Người dân châu Âu trở lại sưởi ấm bằng củi vì giá khí đốt cao

22/08/2022 15:25
22-08-2022 15:25:00+07:00

Người dân châu Âu trở lại sưởi ấm bằng củi vì giá khí đốt cao

Giá khí đốt tự nhiên trên khắp châu Âu đã tăng gấp bốn lần trong năm nay, khiến người tiêu dùng châu Âu đang bắt đầu lựa chọn hình thức sưởi ấm trước đây là dùng củi đốt.

Ảnh minh họa: Getty Images

Theo đài RT (Nga), một số nước phương Tây ghi nhận nhu cầu lớn về củi, bếp củi. Ở Đức, nơi gần một nửa số căn nhà được sưởi ấm bằng khí đốt, mọi người đang chuyển sang sử dụng một nguồn năng lượng đảm bảo hơn. Những người bán củi cho biết họ hầu như không đáp ứng được nhu cầu. Nước này cũng đang xảy ra số vụ trộm cắp củi tăng vọt.

Ở Hà Lan, các chủ doanh nghiệp cho biết khách hàng đang mua củi sớm hơn bao giờ hết.

Tại Bỉ, các nhà sản xuất củi đang phải vất vả đáp ứng nhu cầu, trong khi giá cả đang tăng lên.

Tại Đan Mạch, một nhà sản xuất bếp dùng để đốt củi cho biết lợi nhuận năm nay sẽ đạt hơn 2 triệu euro - mức tăng rất lớn.

Ngay cả Hungary, quốc gia vừa ký hợp đồng mua khí đốt mới với Nga, cũng đang chuẩn bị cho một mùa đông khó khăn. Nước này đã công bố lệnh cấm xuất khẩu củi và nới lỏng một số hạn chế đối với khai thác gỗ.

Đốt củi để lấy năng lượng không phải là điều mới mẻ ở EU. Trong thập kỷ trước, hình thức này thậm chí còn được coi là một trong những cách tốt nhất để đạt được các mục tiêu về môi trường của EU. Năm 2009, EU đã công bố phiên bản đầu tiên của Chỉ thị Năng lượng Tái tạo (RED). Đây là một văn bản quy định mức độ sử dụng năng lượng tái tạo trong EU.

Văn bản chỉ ra rằng đốt củi nên được coi là một trong những nguồn tạo năng lượng thích hợp.

Theo dữ liệu do tổ chức Hội đồng Bảo vệ Tài nguyên Thiên nhiên đưa ra vào năm 2019, các quốc gia châu Âu đang chi 7 tỷ USD mỗi năm để trợ cấp cho hoạt động đốt củi để lấy điện hoặc nhiệt.

EU là thị trường viên nén mùn cưa lớn nhất, tiêu thụ 23,1 triệu tấn vào năm 2021. Kỷ lục này dự kiến sẽ bị phá vỡ trong năm nay.

Sau khi cuộc xung đột Ukraine bùng nổ, EU đã cấm nhập khẩu gỗ từ Nga và Belarus, trong khi xuất khẩu gỗ từ Ukraine bị gián đoạn do chiến sự.

Trong bối cảnh khan hiếm năng lượng, nhiều quốc gia đã nghĩ lại về chính sách năng lượng.

Ví dụ như hiện tại, công dân Đức có thể được trợ cấp khi chuyển sang sử dụng củi làm phương tiện sưởi ấm. Tuy nhiên, chính phủ Hà Lan lại quyết định ngừng trợ cấp cho việc sử dụng sinh khối trong các hệ thống sưởi ấm thành phố và sưởi ấm nhà kính.

Tại Anh, năm 2021, Drax - nhà máy năng lượng tái tạo lớn nhất Anh đã nhận được 893 triệu bảng tiền trợ cấp của chính phủ để sử dụng nhiên liệu sinh khối.

Năm nay, ủy ban môi trường của Nghị viện châu Âu đã bỏ phiếu về các quy tắc mới xác định những gì có thể được coi là sinh khối bền vững theo chỉ thị năng lượng tái tạo sửa đổi. Vì vậy, người ta cho rằng sinh khối gỗ nguyên sinh - về cơ bản là gỗ chưa qua chế biến - không nên được coi là một nguồn năng lượng tái tạo và không đủ điều kiện để nhận các ưu đãi.

Từ quan điểm môi trường, đốt củi là một biện pháp gây tranh cãi. Theo dữ liệu của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC), lượng CO2 trong gỗ trên một đơn vị năng lượng tương đương với than đá và cao hơn nhiều so với khí đốt.

Thùy Dương

Báo Tin tức





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Truy tố nữ Chủ tịch Hải Hà Petro 'rút ruột' 317 tỷ đồng quỹ bình ổn xăng dầu

Bị can Trần Tuyết Mai, Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH vận tải Thủy bộ Hải Hà (Hải Hà Petro) bị Viện KSND Tối cao truy tố ra trước TAND tỉnh Thái Bình; đồng thời, phân...

Dầu đứt mạch 4 tuần tăng liên tiếp

Giá dầu tăng nhẹ vào ngày thứ Sáu (24/01), nhưng vẫn ghi nhận mức giảm trong tuần, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố các kế hoạch toàn diện nhằm thúc đẩy...

Dầu giảm 1% sau khi ông Trump yêu cầu hạ giá dầu

Các hợp đồng dầu thô tương lai suy giảm vào ngày thứ Năm (23/01), sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump thúc giục Ả-rập Xê-út và Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ...

Giá xăng RON 95 giảm nhẹ, giá dầu diesel bất ngờ tăng hơn 400 đồng/lít

Trong kỳ điều chỉnh trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ, giá xăng E5 RON 92 giảm 160 đồng/lít còn xăng RON 95 giảm 80 đồng/lít. Trong khi đó, dầu diesel tiếp tục tăng hơn...

Dầu giảm khi nhà đầu tư chờ đợi chính sách của Trump

Giá dầu giảm vào ngày thứ Tư (22/01), khi thị trường cân nhắc xem mức thuế mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đề xuất có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu...

Dầu WTI giảm hơn 2% khi Tổng thống Mỹ Donald Trump thúc đẩy sản xuất năng lượng

Giá dầu WTI giảm hơn 2% vào ngày thứ Ba (21/01), khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cân nhắc áp thuế đối với các đối tác thương mại quan trọng, trong khi cam kết thúc...

Dầu WTI giảm gần 2%

Giá dầu giảm vào ngày thứ Hai (20/01), sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên thệ nhậm chức lần thứ 2 và cho biết ông sẽ ngay lập tức tuyên bố trình trạng khẩn...

Dầu tăng 4 tuần liên tiếp

Giá dầu giảm nhẹ vào ngày thứ Sáu (17/01), nhưng vẫn ghi nhận tuần tăng thứ 4 liên tiếp, khi các lệnh trừng phạt mới nhất của Mỹ đối với hoạt động thương mại năng...

Dầu quay đầu giảm sau khi chạm đỉnh nhiều tháng

Giá vàng giảm vào ngày thứ Năm (16/01), một ngày sau khi đạt được mức đóng cửa cao nhất trong nhiều tháng nhờ các lệnh trừng phạt mới nhất của chính quyền Tổng...

EIA dự báo giá dầu giảm mạnh đến 2026 do nguy cơ dư cung

Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) dự báo giá dầu Brent có thể sẽ giảm mạnh trong hai năm tới do nguồn cung vượt xa nhu cầu.

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98