Chuyên gia Phố Wall: Thị trường con gấu vẫn chưa chấm dứt nếu kinh tế suy thoái

27/09/2022 13:55
27-09-2022 13:55:25+07:00

Chuyên gia Phố Wall: Thị trường con gấu vẫn chưa chấm dứt nếu kinh tế suy thoái

Phiên giảm mạnh trong ngày 26/09 mang lại lời cảnh báo cho những kẻ liều lĩnh trên Phố Wall: Chứng khoán vẫn đang rơi, tâm lý bi quan vẫn đang bao trùm và thị trường đang ám ảnh với nỗi lo suy thoái.

S&P 500 vừa rơi xuống mức thấp nhất kể từ tháng 12/2020 và so với đầu tháng, chỉ số này đã giảm gần 8%. Chứng khoán diễn biến tiêu cực trong bối cảnh đồng Bảng Anh rớt xuống thấp kỷ lục, trong khi đồng USD leo lên đỉnh 20 năm.

Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ tiếp tục leo thang, với lợi suất kỳ hạn 10 năm tăng tới 21 điểm cơ bản lên 3.898%, cao nhất kể từ tháng 4/2010.

Trong khi đó, các nhà hoạch định chính sách tiền tệ ở cả Mỹ và châu Âu đều không mấy quan tâm tới đà lao dốc của các tài sản rủi ro trong bối cảnh lãi suất toàn cầu gia tăng đáng kể.

Trong bối cảnh hiện tại, công ty nghiên cứu Ned Davis dự báo xác suất xảy ra suy thoái toàn cầu lên tới 98%, còn Morgan Stanley Wealth Management cảnh báo những chuyên gia lạc quan về lợi nhuận doanh nghiệp có vẻ đang “ngủ mơ”.

Khi mà tin xấu chồng chất mỗi ngày, áp lực bán vẫn còn rất mạnh trên thị trường cổ phiếu. “Không may là quá trình này cần phải xảy ra vì Fed sẽ không ngừng lại và thị trường buộc phải phản ánh điều đó vào giá”, Stephanie Lang, Giám đốc đầu tư tại Homrich Berg, cho hay. “Thị trường có thể giảm thêm trong thời gian tới vì có khả năng chúng ta sẽ sớm rơi vào suy thoái”.

Nỗi lo về tăng trưởng kinh tế đã dâng cao trong nhiều tháng qua, nhưng nhiều lĩnh vực công nghiệp và thị trường nhà ở bước sang giai đoạn suy yếu càng khiến các nhà đầu tư lo ngại rằng mọi thứ đang xấu đi nhanh chóng.

Một ngày giao dịch đen tối tại Anh lại càng đè nặng lên tâm lý của nhà đầu tư trên toàn cầu, làm dấy lên lo ngại rằng một điều gì đó trên thị trường tài chính sắp bị sụp đổ.

Theo mô hình dự báo suy thoái của Ned Davis Research, xác suất xảy ra suy thoái toàn cầu đã vượt 98%. Trước đây cũng từng có lúc xác suất suy thoái lên cao như thế này là năm 2020 (dịch bệnh COVID-19) và năm 2008-2009 (khủng hoảng tài chính toàn cầu), theo hai chuyên gia Alejandra Grindal và Patrick Ayres tại Ned Davis Research.

“Điều này cho thấy rủi ro xảy ra suy thoái nghiêm trọng trên toàn cầu trong năm 2023 đang tăng lên. Đây là rủi ro lớn với thị trường cổ phiếu toàn cầu”, họ viết trong một báo cáo.

Trong phiên ngày 26/09, hơn 400 cổ phiếu thuộc S&P 500 nhuốm sắc đỏ với gần như tất cả lĩnh vực đều giảm. Trong đó, bất động sản và năng lượng đều giảm hơn 2%. Chỉ số S&P 500 đã dao động dưới ngưỡng trung bình động 200 ngày (MA200) trong 110 ngày – một trong những chuỗi dài nhất kể từ năm 2008.

Ngoài ra, nhà đầu tư cũng tăng các hợp đồng quyền chọn bán (đặt cược vào đà giảm của thj trường) ở mức kỷ lục. Theo Bloomberg, đây thường là sự kiện xảy ra trước các đợt tạo đáy trước đây. Tuy vậy, hiện nỗi sợ vẫn tiếp tục lấn át lòng tham của nhà đầu tư, làm nản lòng những kẻ ham mê bắt đáy.

“Thị trường diễn biến quá căng thẳng và các nhà đầu tư đang chờ đợi để xem liệu có thứ gì sụp đổ hay không”, Dennis DeBusschere, nhà sáng lập của 22V Research, cho hay.

Bà Shalett của Morgan Stanley Wealth Management cho rằng nhà đầu tư nên chuẩn bị cho giai đoạn suy giảm về lợi nhuận vì chính sách tiền tệ thắt chặt thường có độ trễ và kinh tế có khả năng suy thoái.

“Thị trường con gấu vẫn chưa kết thúc và nhà đầu tư nên chuẩn bị tâm lý cho những thông tin tiêu cực bất ngờ nếu cứ đánh giá thấp tác động của quá trình nâng lãi suất”, bà Shalett cho biết.

Trong khi đó, đồng USD mạnh đang đặt ra thách thức lớn cho các nhà sản xuất toàn cầu. Trong phiên 26/9, đồng bạc xanh có thời điểm đã tăng giá so với mọi đồng tiền tệ chủ chốt.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Dow Jones tăng hơn 400 điểm, giá vàng thế giới tiến gần 1,990 USD

Dow Jones hồi phục từ cú giảm 500 điểm trong phiên trước đó, khi nhà đầu tư cược rằng Fed sắp kết thúc quá trình nâng lãi suất.

Dow Jones sụt hơn 500 điểm sau quyết định nâng lãi suất của Fed

Chứng khoán Mỹ giảm điểm vào ngày thứ Tư (22/3) khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục nâng lãi suất, đồng thời thừa nhận tình trạng hỗn loạn trong lĩnh vực...

Cổ phiếu ngân hàng Trung Quốc trở thành nơi ‘trú bão’

Cổ phiếu ngành ngân hàng Trung Quốc có hiệu suất vượt trội so với các doanh nghiệp cùng ngành ở Mỹ và châu Âu trong bối cảnh giới đầu tư rúng động trước các biến cố...

S&P 500 tăng hơn 1% và vượt mốc 4,000 điểm

Chứng khoán Mỹ tiếp tục tăng điểm vào ngày thứ Ba (21/3), khi nhà đầu tư trở nên lạc quan về triển vọng của ngành tài chính sau những lời trấn an của Bộ trưởng Tài...

Chứng khoán châu Âu tăng mạnh, Dow Jones tiến gần 200 điểm sau lời trấn an của quan chức Mỹ

Chứng khoán châu Âu và Mỹ tiếp đà tăng trong ngày 21/03 sau khi nhà đầu tư tỏ ra lạc quan sau lời trấn an của Bộ trưởng Tài chính Mỹ.

Trước khi sụp đổ, Fed đã cảnh báo về hệ thống quản trị rủi ro của SVB từ năm 2019

Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã bày tỏ lo ngại về cách quản trị rủi ro ở Silicon Valley Bank (SVB) từ 4 năm trước, tài liệu cho thấy.

Dow Jones tăng gần 400 điểm khi lo ngại về khủng hoảng ngân hàng dịu bớt

Chứng khoán Mỹ tăng điểm vào ngày thứ Hai (20/3), khi nhà đầu tư ngày càng hy vọng rằng cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực ngân hàng có thể giảm bớt. Chứng khoán tăng...

Chứng khoán Mỹ và châu Âu ngập sắc xanh, Dow Jones tăng hơn 350 điểm

Chứng khoán Mỹ và châu Âu tăng mạnh sau khi UBS thâu tóm Credit Suisse với sự hỗ trợ từ Chính phủ Thuỵ Sỹ. Đây cũng là nỗ lực mới nhất của các Chính phủ trên toàn...

Cổ phiếu UBS giảm 10%, Credit Suisse bốc hơi 60% sau thương vụ thâu tóm

Cổ phiếu UBS và Credit Suisse dẫn đầu đà giảm trong chỉ số Stoxx 600, ngay sau khi hai bên tiến tới thỏa thuận 3 tỷ Francs (tương đương 3.2 tỷ USD).

UBS đề nghị mua Credit Suisse với giá 1 tỷ USD, thấp hơn 86% so với vốn hóa

UBS đề nghị mua Credit Suisse với giá 1 tỷ USD, trong khi giới chức Thụy Sỹ đang chuẩn bị thay đổi luật quốc gia để bỏ qua quá trình xin ý kiến cổ đông về thỏa...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98