50 triệu căn hộ bỏ trống: “Quả bom hẹn giờ” của thị trường bất động sản Trung Quốc?

15/08/2022 14:12
15-08-2022 14:12:33+07:00

50 triệu căn hộ bỏ trống: “Quả bom hẹn giờ” của thị trường bất động sản Trung Quốc?

Liu Hong và cha mẹ cô sở hữu 4 căn nhà ở nhiều thành phố khác nhau tại Trung Quốc đại lục. Trong phần lớn thời gian, họ có đến 3 căn nhà còn để trống.

Cô gái 36 tuổi - hiện đang làm kiểm toán viên ở Thượng Hải - mua một căn hộ ở quê nhà Cáp Nhĩ Tân (phía Bắc tỉnh Hắc Long Giang) cách đây 13 năm với giá 320,000 Nhân dân tệ. Căn hộ này chỉ cách nơi ở của cha mẹ cô khoảng 2 dãy nhà.

“Bố mẹ tôi khăng khăng tôi nên có nhà riêng vì họ tin rằng chắc rằng một ngày nào đó tôi sẽ quay lại và sống ở Cáp Nhĩ Tân, hoặc tôi cần phải có căn nhà trước khi kết hôn. Tuy nhiên, những điều mà bố mẹ tôi mong đợi đều không xảy ra. Nửa năm nay, cả hai ông bà đều lên Thượng Hải sống cùng tôi sau khi nghỉ hưu”, cô Liu chia sẻ.

Liu tự mua cho mình căn hộ 2 phòng ngủ tại Thượng Hải với giá 2.6 triệu Nhân dân tệ trong năm 2015, sau khi quyết định an cư lập nghiệp tại đây. Vì cả Cáp Nhĩ Tân và Thượng Hải đều rất lạnh trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 4, cha mẹ cô thường về một căn nhà nghỉ dưỡng nhỏ của gia đình tại Hải Khẩu, tỉnh Hải Nam.

“Không dễ để tìm được người thuê hoặc người mua nhà ở Cáp Nhĩ Tân. Vì vậy, chúng tôi bỏ trống hai căn hộ ở đó. Về mặt lý thuyết, một mình gia đình chúng tôi có tới 2, 3 căn nhà mà không ai ở suốt cả năm”, cô Liu nói.

Trường hợp của Liu không còn lạ lẫm tại Trung Quốc. Theo ước tính, có tới hàng chục triệu căn hộ đang bỏ trống ở Trung Quốc đại lục. Tình trạng này có thể gây thêm rắc rối cho thị trường nhà ở vốn đang trong khủng hoảng của Trung Quốc, khi lượng nhà bỏ trống có thể kéo giảm giá nhà.

“Trung Quốc không thiếu nhà, với rất nhiều nhà đang bỏ không. Tỷ lệ nhà trống quá cao gây rất nhiều rủi ro”, Viện Nghiên cứu Beike (BRI) – công ty nghiên cứu bất động sản Trung Quốc – cho biết trong nghiên cứu gần nhất.

“Những ngôi nhà không có người ở trở thành một nguồn cung tiềm năng lớn. Khi những kỳ vọng về thị trường nhà đất không được như mong đợi, một lượng lớn nhà trống sẽ được tung ra thị trường và có thể đè nặng thêm áp lực giảm giá nhà”, BRI cho biết.

Theo báo cáo công bố trước đó của BRI, tỷ lệ nhà trống trung bình trên khắp Trung Quốc là 12.1%, trong khi tỷ lệ ở Mỹ và Australia lần lượt là 11.1% và 9.8%. Trong khi đó, tỷ lệ nhà trống tại Anh chỉ 0.9%.

Tỷ lệ này cũng đồng nghĩa với việc hiện có khoảng 50 triệu căn hộ không có người ở tại Trung Quốc, gấp 16 lần tổng số lượng nhà ở Hồng Kông.

Capital Economics - một công ty nghiên cứu và tư vấn có trụ sở tại London - còn đưa ra con số cao hơn rất nhiều. Theo ước tính năm ngoái, Trung Quốc có khoảng 30 triệu căn hộ/ngôi nhà chưa bán được, trong khi khoảng 100 triệu bất động sản khác có khả năng đã được mua nhưng chưa sử dụng.

Đây là tin chẳng lành với Liu và những người đồng cảnh ngộ với cô. Những người sở hữu nhà ở tại Trung Quốc có thể khó mà tìm được người mua khi kỷ nguyên bùng nổ của thị trường nhà ở đã hạ nhiệt.

“Một số căn hộ trống là kết quả từ cơn sốt bất động sản năm 2016-2018, thời điểm mọi người đổ xô đi mua nhà để đầu tư”, Sunshine Li, Chuyên viên bất động sản ở Nam Xương (tỉnh Giang Tây), giải thích.

Hiện khoảng 1/5 số nhà ở Nam Xương không có người ở, khiến thành phố này đứng đầu trong bảng danh sách 28 thành phố lớn có nhiều tài sản bất động sản bỏ trống, theo BRI. Báo cáo của BRI gây sự tranh cãi nảy lửa trên mạng xã hội, nhất là về bảng xếp hạng về thành phố có tỷ lệ nhà trống cao nhất. Trên Weibo, nhiều cư dân ở Nam Xương cho rằng thành phố này không thể đứng đầu bảng xếp hạng về tỷ lệ nhà trống.

Feng He (26 tuổi) - một giáo viên cấp hai - cho biết gia đình cô sở hữu một ngôi nhà 3 tầng, liền kề ở Côn Sơn (tỉnh Giang Tô). Căn nhà này không có người ở từ năm 2017 và được để dành như một căn nhà dành cho cha mẹ sau khi nghỉ hưu, cũng như khoản đầu tư cho bản thân. “Nếu có rắc rối về tài chính trong tương lai, bạn có thể bán căn nhà lấy tiền”, Feng nói.

Là con một trong gia đình, Feng tin rằng về sau mình sẽ tiếp quản cả 4 ngôi nhà do gia đình mình đứng tên, bao gồm căn hộ hạng sang 4 triệu Nhân dân tệ đang bỏ trống ở Côn Sơn.

Trong nhiều năm, những người như gia đình Liu và Feng luôn coi trọng bất động sản. Họ tin rằng việc mua thêm một căn nhà bất cứ lúc nào ở bất cứ đâu cũng chẳng có nguy hại gì, ngay cả khi họ không cần gấp. Tuy nhiên, hiện cơn sốt bất động sản đã qua, những ngôi nhà không sử dụng bắt đầu kém hấp dẫn hơn.

Gia đình Liu đang chật vật bán một trong những căn nhà bỏ trống. “Căn hộ cũ ở Cáp Nhĩ Tân không nhận được một lời hỏi mua cho tới nay”, cô nói.

Lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc cũng đang trong khủng hoảng. Khoảng 21 nhà phát triển bất động sản đã vỡ nợ ttrong năm vừa qua, đáng chú ý nhất là China Evergrande. Hàng ngàn người mua nhà đã biểu tình và ngừng thanh toán lãi vay thế chấp trong tháng trước.

Niềm tin về lĩnh vực bất động sản cũng đang hao mòn dần. Tới nay, chính quyền trung ương chưa đưa ra gói cứu trợ nào rõ ràng và chi tiết, dù rằng họ liên tục hứa sẽ ổn định thị trường nhà ở trong thời gian qua.

S&P Global Ratings kỳ vọng doanh số bất động sản toàn quốc sẽ giảm hơn 30% so với năm 2021, xuống mức 12-13 ngàn tỷ Nhân dân tệ trong năm 2022. Đồng thời, giá nhà ở trung bình có thể giảm 7%.

Điều này càng gia tăng lo ngại cho những ai muốn bán bất động sản đang để trống.

“Tôi hơi lo ngại rằng những căn nhà để trống rồi sẽ trở thành gánh nặng vào một ngày nào đó, nếu chúng tôi mắc kẹt với những căn hộ này từ năm này qua tháng nọ và vẫn phải đóng phí bảo trì, thuế”, Liu cho biết.

Vũ Hạo (Theo SCMP)

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Nhiều nước châu Á đẩy lùi thời điểm giảm lãi suất

Với triển vọng ngày càng mờ mịt về việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nới lỏng tiền tệ trong năm, nhiều ngân hàng trung ương ở châu Á buộc phải đẩy lùi thời điểm...

Triển vọng tăng trưởng năm 2024 của Trung Quốc được nâng lên 4,8%

Nền kinh tế Trung Quốc đã có khởi đầu năm mới mạnh mẽ nhờ nhu cầu nước ngoài đối với hàng hóa sản xuất của nước này và việc chính quyền nỗ lực phát triển công nghệ...

Kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại, lạm phát tăng cao

Tổng Sản phẩm Quốc nội của Mỹ đã tăng trưởng 1,6% trong quý 1/2024, thấp hơn nhiều mức trung bình được các nhà kinh tế dự báo trước đó là 2,4%, trong khi tốc độ...

Kinh tế Mỹ và kịch bản không hạ cánh

Từ chỗ được dự báo sẽ hạ cánh mềm, nền kinh tế Mỹ giờ đây đang có khả năng xảy ra kịch bản không hạ cánh, với lạm phát cao dai dẳng và tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này...

Hoạt động kinh doanh của Mỹ giảm tốc trước thềm cuộc họp của Fed

Theo nhà kinh tế trưởng Chris Williamson tại S&P Global Market Intelligence, sự suy giảm nhu cầu và sự hạ nhiệt của thị trường lao động đã dẫn đến áp lực giá thấp...

Nhà đầu tư tăng đặt cược Fed tiếp tục nâng lãi suất

Trên các thị trường quyền chọn lãi suất của Mỹ, nhà đầu tư bắt đầu tăng đặt cược Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất trong 12 tháng tới. Đó là kịch bản ít...

Doanh thu du lịch toàn cầu năm 2024 dự báo đạt 5.800 tỷ USD

Báo cáo Các xu hướng kinh tế du lịch thế giới dự báo số lượt du khách đến trên toàn thế giới sẽ lên đến 13.579 tỷ lượt trong năm 2024, tức là phục hồi 103,9% so với...

Sức mạnh của đồng USD - kịch bản nằm ngoài dự báo cho năm 2024

Chỉ số đồng USD của Bloomberg đã tăng hơn 4% trong năm nay, cho thấy "đồng bạc xanh" đã tăng giá so với tất cả các đồng tiền của các nước phát triển và thị trường...

Các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á trước áp lực đồng USD mạnh

Các nhà hoạch định chính sách ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều đang nhắc tới việc ổn định đồng nội tệ khi các đồng tiền này chịu sức ép lớn do chênh lệch giữa...

Thủ tướng phát lệnh khởi công đoạn cuối cùng trên tuyến cao tốc Bắc Nam phía đông

Sáng 21/04, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với tổng nguồn vốn hơn 11,000 tỷ đồng, là đoạn...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98