Đặt nghi vấn cổ phiếu bị thao túng, CFV “cầu cứu” sau 20 phiên trần liên tiếp

16/09/2022 14:33
16-09-2022 14:33:12+07:00

Đặt nghi vấn cổ phiếu bị thao túng, CFV “cầu cứu” sau 20 phiên trần liên tiếp

Cổ phiếu của CTCP Cà phê Thắng Lợi (UPCoM: CFV) từ ngày 12/08-15/09 đã tăng giá gấp 17 lần, từ 4,300 đồng lên 79,400 đồng/cp, với 22 phiên bật trần liên tiếp.

Ngày 13/09, CFV đã có văn bản giải trình gửi đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX).

Giá cổ phiếu CFV tăng trần liên tục suốt 1 tháng qua

Theo trình bày của Công ty, giá cổ phiếu CFV đã tăng trần liên tiếp từ ngày 15/08-13/09/2022, đẩy thị giá từ 4,300 đồng/cp lên 60,100 đồng/cp. Tuy nhiên, khối lượng khớp lệnh qua các phiên giao dịch rất thấp, hầu hết từ 100-300 cp/phiên.

CFV đã giải trình nhiều lần theo đúng quy định với mỗi 5 phiên cổ phiếu tăng trần. Trong các văn bản giải trình, CFV cho biết Công ty, ban lãnh đạo và những người liên quan đều không có tác động nào để đẩy giá cổ phiếu lên cao, cũng không thực hiện giao dịch liên quan đến cổ phiếu Công ty trên thị trường chứng khoán.

CFV nhận định việc cổ phiếu liên tục tăng trần với khối lượng giao dịch thấp như vậy là điều bất thường (tất cả các phiên tăng trần đều chỉ có 1 lệnh mua và bán giá trần trong phiên). “Công ty nghi ngờ một số cá nhân lợi dụng lỗ hổng của thị trường chứng khoán để tác động đến giá cổ phiếu vì động cơ cá nhân”, văn bản CFV nêu rõ.

Để đảm bảo giá trị cổ phiếu về đúng giá trị thực, minh bạch thông tin trên thị trường, Công ty đề nghị UBCKNN và HNX tiến hành kiểm tra các cá nhân thực hiện giao dịch dẫn tới việc biến động tăng trần bất thường của CFV” - CFV tiếp tục trình bày.

Tăng trần liên tục dù thua lỗ

Đà tăng sốc của cổ phiếu CFV bắt đầu từ ngày 15/08. Tính đến ngày 15/09, CFV đã trải qua 22 phiên liên tục tăng trần. Thậm chí, phiên chiều 16/09, mã này vẫn đang “tím lịm” với thị giá 91,300 đồng/cp.

Đường cong tăng giá của CFV vẫn đang tiếp tục diễn ra

Diễn biến liên tục trần của CFV diễn ra trong bối cảnh Công ty báo lỗ vào quý 2/2022. Nửa đầu năm nay, CFV đạt gần 222 tỷ đồng doanh thu, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, giá vốn tăng hơn 10%, lên 218 tỷ đồng, đã bào mòn lợi nhuận của doanh nghiệp, khiến lãi gộp bán niên giảm hơn 65%, còn hơn 4 tỷ đồng.

Doanh thu tài chính giảm gần 19% (còn gần 2 tỷ đồng), trong khi chi phí tài chính bật tăng lên 1.6 tỷ đồng (tăng 34% so với cùng kỳ). Dù các khoản chi phí khác như chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp đều giảm, Công ty vẫn lỗ gần 4 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi gần 2.5 tỷ đồng. Tính đến ngày 30/06, CFV lỗ lũy kế gần 4 tỷ đồng.

Trước văn bản “cầu cứu” UBCKNN và HNX, CFV đã nhiều lần giải trình về việc cổ phiếu tăng trần liên tục. Tuy nhiên, nội dung đa phần đều cho rằng Công ty không có bất kỳ tác động nào đến giá cổ phiếu và “không có căn cứ giải trình”, thậm chí còn có "thông tin bất lợi" vì báo lỗ trong quý 2.

CFV tiền thân là Nông trường Cà phê Thắng Lợi, được thành lập vào tháng 03/1977, với hoạt động kinh doanh chính là trồng, chế biến và xuất khẩu cà phê. Ngày 22/04/2016, Công ty được cổ phần hóa theo quyết định của UBND tỉnh Đắk Lắk. Ngày 03/06/2019, cổ phiếu của Công ty chính thức được giao dịch trên thị trường UPCoM, với vốn điều lệ ban đầu hơn 62 tỷ đồng. Tính đến nay, vốn điều lệ Công ty đã tăng lên hơn 126 tỷ đồng, với 2 cổ đông lớn là UBND tỉnh Đắk Lắk (nắm giữ 36% cổ phần, tương đương hơn 4.5 triệu cp) và bà Phạm Thị Linh, vợ ông Đỗ Hoàng Phúc - Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện theo pháp luật của CFV, theo báo cáo quản trị bán niên 2022.

Hồng Đức

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 16/04

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.

16/04: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?

​Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch hôm nay.

Tiền rút khỏi cổ phiếu bất động sản, chứng khoán

Thanh khoản sụt giảm mạnh trong tuần 08 - 12/04 dù thị trường cải thiện về mặt điểm số. Trong tuần, nhóm bất động sản và chứng khoán bị rút tiền mạnh.

Kiểm toán nêu ý kiến ngoại trừ 5 năm liền về một vấn đề, cổ phiếu SIG tiếp tục bị cảnh báo

Công trình mỏ đá nhà máy xi măng Công Thanh tiếp tục khiến BCTC của CTCP Đầu tư và Thương mại Sông Đà (UPCoM: SIG) nhận ý kiến kiểm toán ngoại trừ, cổ phiếu theo đó...

Theo dấu dòng tiền cá mập 15/04: Tự doanh và khối ngoại cùng mua ròng mạnh MWG

Phiên giao dịch ngày 15/04, trong khi tự doanh công ty chứng khoán mua ròng 708 tỷ đồng thì khối ngoại bán ròng 1,231 tỷ đồng. Tuy nhiên cổ phiếu MWG được cả tự...

VN-Index có phiên giảm mạnh nhất trong gần 2 năm

Phiên đầu tuần 15/04, thị trường chứng khoán bị bán tháo bất ngờ. VN-Index "bốc hơi" gần 60 điểm (tương đương giảm 4.7%), đóng cửa ở mức 1,216.61 điểm. Trong đó, số...

Kiểm toán từ chối ý kiến, PXS bị hạn chế giao dịch từ 17/04

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) quyết định đưa cổ phiếu của CTCP Kết cấu Kim loại và Lắp máy Dầu khí (UPCoM: PXS) vào diện hạn chế giao dịch từ ngày...

Thanh khoản SHB tăng vọt sau khi Phó Chủ tịch đăng ký mua hơn 100 triệu cp

Phiên sáng 15/04, giá cổ phiếu Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (HOSE: SHB) tăng 5.31% lên mức 11,900 đồng/cp, khi thanh khoản nhảy vọt lên hơn 61 triệu cp được khớp...

Legamex sẽ khắc phục cổ phiếu vào diện cảnh báo và hạn chế giao dịch thế nào?

CTCP Giày da và May mặc Xuất khẩu (Legamex, UPCoM: LGM) ngày 12/04 công bố văn bản giải trình việc cổ phiếu LGM bị đưa vào diện cảnh báo và hạn chế giao dịch.

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu tuần 15/04

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98