'Nhiễu' chính sách

26/09/2022 13:28
26-09-2022 13:28:11+07:00

'Nhiễu' chính sách

Kinh tế Việt Nam đã và đang trải qua những thăng trầm lớn trong mấy năm qua và hướng đến một trạng thái bình thường mới. Gánh trên vai nhiều trọng trách trong tâm thế chịu sức ép từ nhiều phía phải hành động theo các hướng thậm chí trái ngược, mâu thuẫn với nhau, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đến thời điểm này đã tạo dựng một thế cân bằng vĩ mô mới dựa trên sự thỏa hiệp ở mỗi nơi, mỗi lĩnh vực một ít.

Về lạm phát, tuy NHNN đã phần nào ngăn chặn được tình trạng lạm phát tăng vọt lên như ở nhiều nước trên thế giới, nhưng lạm phát ở Việt Nam cũng không thể gọi là thấp được đến thời điểm hiện tại, và vẫn phải đối mặt với rủi ro lạm phát cao hơn trong những tháng cuối năm và sang đến năm sau.

Tiền đồng tuy mất giá không mạnh như các bản tệ khác nhưng cũng đã yếu đi tới 3,9%. Ảnh: Lê Vũ

Về lãi suất, chính sách tiền tệ “thận trọng, linh hoạt” của NHNN tuy đã hạn chế được đà tăng lãi suất mạnh như ở nhiều nước, nhưng thực tế thì mặt bằng lãi suất đã tăng lên trở lại hoặc hơn trước thời điểm đại dịch Covid-19.

Các lãi suất điều hành chưa tăng nhưng điều này đơn giản là do NHNN chưa muốn công bố chính thức, trong khi trên thị trường liên ngân hàng, thị trường mở, thị trường tái chiết khấu tín phiếu, lãi suất mà NHNN áp dụng với các ngân hàng thương mại trong các giao dịch liên quan đã tăng vọt.

Cũng tương tự vậy là về tỷ giá, tuy đã không tăng nhanh và mạnh như với các bản tệ khác đến hàng chục phần trăm, nhưng tỷ giá đô la Mỹ/tiền đồng cũng đã tăng tới 3,9% so với cuối năm trước (số liệu từ xe.com) và không thể gọi là “ổn định” được.

Tất nhiên, sự mất giá “có chừng mực” này của tiền đồng đã phải đi kèm với cái giá là lãi suất tiền đồng đã tăng lên như nói ở trên, còn quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia thì đã hao hụt trong các đợt can thiệp vào thị trường ngoại hối vừa qua của NHNN.

Nhìn chung, một cách công bằng và khách quan, chính sách và phản ứng của NHNN cho đến nay tuy không phải tối ưu nhưng là điều có thể chấp nhận được, đặc biệt khi chúng ta đặt mình vào vị trí khá “tế nhị” của NHNN với nhiều sức ép.

Trong Hội nghị về giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng hôm 12-9-2022, bất chấp vẫn có những gam màu… không sáng như nêu trên, hoạt động điều hành của NHNN vẫn được đánh giá cao bởi Thủ tướng Chính phủ và nhiều chuyên gia trong và ngoài nước với những từ như “điều hành rất chắc tay”, “nghệ thuật điều hành”, “đang đi đúng hướng”….

Tuy nhiên, cũng trong hội nghị trên có một số ý kiến và nhận định của một vài chuyên gia kỳ cựu không chỉ khác biệt mà còn, đáng nói hơn, tạo ra không ít “nhiễu” về đường hướng chính sách đến mức người nghe không biết phải hiểu và làm thế nào cho đúng.

Có vị chuyên gia lập luận rằng chắc chắn ngày 21-9-2022 Mỹ sẽ tiếp tục tăng lãi suất mà mục đích, suy cho cùng, là phục vụ cho việc tăng tỷ giá.

Vì thế vị này cho rằng Việt Nam cần tiếp tục kiên định với sự ổn định của tỷ giá, và nhấn mạnh rằng “Nếu không cho đồng Việt Nam tăng giá thì thôi chứ không để cho đồng Việt Nam giảm giá”.

Cái sai của vị chuyên gia này là mục đích tăng lãi suất của Mỹ. Nó hiển nhiên chỉ là để kiềm chế lạm phát tăng vọt ở nước này, chứ không phải là để tăng tỷ giá, bởi hầu như các đời Tổng thống Mỹ đều hiểu cái giá phải trả khi đô la Mỹ lên giá và thường áp đặt nhiều biện pháp trừng phạt các quốc gia đối tác thương mại lớn có đồng bản tệ bị mất giá một cách bất thường so với đô la Mỹ.

Cái sai nữa là cho rằng tiền đồng vẫn đang ổn định và cần tiếp tục kiên định sự ổn định này. Thực tế thì, như đã nói, tiền đồng tuy mất giá không mạnh như các bản tệ khác nhưng cũng đã yếu đi tới 3,9%, và ở mức độ này thì không thể nào gọi đó là sự ổn định được.

Đáng nói hơn cả là cái ý “không để tiền đồng tăng giá thì thôi chứ không để mất giá”. Chắc không mấy người hiểu được lý do tại sao phải để tiền đồng tăng giá mới là tốt, tối ưu, trừ khi người đó cũng quan niệm, một cách sai lầm, rằng bản tệ mạnh lên (tăng giá so với đô la Mỹ) mới là thể hiện sức mạnh kinh tế, tính cạnh tranh của quốc gia.

Tương tự, nếu coi việc để tiền đồng mất giá là một tai họa, một thất bại chính sách thì chẳng những vị chuyên gia này đang phủ nhận thành quả của NHNN về điều hành tỷ giá như được Thủ tướng và các chuyên gia biểu dương, mà còn chính là cổ xúy cho việc “chơi tất tay” để bảo vệ tỷ giá đến đồng dự trữ ngoại tệ cuối cùng và/hoặc lãi suất cao đến mức thắt cổ, nếu cần, trong bối cảnh áp lực tỷ giá đang ngày càng tăng lên như hiện nay. Nếu không làm vậy thì có cách nào khác để kiên quyết bảo vệ tỷ giá?

Có vị chuyên gia khác trong hội nghị thì cho rằng “Bơm tiền hay không bơm tiền ra đều phải căn cứ vào nợ xấu. Không bơm tiền chưa chắc đã giảm nợ xấu. Nếu chúng ta bơm tiền ra đúng đối tượng, cho những doanh nghiệp tốt, dự án tốt thì vẫn xử lý giúp cho ngành ngân hàng trong điều kiện hiện nay”.

Có thể nói đây cũng là một ý kiến rất… gây nhiễu, không chỉ vì nó đi ngược lại những hiểu biết thông thường về kinh tế học (về chuyện bơm tiền phải căn cứ vào nợ xấu), sai lầm về khái niệm (chỉ có ngân hàng trung ương mới có chức năng bơm tiền, chứ không phải là chính phủ, hay đầu tư công), mà còn làm cho người nghe bối rối với câu hỏi, rốt cuộc thì cần phải làm gì, thế nào mới là đúng?

Có lẽ rồi đây các hội nghị cần đi vào thực chất và hiệu quả bằng cách chọn lọc để hạn chế không chỉ các ý kiến chung chung, nói đâu cũng đúng nhưng không tạo ra giá trị thặng dư gì, mà cả những ý kiến không đúng, làm rối thêm cho nhà điều hành.

Phan Minh Ngọc

TBKTSG





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Tỷ giá, lãi suất bị tác động thế nào trước áp lực thuế quan của Mỹ?

Thuế mới của Mỹ đối với hàng hóa Việt Nam gây áp lực lên tỷ giá và lãi suất, ảnh hưởng đến xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế.

Giá USD ngân hàng vượt 26.100 đồng

Tỷ giá USD hôm nay 8/4/2025 ghi nhận giá đồng bạc xanh tại các ngân hàng tăng mạnh với mức tăng trên 140 đồng. Giá USD bán ra tại các nhà băng đều vượt 26.100...

NHNN bơm ròng hơn 14 ngàn tỷ qua kênh OMO

Tuần qua (31/03-07/04/2025), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) duy trì trạng thái bơm ròng trên kênh thị trường mở (OMO) với tổng khối lượng 14,238 tỷ đồng khi kênh mua kỳ...

Tỷ giá ngày 8/4: Đồng USD tại các ngân hàng thương mại vượt mốc 26.000 đồng

Sáng 8/4, Vietcombank niêm yết tỷ giá USD ở mức 25.720-26.080 VND/USD (mua vào-bán ra); BIDV cũng niêm yết ở mức 25.730-26.090 VND/USD, tăng mạnh so với sáng 4/4.

Quý 1/2025: Tỷ giá trung tâm tăng 2.06% so với cuối năm 2024

Trong quý 1/2025, tỷ giá trung tâm được điều hành chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định thị trường tiền tệ, ngoại...

Đồng USD giảm giá mạnh

Tuần qua (31/03-04/04/2025), giá USD trên thị trường quốc tế giảm mạnh sau khi Mỹ tuyên bố áp thuế đối ứng quy mô lớn nhằm vào hàng hóa nhập khẩu từ các đối tác...

Chỉ gửi tiền 1 tháng, lãi suất ngân hàng nào cao nhất?

Tại thời điểm 5/4, chỉ còn 8 ngân hàng duy trì mức lãi suất huy động từ 4%/năm trở lên cho tiền gửi tiết kiệm trực tuyến kỳ hạn 1 tháng.

Sacombank có thể không chia cổ tức trong năm nay 

Lợi nhuận năm 2024 của Sacombank tăng trưởng ấn tượng song nhiều tín hiệu cho thấy, cổ đông của ngân hàng này có thể lại lỡ hẹn với cổ tức trong năm nay.

Sacombank dành hơn 2.2 tỷ đồng hoàn đến 50% nạp tiền điện thoại 

Từ nay đến hết 30/09/2025, Sacombank triển khai chương trình khuyến mại “Kết nối mỗi ngày - Mở lối sống xanh” với tổng giá trị ưu đãi hơn 2.2 tỷ đồng.

Tín dụng tăng trưởng mạnh ngay từ đầu năm 2025

Tăng trưởng tín dụng đầu năm 2025 tăng 2.5% so với cuối năm 2024, gấp gần 10 lần cùng kỳ năm trước. Lãnh đạo NHNN và đại diện các ngân hàng đã đề ra các giải pháp...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH

Gemadept trấn an cổ đông: Tỷ trọng hàng đi Mỹ thấp, đã có kịch bản ứng phó với thuế quan

Gemadept trấn an cổ đông: Tỷ trọng hàng đi Mỹ thấp, đã có kịch bản ứng phó với thuế quan

Lên tiếng trước chính sách thuế mới của Mỹ, Gemadept cho biết hàng đi Mỹ hiện chiếm chưa đến 10% tại cảng Nam Đình Vũ và dưới 20% tại Gemalink. Công ty đã chủ động kịch bản ứng phó và đang thúc đẩy mạnh các tuyến dịch vụ đi Châu Âu, Canada, Brazil và khu vực Nội Á. 




Hotline: 0908 16 98 98