Doanh nghiệp bất động sản liên quan Tân Hiệp Phát lại mọc lên như “nấm sau mưa”

31/08/2022 13:00
31-08-2022 13:00:00+07:00

Doanh nghiệp bất động sản liên quan Tân Hiệp Phát lại mọc lên như “nấm sau mưa”

Chỉ cách đây khoảng 2 năm, công ty gia đình Tân Hiệp Phát gây rúng động trên thị trường bất động sản (BĐS) khi cho ra đời hàng loạt công ty kinh doanh bất động sản với vốn điều lệ trên ngàn tỷ mỗi công ty rồi “dẹp” đi trong tích tắc thì mới đây, động thái cho ra đời hàng một loạt công ty BĐS của Tân Hiệp Phát xuất hiện trở lại.

Theo tìm hiểu của người viết, giai đoạn 2017 – 2021, Tân Hiệp Phát cho thành lập gần 40 công ty có ngành nghề kinh doanh bất động sản. Các công ty này phần lớn do bà Trần Uyên Phương đứng tên đại diện pháp luật, làm cổ đông sáng lập; một số công ty do ông Trần Quí Thanh, hoặc vợ là bà Phạm Thị Nụ, con gái Trần Ngọc Bích làm đại diện pháp luật hoặc có tên trong danh sách cổ đông sáng lập. Bên cạnh đó là dưới chục công ty liên quan cũng mới được thành lập trong giai đoạn 2018-2021 có tên trong danh sách góp vốn thành lập các công ty do bà Phương, ông Thanh trực tiếp làm đại diện pháp luật.

Giai đoạn 2017-2019, Tân Hiệp Phát thành lập hơn 20 công ty bất động sản với vốn điều lệ đăng ký trên ngàn tỷ mỗi pháp nhân, cao nhất là CTCP Đầu tư và Phát triển BĐS Lộc Điền với 8,830 tỷ đồng. Tuy nhiên, phần lớn những công ty vốn khủng thành lập trong năm 2019 hiện đã phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể. 

Những doanh nghiệp liên quan tới Tân Hiệp Phát ngưng hoạt động

Sau khi cho ngưng hoạt động loạt doanh nghiệp thành lập năm 2019 thì sang năm 2021-2022, Tân Hiệp Phát lại cho thành lập khoảng chục công ty mới với vốn điều lệ vài trăm tỷ đồng mỗi đơn vị, tất cả đều hoạt động ngành nghề bất động sản. Các doanh nghiệp này đều do các thành viên trong gia đình ông Thanh nắm vốn và làm đại diện pháp luật, trong đó phần lớn là do bà Trần Uyên Phương đứng tên.

Nổi cộm trong danh sách này là Công ty TNHH Xây dựng và Quản lý Tài sản Tarryd vốn điều lệ 500 tỷ đồng do bà Phương góp toàn bộ, thành lập vào ngày 27/03/2018 và do ông Trần Quí Thanh làm đại diện pháp luật. Công ty này hiện là cổ đông của rất nhiều công ty bất động sản được thành lập trong năm 2021.

Danh sách các công ty BĐS do Tân Hiệp Phát thành lập giai đoạn 2017-2022
(còn hoạt động)

Ngoài pháp nhân đứng tên và góp vốn trực tiếp thì Tân Hiệp Phát cùng với một số cá nhân liên quan khác cũng thành lập khoảng 5 công ty là Công ty TNHH BĐS PPQ, Công ty TNHH BĐS Tiến Tới, Công ty TNHH BĐS 15 tháng 10, Công ty Đầu tư và Phát triển Oky Saigon, Công ty Đầu tư và Phát triển BĐS UKIF để góp vốn vào các công ty BĐS ở danh sách nêu trên.

Trong đó, với số vốn điều lệ khiêm tốn 20 tỷ đồng thì BĐS UKIF lại là công đông sáng lập của khá nhiều công ty BĐS thành lập trong năm 2021. BĐS UKIF khi mới thành lập do bà Phương làm cổ đông lớn nhất và đại diện pháp luật, sau đó vị trí đại diện này được chuyển sang cho bà Trương Thị Cẩm Hường.

Danh sách các công ty là cổ đông sáng lập của hàng loạt công ty BĐS do Tân Hiệp Phát thành lập

 

Thu Minh

FILI







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

IPA rót 850 tỷ đồng vào công ty liên quan Trung Nam, dự phòng 474 tỷ đồng với CRE

Ba tháng đầu năm 2024, Tập đoàn Đầu tư I.P.A (HNX: IPA) thuộc hệ sinh thái của VNDirect đã chi ra 850 tỷ đồng để sở hữu 9.36% vốn của CTCP Năng lượng Tái tạo Trung...

Lộc Trời lên tiếng về lùm xùm nợ hàng trăm tỷ tiền mua lúa của nông dân

CTCP Tập đoàn Lộc Trời (UPCoM: LTG) lên tiếng về lùm xùm nợ tiền mua lúa của nông dân, nhấn mạnh sẽ chấp nhận bán lúa giá thấp để nhanh chóng trả nợ. LTG cũng chấp...

Hoạt động tài chính giúp CEO thoát cảnh đi lùi

Doanh thu tài chính gấp 4 lần và chi phí lãi vay chỉ bằng 1/3, tạo điều kiện không thể thuận lợi hơn để CEO lãi ròng 36 tỷ đồng trong quý 1/2024, tăng 26% so với...

Thời tiết nóng đột biến, doanh nghiệp bán máy lạnh báo lãi tăng 80% trong quý 1

Với doanh nghiệp chuyên bán máy lạnh như CTCP Tập đoàn Nagakawa (HNX: NAG), thời tiết nóng bức chính là chất xúc tác tạo nên môi trường kinh doanh thuận lợi.

Viglacera dự kiến cho thuê 173ha đất KCN năm 2024, lãi ròng quý 1 tăng nhẹ

Năm 2024, Tổng Công ty Viglacera - CTCP (HOSE: VGC) đặt kế hoạch kinh doanh thận trọng với chỉ tiêu lãi trước thuế 1,110 tỷ đồng, giảm 31% so với năm 2023; dự kiến...

MWG đồng loạt giải thể 2 công ty con trong mảng nông sản và kho vận nhằm tối ưu vận hành

Ngày 08/05, HĐQT CTCP Đầu tư Thế giới Di động (HOSE: MWG) thông qua quyết định giải thể 2 công ty con là CTCP 4K Farm và CTCP Logistics Toàn Tín, với lý do tái cơ...

HAG đặt kế hoạch lãi sau thuế 2024 đi lùi, nguồn thu chủ lực từ cây ăn trái

Theo tài liệu trình ĐHĐCĐ thường niên 2024, CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL, HOSE: HAG) đặt mục tiêu tổng doanh thu tăng 20%, chủ lực tới từ cây ăn trái. Song, lãi sau...

Chưa hết khó khăn, Xi măng Bỉm Sơn nối dài chuỗi thua lỗ

CTCP Xi măng Bỉm Sơn (HNX: BCC) cho biết nhu cầu sử dụng xi măng bao đang dần thấp hơn xi măng rời, tiếp tục làm giảm lợi thế và thương hiệu xi măng của Công ty...

Bầu Đức bán Bệnh viện cho ai?

Cuối năm 2023, bầu Đức cho biết chuyển nhượng toàn bộ cổ phần tại CTCP Bệnh viện Đại học Y Dược - Hoàng Anh Gia Lai để trả nợ gốc trái phiếu, chính thức loại bỏ...

ACV sẽ vay 1.8 tỷ đô để đầu tư dự án sân bay Long Thành

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (UPCoM: ACV) dự kiến vay 1.8 tỷ USD từ ba ngân hàng quốc doanh là Vietcombank, VietinBank và BIDV để tài trợ cho dự án sân bay...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98