GDP thực tế của Nhật Bản lần đầu vượt mức trước đại dịch

15/08/2022 10:48
15-08-2022 10:48:00+07:00

GDP thực tế của Nhật Bản lần đầu vượt mức trước đại dịch

Chính phủ Nhật Bản đã dỡ bỏ hầu hết các biện pháp hạn chế về dịch COVID-19, từ đó giúp chi tiêu dùng cá nhân, vốn chiếm hơn 50% GDP của Nhật Bản, tăng 1,1% trong quý vừa qua.

Người dân mua thực phẩm tại Tokyo, Nhật Bản. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ngày 15/8, Văn phòng Nội các Nhật Bản thông báo trong quý 2/2022, GDP thực tế của nước này ước đạt 542.120 tỷ yen (tương đương 4.070 tỷ USD).

Như vậy, GDP thực tế của Nhật Bản đã lần đầu tiên vượt mức trước đại dịch 540.840 tỷ yen của quý 4/2019.

Kinh tế Nhật Bản tăng 0,5% so với quý trước và tăng 2,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, các mức tăng trưởng tương ứng theo dự báo của thị trường là 0,6% và 2,5%.

Nguyên nhân chủ yếu giúp nền kinh tế Nhật Bản tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng dương là do Nhật Bản đã dỡ bỏ hầu hết các biện pháp hạn chế về dịch COVID-19, từ đó giúp chi tiêu dùng cá nhân, vốn chiếm hơn 50% GDP của Nhật Bản, tăng 1,1% trong quý vừa qua.

Bên cạnh đó, xuất khẩu của Nhật Bản cũng hồi phục mạnh. Chỉ riêng trong tháng Sáu, kim ngạch xuất khẩu tăng tới 20,4% lên 8.580 tỷ yen. Đây là tháng thứ 16 liên tiếp xuất khẩu của nước này tăng.

Tuy nhiên, theo giới phân tích, đà tăng trưởng của Nhật Bản có thể sẽ giảm tốc do lạm phát cao, đồng yen mất giá so với USD và môi trường bên ngoài đang xấu đi.

Đáng chú ý, trong tháng 6/2022, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cơ bản của Nhật Bản tăng 2,2%, cao nhất trong hơn 7 năm, chủ yếu do tác động của xung đột giữa Nga và Ukraine, cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung và sự đứt gãy của một số chuỗi cung ứng.

Đây là quý thứ ba liên tiếp lạm phát ở Nhật Bản cao hơn so với mục tiêu 2% của Ngân hàng trung ương Nhật Bản.

Bên cạnh đó, việc dịch COVID-19 tái bùng phát mạnh ở Nhật Bản từ cuối tháng Sáu, với số ca nhiễm mới vào giữa tháng Tám có lúc đã vượt ngưỡng 250.000 ca/ngày, có thể sẽ tác động tiêu cực tới chi tiêu dùng cá nhân.

Trước đó, hôm 26/7, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản trong năm 2022 xuống còn 1,7%, thấp hơn rất nhiều so với con số 2,4% mà IMF đưa ra hồi tháng Tư.

Trong bối cảnh đó, chính phủ Nhật Bản có thể sẽ thực hiện hàng loạt các biện pháp mới nhằm hạn chế tác động của lạm phát tới nền kinh tế, đồng thời tăng cường chi tiêu công để kích cầu./.

Đào Tùng

Vietnam+





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Fed: Kinh tế Mỹ đối mặt rủi ro giảm tốc và lạm phát cao

Một số nhà hoạch định chính sách lưu ý rằng Fed có thể phải đối mặt với những "lựa chọn khó khăn" phía trước khi kinh tế Mỹ có thể đối mặt với rủi ro lạm phát cao...

Chuyện gì sẽ diễn ra tiếp theo khi ông Trump tạm dừng áp thuế trong 90 ngày?

Sự khó lường của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump khiến chúng ta không thể nói trước được điều gì sẽ xảy ra, khi thời hạn tạm dừng áp thuế dài 90 ngày kết...

Trump khuyên mua vào, nhà đầu tư làm theo đã lãi khủng 

Những nhà đầu tư hành động theo lời khuyên thẳng thừng của Tổng thống Donald Trump vào sáng thứ Tư đã được đền đáp xứng đáng chỉ vài giờ sau đó, khi ông tuyên bố...

Trump giải thích lý do hoãn thuế 90 ngày

Trong một diễn biến đáng chú ý vào ngày thứ Tư (09/04 theo giờ Mỹ), Tổng thống Donald Trump đã bất ngờ thông báo tạm hoãn thuế đối ứng 90 ngày đối với mọi quốc gia...

Thuế quan của Mỹ: Truyền thông Mỹ Latinh đánh giá Việt Nam phản ứng linh hoạt

Truyền thông Mỹ Latinh nhấn mạnh chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần chọn giải pháp hiệu quả nhất, cân bằng lợi ích hai bên, giữ vững độc lập, chủ quyền và...

Tổng thống Trump hoãn áp thuế 90 ngày với hơn 75 quốc gia, tăng áp thuế Trung Quốc lên 125%

Tổng thống Trump vào ngày thứ Tư (09/04 theo giờ Mỹ) đã thông báo tạm hoãn 90 ngày đối với việc áp dụng đầy đủ hiệu lực các mức thuế quan đối ứng với một loạt quốc...

Bộ trưởng Scott Bessent sẽ là người đàm phán chính của Mỹ về thuế quan

Trong ngày 09/04, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent kỳ vọng có thể đạt được các thỏa thuận thuế quan với các đồng minh của Mỹ.

EU sẽ đáp trả Mỹ từ ngày 15/04

Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua biện pháp trả đũa thuế thép nhôm của Mỹ.

Bộ trưởng Mỹ nói bước leo thang của Trung Quốc là “thất bại”, gợi ý vấn đề đầu tiên cần đàm phán

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent kêu gọi Trung Quốc đến bàn đàm phán về thuế quan, chỉ đích danh vấn đề fentanyl như một điểm khởi đầu tiềm năng để xây dựng mối...

Ray Dalio: Thế giới đang đối mặt với sự sụp đổ "chỉ có một lần trong đời" về trật tự kinh tế

Huyền thoại đầu tư Ray Dalio cảnh báo các nhà đầu tư hiện nay đang mắc phải sai lầm nghiêm trọng khi chỉ tập trung vào các vấn đề thuế quan trước mắt mà không nhìn...


Hotline: 0908 16 98 98