Lại ngược mất rồi...

26/09/2022 08:21
26-09-2022 08:21:42+07:00

Lại ngược mất rồi... 

Bộ Xây dựng đang lấy ý kiến đối với dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi). Cơ quan này đưa ra phương án bổ sung quy định về thời hạn sở hữu nhà chung cư được xác định là 50-70 năm. Phương án này đã được nêu ra cách đây bốn tháng và tạo ra tranh cãi mà trong đó đa phần là không tán đồng.

Ở bản dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) lần 2 này, nhóm biên soạn có bổ sung một số điểm mới nhằm làm rõ hơn khái niệm “Thời hạn sở hữu nhà chung cư”. Lý do Bộ Xây dựng đưa ra thời hạn 50-70 năm thì đã rõ, bởi hiện nay ở Hà Nội và TPHCM có hơn 2.000 chung cư cũ nát (Hà Nội là 1.600 và TPHCM có 474), các chung cư này được xếp hạng C và D (mức độ nguy hiểm, cần phải di dời) nhưng người dân không muốn dời đi vì nhiều lý do khác nhau. Nếu trong luật có quy định rõ thời hạn sử dụng chung cư thì khi hết hạn người dân phải chấp hành.

Việc quy định thời hạn sử dụng chung cư là cần thiết. Thực tế thì nhiều nước trên thế giới đã làm điều này, chẳng hạn như Singapore là 99 năm, Trung Quốc 70 năm. Nhưng có một vấn đề khiến giới chuyên môn thấy không ổn là căn cứ vào đâu để quyết chung cư này 50+ hay 70+ (+ là thời gian có thể kéo dài thêm sau thẩm định có thể là 10-20 năm, hoặc hơn).

Bất cứ sản phẩm tiêu dùng nào cũng đều ghi rõ hạn sử dụng. Nhà sản xuất xác định được hạn sử dụng bởi họ biết rất rõ chất liệu đầu vào mà họ sử dụng và phải ghi rõ để tránh bất lợi cho người tiêu dùng và tránh kiện tụng pháp lý lôi thôi.

Còn đối với các sản phẩm cao cấp hơn như máy tính, xe máy, ô tô, thì thời hạn sử dụng quy định theo giờ sử dụng, số ki lô mét đường đã chạy… Nhà chung cư cũng là một sản phẩm do con người tạo ra nên nhà sản xuất, nhà kiểm định có thể xác định tương đối thời gian sử dụng của một chung cư cụ thể (có danh tính).

Vì thế để xác định được đầu ra (thời hạn cuối cùng) thì phải xác định được đầu vào (chất lượng công trình). Đó là quy trình thuận, trước sau, còn chỉ xác định chung chung thời hạn chấm dứt hoạt động của chung cư, vào thời gian, mà không xác định được chất lượng đầu vào của từng công trình cụ thể thì đó là quy trình ngược.

Cho đến nay Bộ Xây dựng đã ban hành các quy chuẩn kỹ thuật nhà chung cư, mới đây nhất là Thông tư 03/2021/TT-BXD về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà chung cư. Trong thông tư này có rất nhiều điều cụ thể, chẳng hạn như quy định diện tích tối thiểu của căn hộ, tiêu chuẩn thang máy, số chỗ để ô tô, tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy, tiêu chuẩn cấp và thoát nước, quy chuẩn về kết cấu…

Nhưng lâu nay không có bộ tiêu chuẩn kỹ thuật đánh giá chất lượng công trình chung cư nào để từ đó xác quyết bằng văn bản pháp lý rằng công trình này tồn tại tối đa là 50, 70 hay 90 năm.

Một số người cho rằng khi trình hồ sơ thiết kế lên cơ quan chức năng thì chủ đầu tư phải ghi rõ thời hạn sử dụng nhà chung cư và sở xây dựng phải đánh giá công trình, tiến hành nghiệm thu cho phép chủ đầu tư được bán ra cho người sử dụng.

Nhưng việc nghiệm thu công trình của hội đồng thẩm định là xem công trình có đúng với bản thiết kế hay không thôi, chứ từ trước tới nay làm gì có biên bản nào định rõ công trình này hết hạn sử dụng sau 50, 70 năm đâu, mà cũng chưa có căn cứ nào để đưa ra thời hạn này.

Khoảng 10 năm trở lại đây, nhiều chủ đầu tư tự xác định cho sản phẩm của mình là chung cư cao cấp; một vài hiệp hội đưa ra cách nhận biết chung cư cao cấp, chung cư trung cấp và chung cư bình dân, hoặc tòa nhà loại A, B, C. Tất cả chỉ là ý kiến chủ quan của doanh nghiệp, hay của các tổ chức xã hội nghề nghiệp.

Việc đồng nhất chung cư cao cấp hay bình dân tương ứng với tuổi thọ của tòa nhà dài hay ngắn cũng không đúng, vì cao cấp theo cách nhìn của các chủ đầu tư chủ yếu là nói về chất lượng dịch vụ. Trong khi đó, việc định tuổi thọ chung cư là dựa trên kết quả đo lường kỹ thuật chứ không phải là có dịch vụ chất lượng hay không.

Lẽ ra Bộ Xây dựng cần xây dựng bộ tiêu chí kỹ thuật đánh giá chất lượng để làm căn cứ xác định tuổi thọ chung cư trước rồi mới tính đến chuyện luật hóa thời hạn sử dụng nhà chung cư là bao lâu.

Khi một chung cư hoàn tất, nghiệm thu, bán ra cho người dân thì trong “sổ hồng” cấp cho dân phải ghi rất rõ là công trình này chỉ được sử dụng 50 năm hay 70 năm để người dân biết. Rao bán căn hộ cùng với tuổi thọ của nó thì người dân sẽ biết chung cư này bán giá như thế nào thì vừa. Hơn nữa, cho người dân biết tuổi thọ căn hộ họ sở hữu để họ biết đường tính trước khi nó hết hạn.

Một điểm nữa cần làm rõ là nền đất xây chung cư theo quy chế pháp lý nào, trước khi bán cho dân. Ở Việt Nam hiện nay, có hai loại hình thái chung cư liên quan đến đất. Loại thứ nhất xây trên đất ở không xác định thời hạn và loại thứ hai xây trên đất ở có thời hạn (như theo thời hạn thuê).

Có những khu chung cư khi bán cho dân, chủ đầu tư nói rõ ràng là đất này thuê thời hạn 50 năm và người mua chỉ được ở trong thời hạn đó. Những khu chung cư khác thì người bán và người mua đều hiểu là họ được quyền sở hữu căn hộ chung cư vĩnh viễn, có nghĩa là sau 50, 70 năm chung cư có bị đập bỏ thì quyền lợi của họ vẫn còn gắn với đất.

Như vậy sau 50, 70, 90 năm sử dụng, khi chung cư phải đập bỏ, thì người dân sống hợp pháp trên đó có quyền hiệp thương với nhau tìm nhà thầu xây chung cư mới để có một căn hộ chung cư mới, khi đó họ chỉ mất chi phí xây dựng.

PGS.TS. Nguyễn Minh Hòa

TBKTSG





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chủ tịch HQC Trương Anh Tuấn: Doanh nghiệp nên tự bỏ đất để làm NOXH

Ông Trương Anh Tuấn cho biết hiện nhu cầu mua nhà ở xã hội cao nhưng nguồn cung rất hạn chế, nếu sáp nhập Bình Dương và Vũng Tàu vào TPHCM thì nhu cầu còn lớn hơn...

Người trẻ nên thuê hay mua nhà?

Theo ông Phạm Lâm - Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội bất động sản Việt Nam, Trưởng Đại diện tại TPHCM, người trẻ không nhất thiết phải mua nhà ngay thời gian đầu mà...

Môi giới bịa tin sáp nhập để ‘bơm thổi’ giá đất khu vực lân cận TPHCM

Mặc dù vẫn chưa có thông tin chính thức về việc sáp nhập các tỉnh thành khác với TPHCM nhưng nhiều môi giới nhà đất đã lợi dụng thông tin để đẩy giá đất, tạo sốt ảo.

TPHCM “hâm nóng” thị trường căn hộ nhờ khơi thông pháp lý

Nhiều dự án căn hộ đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cho thấy nỗ lực khơi thông pháp lý tại TP.HCM, góp phần “hâm...

Bộ Xây dựng lý giải giá nhà xã hội ở Hà Nội nơi 25 triệu/m2, chỗ 18 triệu/m2

Đại diện Bộ Xây dựng cho biết, trước đây giá nhà ở xã hội dưới 20 triệu đồng/m2, nhưng nay tăng lên khoảng 25 triệu đồng/m2 là do ảnh hưởng của dự toán, chi phí...

Đất nền 'sốt ảo' sau thông tin sáp nhập, Phó Chủ tịch tỉnh yêu cầu công an vào cuộc

UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu công an tỉnh vào cuộc kiểm tra, xử lý các tổ chức, cá nhân có dấu hiệu lừa đảo, lũng đoạn, gây bất ổn thị trường bất động sản sau thông...

Có nên tranh thủ mua nhà, đất trước khi sáp nhập để đón sóng tăng giá?

Trước những thông tin về việc sáp nhập các tỉnh thời gian gần đây, ông Đinh Minh Tuấn - Giám đốc khu vực miền Nam của Batdongsan.com.vn, thành viên của Tập đoàn...

Xu hướng sống xanh, đầu tư bền vững tại các thành phố vệ tinh

Năm 2024 đánh dấu sự gia tăng đáng kể việc dịch chuyển dân cư và đầu tư bất động sản xanh, bền vững tại các thành phố vệ tinh của Hà Nội. Xu hướng này được dự báo...

Đề xuất nhiều chính sách đột phá để phát triển nhà ở xã hội

Bộ Xây dựng đề xuất thành lập Quỹ phát triển nhà ở xã hội quốc gia; thí điểm giao chủ đầu tư không thông qua đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư.

Hà Nội: Giá trúng đấu giá đất ở Sóc Sơn, Quốc Oai gấp từ 11 đến 19 lần khởi điểm

Lô đất đấu giá tại huyện Sóc Sơn có giá trúng cao nhất là 120,6 triệu đồng/m2, gấp 11 lần giá khởi điểm. Trong khi đó, lô đất đấu giá tại huyện Quốc Oai có giá...

Cổ phiếu bất động sản

Cổ phiếu xây dựng


TIN CHÍNH

Chủ tịch HQC Trương Anh Tuấn: Doanh nghiệp nên tự bỏ đất để làm NOXH

Chủ tịch HQC Trương Anh Tuấn: Doanh nghiệp nên tự bỏ đất để làm NOXH

Ông Trương Anh Tuấn cho biết hiện nhu cầu mua nhà ở xã hội cao nhưng nguồn cung rất hạn chế, nếu sáp nhập Bình Dương và Vũng Tàu vào TPHCM thì nhu cầu còn lớn hơn. Do đó, Doanh nghiệp nên tự bỏ đất để làm NOXH bằng một mức giá hợp lý nào đó thì sẽ có thêm nhiều quỹ đất làm NOXH hơn.




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98