Khủng hoảng khí đốt leo thang, nhiều nước châu Á tích trữ dầu 'bẩn'

14/09/2022 08:32
14-09-2022 08:32:20+07:00

Khủng hoảng khí đốt leo thang, nhiều nước châu Á tích trữ dầu 'bẩn'

Các nước châu Á đang chuyển sang tích trữ dầu nhiên liệu để sản xuất điện cho mùa đông. Vấn đề môi trường bị gạt sang một bên khi giá khí đốt tự nhiên tăng quá cao.

Theo Bloomberg, châu Á đã bắt đầu tích trữ dầu nhiên liệu để sản xuất điện vào mùa đông. Hành động này của các nước trong khu vực được cho là sớm hơn mọi năm vì lo ngại về tình trạng thiếu khí đốt trầm trọng. Những vấn đề về môi trường cũng tạm thời được gác lại để đảm bảo có đủ nhiên liệu sử dụng.

Cụ thể hơn, theo công ty thông tin năng lượng Vortexa, nhập khẩu dầu nhiên liệu - loại nguyên liệu đầu vào có thể dùng để thay khí đốt tự nhiên trong sản xuất điện - của Nhật Bản vào tháng 8 đã tăng lên mức cao nhất trong vòng 4 năm trở lại đây, và được dự báo tiếp tục tăng trong những tháng tới.

Tương tự, Đài Loan và Bangladesh cũng tăng gấp đôi nhập khẩu mặt hàng này so với cùng kỳ năm ngoái.

thiếu khí đốt châu Á ảnh 1

Xe chở dầu bên ngoài một cơ sở của công ty Sime Darby Oils ở Northport, Malaysia. Ảnh: Bloomberg.

Châu Á thiếu khí đốt

Trên thực tế, dầu nhiên liệu có mức độ gây ô nhiễm cao và chủ yếu được dùng cho tàu thủy. Tuy nhiên, đây cũng là một lựa chọn dự phòng cho việc sản xuất điện trong trường hợp nguồn cung khí đốt khan hiếm. Năm nay, việc sử dụng dầu nhiên liệu đã tăng lên đáng kể khi Nga siết chặt nguồn cung khí đốt khiến giá mặt hàng này tăng vọt.

Kể cả khi đang hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng 0, các quốc gia như Nhật Bản và Hàn Quốc vẫn phải ưu tiên việc đảm bảo nguồn cung điện hơn là cắt giảm lượng khí thải.

“Nhập khẩu dầu nhiên liệu của Nhật có thể sẽ vẫn tăng trong những tháng tới”, ông Roslan Khasawneh, nhà phân tích cấp cao của Vortexa, dự báo. “Những nơi khác tại châu Á đang sản xuất điện từ dầu như Đài Loan, Hàn Quốc và Pakistan cũng sẽ duy trì mức nhập khẩu hiện tại”, ông nói thêm.

Theo ông Khasawneh, Nhật Bản hiện là nước nhập khẩu khí đốt lớn thứ 2 trên thế giới. Chính vì vậy, bất cứ quyết định nào của nước này liên quan đến việc cắt giảm nhập khẩu khí đốt từ Nga, đều có thể làm tăng vọt nhu cầu trong nước về dầu nhiên liệu và một số mặt hàng thay thế khác.

Bên cạnh đó, các nước châu Á cũng sử dụng lại than đá để phục vụ sản xuất điện. Các nhà máy điện than đang được khởi động lại, trong khi một số quốc gia khác còn suy nghĩ thêm về khả năng sản xuất điện hạt nhân.

Dầu nhiên liệu trở thành lựa chọn thay thế

Trên thực tế, các quốc gia ở Bắc Á - khu vực có các biện pháp kiểm soát ô nhiễm chặt chẽ hơn - thường tăng cường mua dầu nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp (LSFO) trong giai đoạn từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau.

Trong khi đó, các nước Nam Á thường mua dầu nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh cao (HSFO) vào mùa hè khi nhu cầu sử dụng điều hòa tăng mạnh.

Chính vì vậy, nguồn cung từ Nga dồi dào hơn đã khiến cho giá dầu nhiên liệu giảm nhẹ, giúp nó trở thành nguyên liệu đầu vào thay thế hấp dẫn trong năm nay.

Các quốc gia châu Á, đặc biệt là Bắc Á, đang tiến tới mục tiêu loại bỏ các nhà máy điện sử dụng dầu nhiên liệu, nhưng tình trạng thiếu năng lượng thời gian qua đang buộc họ phải đánh giá lại việc này. Trong khi đó, các nhà máy điện thường được thiết kế để sử dụng một loại nhiên liệu chính và không nhiều nhà máy có khả năng linh hoạt để chuyển sang nhiên liệu khác.

Bà Sofia Guidi Di Sante - nhà phân tích của Rystad Energy ở Oslo (Na Uy) - cho biết: "Dù trước đây từng có một giai đoạn chúng ta loại bỏ được các nhà máy điện sử dụng dầu nhiên liệu, vẫn có nguy cơ tiềm tàng về việc phải quay lại sử dụng chúng".

thiếu khí đốt châu Á ảnh 2

Giá giảm khiến dầu nhiên liệu trở thành nguồn thay thế hấp dẫn. Nguồn: Bloomberg.

Nhiều chuyên gia cũng cho rằng nhu cầu dầu nhiên liệu để sản xuất điện của châu Á vẫn sẽ ở mức cao, ít nhất là tới đầu năm 2023 do giá khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) tăng.

Bên cạnh đó, trong khi các nước Bắc Á giàu hơn đang chuyển sang dùng dầu nhiên liệu để bổ sung cho khí đốt tự nhiên trong việc sản xuất điện, các nước nghèo hơn ở Nam Á hầu như không theo kịp đà tăng trên thị trường khí đốt và đang phải đối mặt với tình trạng mất điện.

Do vậy, các nước này đang cân nhắc một số lựa chọn thay thế như than đá để ngăn cuộc khủng hoảng thiếu điện trở nên trầm trọng hơn.

Theo các nhà phân tích, dù theo hướng nào, thì hiện tại, mối quan tâm về môi trường đang bị gạt sang một bên. Điều này cho thấy cuộc chiến khí đốt ở châu Âu đang gây cản trở cho các kế hoạch chống biến đổi khí hậu toàn cầu.

Hằng Nga

ZING





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Giá dầu tăng hơn 2% sau khi Mỹ doạ cắt nguồn cung từ Iran

Thị trường dầu mỏ tăng mạnh trong phiên cuối tuần sau khi Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Chris Wright cho biết Mỹ có thể chấm dứt hoạt động xuất khẩu dầu của Iran.

Giá dầu lao dốc hơn 3% vì căng thẳng thương mại Mỹ-Trung

Giá dầu thô tương lai giảm hơn 3% vào hôm thứ Năm, khi giới đầu tư lo ngại Mỹ đang áp thuế quá cao với Trung Quốc, vốn là nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới.

Giá xăng RON 95 giảm gần 2,000 đồng/lít

Giá xăng tại kỳ điều hành ngày 10/4 được điều chỉnh giảm mạnh sau 3 lần tăng liên tiếp. Giá xăng RON 95 về sát mức 19,000 đồng/lít.

Giá dầu tăng 13% từ đáy sau tin hoãn thuế

Hợp đồng tương lai dầu thô Mỹ đã bứt phá hơn 4% vào thứ Tư, ghi nhận ngày tăng mạnh nhất kể từ tháng 10/2024 sau khi Tổng thống Donald Trump công bố mức thuế quan...

Thuế quan Mỹ có hiệu lực, giá dầu rớt xuống mức thấp nhất trong hơn 4 năm

Vào lúc 13 giờ 55 phút (giờ Việt Nam), giá dầu Brent giao sau đã giảm 1,39 USD, tương đương 2,21%, còn 61,43 USD/thùng, trong khi giá dầu thô WTI của Mỹ hạ 1,50...

Dầu WTI rớt mốc 60 USD/thùng xuống thấp nhất trong 4 năm

Giá dầu WTI rớt mốc 60 USD/thùng, xuống mức thấp nhất trong 4 năm vào ngày thứ Ba (08/04), khi nhà đầu tư lo ngại rằng chính sách thuế quan toàn diện của Tổng thống...

Dầu WTI giảm thêm 2% do nỗi lo suy thoái

Giá dầu WTI giảm 2% vào ngày thứ Hai (07/04), góp phần vào đà giảm sâu trong tuần trước do lo ngại chính sách thuế quan toàn cầu của Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ...

Giá dầu tiếp tục lao dốc do lo ngại chiến tranh thương mại toàn cầu

Giá dầu Brent tương lai giảm 2,28 USD (tương đương 3,5%) xuống còn 63,30 USD/thùng, trong khi giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) mất 2,20 USD (3,6%) xuống 59,79...

Dầu sụt hơn 6% xuống đáy hơn 3 năm do lo ngại suy thoái

Giá dầu rớt xuống mức thấp nhất kể từ năm 2021 trong tuần này, một phần là do lo ngại rằng mức thuế quan mới của Mỹ sẽ gây tổn hại đến tăng trưởng kinh tế.

Dầu sụt 6% sau khi 8 thành viên OPEC+ nhất trí tăng sản lượng dầu

Giá dầu giảm mạnh vào ngày thứ Năm (03/04), khi 8 nhà sản xuất chủ chốt thuộc OPEC+ thống nhất tăng sản lượng dầu thô kết hợp thêm 411,000 thùng/ngày, đẩy nhanh tốc...

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98