Bộ Công Thương không gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ đối với phân bón DAP, MAP nhập khẩu

19/09/2022 16:24
19-09-2022 16:24:00+07:00

Bộ Công Thương không gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ đối với phân bón DAP, MAP nhập khẩu

Bộ Công Thương đã ra quyết định không gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm phân bón DAP, MAP nhập khẩu.

Theo đó, căn cứ Quyết định số 715/QĐ-BCT ngày 3/3/2020, biện pháp tự vệ được áp dụng đối với sản phẩm phân bón DAP, MAP nhập khẩu. Trước khi biện pháp tự vệ hết hiệu lực, căn cứ quy định của Luật Quản lý ngoại thương và yêu cầu rà soát của ngành sản xuất trong nước, Bộ Công Thương đã phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành rà soát, xem xét việc gia hạn biện pháp hoặc không gia hạn biện pháp theo quy định của pháp luật.

Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương cho biết, trên cơ sở kết quả rà soát, Bộ Công Thương quyết định không gia hạn việc áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm phân bón DAP, MAP nhập khẩu kể từ ngày 7/9/2022.

Trước đó, Cục Phòng vệ Thương mại cho biết ngày 20/10/2021, Cơ quan điều tra nhận được hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp tự vệ đối với một số một số sản phẩm phân bón DAP, MAP nhập khẩu bởi đại diện ngành sản xuất trong nước gồm ba công ty: CTCP DAP- Vinachem, CTCP DAP số 2–Vinachem và CTCP hóa chất Đức Giang.  Sau khi thẩm định hồ sơ, Bộ Công Thương ban hành quyết định về việc rà soát cuối kỳ biện pháp tự vệ đối với sản phẩm phân bón DAP và MAP nhập khẩu (mã vụ việc ER02.SG06).

Kết luận vụ việc, Bộ Công Thương cho hay hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng áp dụng biện pháp tự vệ là phân bón vô cơ phức hợp hoặc hỗn hợp thuộc các mã HS như sau: 3105.10.20; 3105.10.90; 3105.20.00; 3105.30.00; 3105.40.00; 3105.51.00; 3105.59.00; 3105.90.00.  Các sản phẩm phân bón có một trong các thành phần có hàm lượng như sau sẽ được loại trừ khỏi phạm vi áp dụng biện pháp tự vệ chính thức: Ni-tơ (N) < 7% ; Lân (P.05) < 30% và Ka-li (K,O) >3%.

Cơ quan điều tra đánh giá không tồn tại hiện tượng chênh lệch giá, kìm giá, ép giá giữa hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa sản xuất trong nước, lượng nhập khẩu là hợp lý và bổ sung nguồn cung đang thiếu của ngành sản xuất trong nước. Do tình hình biến động chung trên thế giới, việc hàng hóa nhập khẩu tăng đột biến vào Việt Nam sẽ ít có khả năng tái diễn trong thời gian tới.

Ngoài ra, Cơ quan điều tra kết luận ngành sản xuất trong nước không còn chịu thiệt hại nghiêm trọng hoặc bị đe dọa chịu thiệt hại nghiêm trọng sau 5 năm áp dụng biện pháp tự vệ  Vì vậy, căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 3, Điều 71 Luật Quản lý ngoại thương và khoản 3 Điều 69 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP ngày 15/1/2018 quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương quyết định không gia hạn việc áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm phân bón DAP, MAP nhập khẩu.

Thu Trang

Báo Tin tức





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chỉ số hàng hóa MXV-Index lấy lại đà tăng sau 3 ngày suy yếu

Số liệu từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, sắc xanh đỏ đan xen trên bảng giá, phản ánh diễn biến giá phân hoá của giá hàng hoá nguyên liệu thế giới...

Giá cà phê trong nước tăng như vũ bão, tiến sát 120.000 đồng/kg

Giá cà phê trong nước và quốc tế đồng loạt tăng từng ngày, phá vỡ mọi đỉnh lịch sử.

Sầu riêng sụt giá mạnh

Ngày 16-4, tại một số tỉnh ở ĐBSCL, giá sầu riêng giảm 45.000 - 50.000 đồng/kg so với cách đây 1 tháng. Thương lái hiện mua sầu riêng xô tại vườn với giá 65.000 -...

Chỉ số hàng hóa MXV-Index trở lại vùng đỉnh 7 tháng

Số liệu từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, kết thúc ngày giao dịch 10/4, lực mua chiếm ưu thế trở lại trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới...

Việt Nam có 4 loại hạt tỷ USD: Giá bán cao kỷ lục, sản lượng top đầu thế giới

Trúng thầu lớn, giá cao kỷ lục lịch sử, hàng trong kho sắp cạn, từ chối bớt đơn hàng… là những thông tin được đề cập khi nói đến 4 loại hạt tỷ USD của Việt Nam. Cả...

Giá cà phê tăng cao, nguy cơ đổ vỡ các hợp đồng liên kết

Thực tế hiện nay ngành cà phê Việt Nam đang phải đối mặt là giá tăng quá nhanh, ở mức quá cao, dẫn đến tình trạng tranh mua tranh bán, và có nguy cơ đổ vỡ hợp đồng.

EU chi gần 48 tỷ USD mua cà phê, Việt Nam thành nhà cung cấp lớn thứ hai

Thị trường EU sẽ bùng nổ khi dự tính chi gần 48 tỷ USD nhập khẩu cà phê trong năm 2024. Hiện Việt Nam trở thành nhà cung cấp cà phê lớn thứ hai cho khối thị trường...

Lý do sầu riêng Việt lên ngôi số 1 tại Trung Quốc trong 2 tháng đầu năm

Riêng trái sầu riêng tươi, hai tháng đầu năm Việt Nam xuất khẩu đạt 172,227 triệu USD; tăng 198,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Singapore hạn chế nhập khẩu trai nghi nhiễm độc của Malaysia

Phó Cục trưởng DOF Wan Aznan Abdullah đã thông báo xuất hiện loại tảo độc hại khiến trai ở vùng nước Port Dickson bị ô nhiễm, dẫn đến một số trường hợp bị ngộ độc...

Vì sao trứng gà, trứng vịt giá rẻ bán tràn lan? 

Trứng gà, vịt giá rẻ đang được bán tràn lan trên xe đẩy, bán xô… nhưng nguồn gốc, chất lượng sản phẩm không được kiểm soát.

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98