'Nút thắt' trong việc xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa

02/08/2022 13:24
02-08-2022 13:24:00+07:00

'Nút thắt' trong việc xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa

Theo TS Nguyễn Đức Độ, rất khó để xác định giá trị của doanh nghiệp một cách chính xác bởi các yếu tố làm cơ sở cho việc định giá như lãi suất, triển vọng kinh doanh và lợi nhuận… luôn biến động.

Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)

Xác định giá trị doanh nghiệp trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là công việc quan trọng nhưng phức tạp, quyết định đến sự thành công khi chuyển doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần. Quá trình này cần phải được tiến hành một cách trung thực, hợp lý và nhanh chóng.

Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính, việc xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước trong thực tiễn vẫn còn nhiều bất cập đòi hỏi sớm có biện pháp khắc phục.

Ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính), cho biết một trong những nguyên nhân khiến cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước gần như chững lại trong thời gian gần đây do dịch COVID-19 tác động tiêu cực đến thị trường tài chính, chứng khoán trong nước và khu vực làm ảnh hưởng đến việc xác định giá trị doanh nghiệp, lập phương án sử dụng đất để thực hiện cổ phần hóa, triển khai đấu giá phần vốn nhà nước theo quy định.

Theo tiến sỹ Nguyễn Đức Độ, Viện Kinh tế-Tài chính (Học viện Tài chính), định giá doanh nghiệp là một vấn đề cản trở tiến trình cổ phần hóa thời gian qua. Về lý thuyết cũng như trên thực tế, rất khó để xác định giá trị của doanh nghiệp một cách chính xác bởi các yếu tố làm cơ sở cho việc định giá như lãi suất, triển vọng kinh doanh và lợi nhuận doanh nghiệp… luôn biến động theo thời gian và phải ước tính, dự báo.

Hơn nữa, giá bán vốn cổ phần hóa của Nhà nước còn phụ thuộc vào bối cảnh kinh tế vĩ mô cũng như thị trường chứng khoán.

Chính vì khó xác định chính xác giá trị doanh nghiệp cũng như giá bán vốn của nhà nước nên tiến sỹ Nguyễn Đức Độ cho rằng các cấp quản lý luôn thận trọng trong việc phê duyệt các phương án cổ phần hóa vì lo ngại sẽ phải chịu trách nhiệm nếu kết quả cổ phần hóa bị coi là không thành công như kỳ vọng.

“Nỗi lo trách nhiệm càng được nhân lên khi các cơ sở pháp lý, cơ chế chính sách liên quan đến cổ phần hóa còn nhiều điểm chưa rõ ràng. Điển hình là các cơ chế chính sách trong việc định giá các tài sản như đất đai, thương hiệu...," tiến sỹ Nguyễn Đức Độ nói.

Do đó, tiến sỹ Nguyễn Đức Độ kiến nghị bên cạnh việc hoàn thiện các cơ chế chính sách liên quan đến đất đai, điều quan trọng là phải sẵn sàng chấp nhận các biến động của thị trường trong việc định giá doanh nghiệp. Điểm then chốt là xây dựng các cơ chế đấu giá cạnh tranh, bình đẳng, cùng các cơ chế về công khai hóa, minh bạch hóa thông tin của doanh nghiệp để các lực lượng thị trường có thể định giá doanh nghiệp một cách chính xác nhất.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cũng từng thừa nhận việc xác định giá trị doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng. Song việc này thời gian qua còn chưa chính xác, thường thấp hơn giá trị thực tế và giá trị xác định lại sau kiểm toán, từ đó gây nên thất thoát và thậm chí nhiều vụ việc đã bị xử lý hình sự.

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cũng nêu dẫn chứng sau khi kiểm toán 45 doanh nghiệp hậu cổ phần, Kiểm toán Nhà nước đã đánh giá giá trị nhiều doanh nghiệp tăng lên nhiều lần, bình quân 2,8 lần.

Theo Bộ trưởng, điều này cho thấy việc xác định giá trị doanh nghiệp còn nhiều tồn tại, rủi ro, thiếu chính xác, đặc biệt là xác định giá trị quyền sử dụng đất.

Bộ trưởng cho biết có nhiều quan điểm, trước đây tiền thuê đất hằng năm không tính vào giá trị doanh nghiệp, còn tiền thuê đất một lần tính vào giá trị doanh nghiệp. Khi tiền thuê đất một lần được xác định không sát giá trị thị trường thì đây chính là lỗ hổng gây thất thoát, chưa nói đến việc sau khi nộp tiền thuê đất một lần, doanh nghiệp đã cổ phần hóa sẽ chuyển mục đích sử dụng đất. Khi đó, việc xác giá trị đất không chính xác càng gây thất thoát lớn, thậm chí “giết chết” hoạt động sản xuất kinh doanh.

Theo ông Lê Thanh Tuấn, Trưởng ban Đầu tư 4, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC), khi xác định giá trị doanh nghiệp, tổ chức tư vấn định giá căn cứ vào nhiều yếu tố để lựa chọn phương pháp định giá phù hợp.

Phương pháp chiết khấu dòng tiền hay phương pháp tỷ số bình quân sẽ không tách bạch riêng việc xác định giá trị thương hiệu, văn hoá lịch sử khi định giá. Về bản chất, đối với các phương pháp này, các giá trị đem lại từ thương hiệu, giá trị văn hóa lịch sử... đã phản ánh trong dòng tiền thuần tự do hay doanh thu, lợi nhuận đem lại cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động.

Ông Lê Thanh Tuấn cho biết nhiều doanh nghiệp quy mô nhỏ, địa bàn hoạt động nhỏ hẹp, thậm chí đang rất khó khăn, cơ bản không có lợi thế đáng kể về thương hiệu, cũng như giá trị văn hoá lịch sử.

Việc thu thập các chi phí tạo lập giá trị thương hiệu trải qua rất nhiều năm dẫn đến rủi ro không thu thập được đầy đủ chứng từ, bằng chứng; hoặc doanh nghiệp thiếu hợp tác, dẫn đến thời gian thẩm định giá kéo dài, tính chính xác chưa cao trong khi giá trị xác định được không đáng kể so với tổng giá trị doanh nghiệp.

Do vậy, SCIC kiến nghị Bộ Tài chính xem xét, báo cáo Chính phủ bỏ nội dung này tại Nghị định 32/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 91/2015/NÐ-CP về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp, đồng thời thực hiện theo nguyên tắc thẩm định giá được Bộ Tài chính ban hành.

Đại diện Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam cũng cho rằng khi thực hiện quy định xác định giá trị thương hiệu; trong đó bao gồm yếu tố lịch sử văn hóa của doanh nghiệp, khiến các doanh nghiệp nhà nước còn nhiều lúng túng, khó khăn do yếu tố lịch sử văn hóa khó định lượng cụ thể và mang nhiều yếu tố định tính.

Do đó, Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam đề nghị các cấp có thẩm quyền sớm xem xét, sửa đổi bổ sung, có quy định cụ thể phương pháp tính để xác định yếu tố văn hóa, lịch sử trong xác định giá trị doanh nghiệp.

Theo ông Đặng Quyết Tiến, Nhà nước không can thiệp trực tiếp, thông qua ban hành phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp mà để các công ty tư vấn thực hiện theo Pháp lệnh Giá, quy định về thẩm định giá để xác định giá trị doanh nghiệp. Trong số đó, các yếu tố như lợi thế, thương hiệu… nằm trong phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp do tư vấn làm, nằm trong quy định chung về thẩm định giá.

Ông Đặng Quyết Tiến cũng cho biết trong khi chưa sửa đổi Luật Đất đai thì quy định doanh nghiệp chuyển sang thuê đất trả tiền hằng năm, thay vì một lần. Theo quy định hiện hành thì khi trả tiền hằng năm, không tính giá trị sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp.

“Quan trọng nhất là phải quy định chặt chẽ, sau cổ phần hóa không được chuyển đổi mục đích sử dụng. Trường hợp chuyển đổi mục đích thì phải trả lại đất để đấu giá," ông Đặng Quyết Tiến nói./.

Thùy Dương

Vietnam+





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thoái vốn tại VIMC, MobiFone, VRG: Có thể thu về 50.000 tỷ đồng

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) vừa có tờ trình Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch sắp xếp lại 3 doanh nghiệp thuộc Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp...

Sau IPO, Chứng khoán DNSE hướng tới mục tiêu vốn hóa 3 tỷ USD

Chiều ngày 18/01/2024, CTCP Chứng khoán DNSE đã tổ chức buổi Hội thảo (Roadshow) cơ hội đầu tư vào DNSE, nhằm cung cấp thông tin cho nhà đầu tư về đợt IPO chào bán...

Thấy gì từ sự kiện IPO của công ty chứng khoán công nghệ đầu tiên?

Với những nền tảng được xây dựng vững chắc và độc đáo, DNSE một khi niêm yết thành công hứa hẹn sẽ là “tay chơi” có dư địa phát triển khổng lồ trên thị trường chứng...

Chứng khoán DNSE sẽ làm gì sau khi IPO?

IPO thành công sẽ góp phần gia tăng nhận diện thương hiệu, nâng cao giá trị công ty, đảm bảo lợi ích cho cổ đông, đồng thời mở ra cánh cửa huy động thêm những nguồn...

Chứng khoán DNSE khép lại 5 năm vắng bóng các công ty chứng khoán IPO

Chứng khoán DNSE vừa thông báo sẽ tiến hành chào bán 30 triệu cổ phiếu lần đầu ra công chúng nhằm huy động 900 tỷ đồng, trở thành công ty chứng khoán công nghệ đầu...

­Sáng nay, cổ phiếu BCR của BCG Land chính thức lên sàn UPCoM

Sáng ngày 8/12, tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) sẽ diễn ra lễ đánh cồng khai trương phiên giao dịch đầu tiên của cổ phiếu Công ty Cổ phần BCG Land trên...

Cổ phiếu BCR của BCG Land sẽ giao dịch ngày đầu tiên trên UPCoM vào 8/12

Ngày 1/12, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa thông báo 460 triệu cổ phiếu mã BCR của Công ty Cổ phần BCG Land sẽ chính thức giao dịch trên UPCoM vào ngày...

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước: Giậm chân tại chỗ vì nhà đầu tư sợ rủi ro

Dù cơ quan chức năng đưa ra nhiều giải pháp nhưng tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN) ngày càng chậm. Thực trạng này xuất phát từ tâm lý sợ sai của...

Đề xuất bảo vệ nhà đầu tư mua vốn cổ phần hóa

Một số nhà đầu tư phản ánh rất ngần ngại khi mua phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần hoá do rủi ro pháp lý quá lớn. Vì vậy, VCCI đề nghị nghiên cứu bổ...

'Nhà đầu tư ngại mua doanh nghiệp cổ phần hóa vì rủi ro pháp lý lớn'

Một số nhà đầu tư mua phần vốn cổ phần hóa qua đấu giá nhưng khi có sai sót nội bộ từ bên bán lại phải hủy giao dịch, trả lại tài sản, theo VCCI.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98