông Lê Thành Nam, Phó Tổng Giám đốc Công ty Chứng khoán Ngân hàng Quân đội (MBS), cho rằng ngành tài chính ngân hàng, cụ thể là các mã chứng khoán đang thực sự hấp dẫn. Nhiều cổ phiếu ngành chứng khoán, ngân hàng thị giá đã ngang giá trị sổ sách nên đây là cơ hội để tích lũy tài sản chứng khoán hợp lý. 

Sơn Nhung

Người lao động





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Góc nhìn 16/04: Giằng co?

BETA cho rằng dù có tín hiệu hồi phục nhất định, xu hướng chủ đạo của VN-Index vẫn mang tính giằng co và chưa đủ cơ sở xác nhận sự đảo chiều mạnh.

Ngoài giảm thâm hụt thương mại, đòn thuế của Tổng thống Trump còn mục đích nào khác?

Tại chương trình Việt Nam và các chỉ số ngày 14/04, ông Trần Hoàng Sơn - Giám đốc Chiến lược thị trường Chứng khoán VPBank (VPBankS) đã có những chia sẻ xoay quanh...

Chứng khoán Maybank giảm dự báo VN-Index vì thuế quan, cần chuẩn bị cho kịch bản xấu nhất

Theo báo cáo chiến lược tháng 4 từ Chứng khoán Maybank, trong kịch bản cơ sở với mức thuế 30 - 35%, VN-Index mục tiêu cuối năm 2025 là 1,230 điểm; kịch bản tốt nhất...

Chuyên gia VPBankS: VN-Index vẫn có thể chạm ngưỡng 1,400 điểm trong năm 2025

Theo ông Trần Hoàng Sơn - Giám đốc Chiến lược thị trường Chứng khoán VPBank (VPBankS), trong một kịch bản thận trọng, mức tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp của...

Góc nhìn 15/04: Tốt xấu đan xen!

Sau phiên đầu tuần tăng gần 19 điểm, nhiều công ty chứng khoán (CTCK) tiếp tục lạc quan về khả năng tăng điểm trong phiên tới. Dù vậy, một số khác tin rằng thị...

Có nên mua VNM, PNJ và HHV?

Các công ty chứng khoán (CTCK) khuyến nghị mua VNM vì tỷ lệ cổ tức tiền mặt hấp dẫn hơn so với lãi suất gửi ngân hàng 12 tháng hiện nay; mua PNJ vì thị phần tiếp...

Góc nhìn tuần 14-18/04: Tiếp đà hồi phục?

Sau tuần biến động mạnh bởi lo ngại về thuế quan từ Mỹ, thị trường chứng khoán Việt Nam được kỳ vọng sẽ tiếp tục đà phục hồi trong tuần tới, với mục tiêu gần là...

PHS hạ dự báo VN-Index năm 2025, thấp nhất có thể về 900 điểm

Trong báo cáo chiến lược tháng 4/2025, Chứng khoán Phú Hưng (PHS) hạ dự báo VN-Index năm 2025 với triển vọng lợi nhuận toàn thị trường dự kiến 8 - 15% (dự báo cũ là...

VNDIRECT Research: VN-Index kết thúc năm 2025 tại 1,520 điểm trong kịch bản tích cực

Dựa trên các giả định về mức thuế đối ứng, hành động điều hành lãi suất của Fed và SBV, triển vọng nâng hạng thị trường, tăng trưởng EPS và P/E mục tiêu, VNDIRECT...

KBSV Research hạ dự báo VN-Index cuối năm 2025 về còn 1,100 điểm

Trong báo cáo triển vọng thị trường chứng khoán nửa đầu năm 2025, Khối phân tích Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV Research) giảm mạnh dự báo vùng điểm hợp lý của...


TIN CHÍNH

LPBS lập phương án tăng vốn lên gần 13 ngàn tỷ, mục tiêu kinh doanh đột biến trong năm 2025

LPBS lập phương án tăng vốn lên gần 13 ngàn tỷ, mục tiêu kinh doanh đột biến trong năm 2025

CTCP Chứng khoán LPBank (LPBS) sẽ tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2025 vào sáng ngày 24/04 tại Hà Nội, dự kiến xem xét thông qua phương án chào bán cổ phiếu để tăng vốn lên 12,668 tỷ đồng. Song song với đó là kế hoạch kinh doanh đột biến với doanh thu 1,015 tỷ đồng và lãi trước thuế 503 tỷ đồng, gấp hơn 5 lần thực hiện 2024.




Hotline: 0908 16 98 98