Tác động mới của cuộc khủng hoảng năng lượng đối với kinh tế châu Âu

23/09/2022 08:27
23-09-2022 08:27:00+07:00

Tác động mới của cuộc khủng hoảng năng lượng đối với kinh tế châu Âu

Khủng hoảng năng lượng khiến nhiều ngành công nghiệp châu Âu đóng cửa, làm dấy lên nguy cơ về cuộc suy thoái kinh tế sâu rộng trên toàn châu Âu.

Triển vọng kinh tế của khu vực đồng euro ngày càng xấu đi do khủng hoảng năng lượng. Ảnh: capital.com

Tác động

Với giá năng lượng ở mức cao trong một thập kỷ, các công ty sử dụng nhiều năng lượng nhất của châu Âu đã bắt đầu đóng cửa. Hàng chục nhà máy thuộc nhiều ngành công nghiệp khác nhau như thép, nhôm, phân bón và bản thân ngành công nghiệp điện đã buộc phải đóng cửa hàng do giá khí đốt và điện cao ngất ngưởng khiến hoạt động kinh doanh của họ thua lỗ.

Sự thiếu hụt khí đốt đã thúc đẩy cuộc thảo luận về việc phân phối năng lượng trong ngành công nghiệp vốn đang bị tê liệt này, nhưng đối với các ngành sử dụng nhiều năng lượng nhất, mọi thứ dường như đã vượt ra ngoài tầm kiểm soát; chi phí đã tăng cao đến mức không còn có lợi nhuận và phải đóng cửa.

Sự đình trệ ngành công nghiệp nặng của châu Âu đã và đang đè nặng lên các nền kinh tế trong khu vực và các nhà kinh tế dự báo rằng EU sắp rơi vào một cuộc suy thoái sâu.

“Giá khí đốt cao ngất ngưởng và chính sách thắt chặt tiền tệ tăng cường đã đẩy nền kinh tế toàn cầu đến bờ vực của cuộc suy thoái cuối năm 2022/đầu năm 2023. Chúng tôi kỳ vọng sẽ tránh được suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng việc tăng trưởng được cải thiện bền vững và đáng kể có vẻ khó xảy ra”, công ty tư vấn Oxford Economics cho biết.

Việc đóng cửa có thể gây thiệt hại lâu dài cho cơ sở công nghiệp của châu Âu. Tại Đức, cường quốc công nghiệp của châu Âu, các ngành sử dụng nhiều năng lượng nhất đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi chi phí không bền vững: năng lượng chiếm 26% chi phí của ngành luyện kim; 19% sản lượng hóa chất cơ bản; 18% sản xuất thủy tinh; 17% đối với giấy; và 15% với vật liệu xây dựng, theo Destatis. Các nhà sản xuất ô tô châu Âu cũng đã bắt đầu tích trữ kính chắn gió để đề phòng tình trạng thiếu kính trong những tháng tới.

Bên cạnh đó, hơn một nửa số nhà máy luyện nhôm của châu Âu đã bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng năng lượng. Hiệp hội kim loại châu Âu Eurometaux cho biết EU đã tạm thời mất 650.000 tấn công suất nhôm sơ cấp, tương đương khoảng 30% tổng sản lượng. Một số nhà máy thép và hóa chất lớn nhất châu Âu cũng đã được đưa vào hoạt động cầm chừng và không rõ khi nào chúng có thể hoạt động hoàn toàn trở lại. Trong khi đó, hiệp hội ngành công nghiệp phân bón của châu Âu cho biết hơn 70% sản lượng phân bón của châu lục này đã bị đóng cửa hoặc chậm lại do giá khí đốt cao.

Sau hơn 7 tháng xung đột Nga - Ukraine, giá một số hàng hóa trên thị trường đã bắt đầu giảm trong vài tuần qua, nhưng giá của những mặt hàng như khí đốt và điện vẫn tăng gấp đôi hoặc gấp ba lần.

Các chính phủ châu Âu đã buộc phải can thiệp với các gói cứu trợ và quốc hữu hóa khổng lồ. Kể từ tháng 9/2021, các can thiệp của chính phủ đã tăng dần từ 0,1 đến 3,6% GDP và lên tới tổng cộng khoảng 230 tỷ euro trong nửa đầu năm nay. Con số này được dự báo tăng lên gấp đôi trước cuối năm nay.

Triển vọng

Cuộc chiến kinh tế với Nga đã và đang đè nặng lên nền kinh tế châu Âu. Hai chỉ số tâm lý ​kinh tế chính của EU - ZEW và IFO - đều giảm trong những tháng gần đây do lo ngại về một cuộc suy thoái kinh tế sâu rộng trên toàn châu Âu và dự báo tăng trưởng liên tục bị hạ.

“Chỉ số ZEW của khu vực đồng euro đã giảm một lần nữa vào tháng 9, do đánh giá về tình hình hiện tại và triển vọng trong 6 tháng tiếp theo xấu đi, điều này tái khẳng định dự báo của chúng tôi về một cuộc suy thoái sắp tới vào mùa Đông năm nay. Bức tranh thậm chí còn tồi tệ hơn ở Đức, nơi mà triển vọng đã xấu đi đáng kể hơn", Oxford Economics nêu rõ.

Lạm phát phi mã đang kéo tăng trưởng giảm xuống khi các ngân hàng trung ương trong khu vực mạnh tay tăng lãi suất trong nỗ lực giành lại quyền kiểm soát giá cả. Lạm phát tháng 8 vẫn ở mức cao ở Đức và Tây Ban Nha, lần lượt lên tới 7,9% và 10,5% so với cùng kỳ năm trước, do giá lương thực và năng lượng tăng.

“Trong số các danh mục thúc đẩy sự gia tăng là nhà ở (tăng 24,8%), được thúc đẩy bởi giá điện và giá thực phẩm tăng”, Oxford Economic nêu rõ.

Hỗ trợ tài khóa để bảo vệ các hộ gia đình và doanh nghiệp khỏi giá năng lượng tăng cao nhìn chung chiếm khoảng 2-3% GDP trên khắp Trung và Đông Âu (CEE) nhưng đã ở mức hai con số ở một số quốc gia. Các nhà kinh tế lưu ý rằng các gói cứu trợ sẽ giảm bớt cú sốc, nhưng chúng không thể ngăn chặn suy thoái kinh tế.

“Những can thiệp tài khóa này sẽ cung cấp hỗ trợ cho hoạt động kinh tế, nhưng chúng sẽ không hoàn toàn giảm thiểu tác động của giá quá cao. Dựa trên các tính toán mà chúng tôi đã công bố, giả định chuyển hoàn toàn giá năng lượng bán buôn sang giá tiêu dùng, chi tiêu hộ gia đình cho năng lượng sẽ tăng hơn 3% GDP trên hầu hết các khu vực từ năm 2021 đến năm 2023. Mức tăng đó là nhiều hơn tổng số hỗ trợ tài chính bù đắp mà chính phủ đã công bố cho cả hộ gia đình và doanh nghiệp”, Nicholas Farr, nhà kinh tế của Capital Economics, nhận định.

Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều chính phủ xem xét việc giới hạn giá năng lượng. Nỗ lực áp đặt giới hạn trên toàn châu Âu đối với giá khí đốt dường như đã giảm ở cấp độ EU, nhưng các kế hoạch ở cấp quốc gia đang tăng lên. Tuần trước, Chính phủ Ba Lan đã đặt ra nhiều kế hoạch hơn để đóng băng giá điện vào năm 2023 ở mức tiêu thụ nhất định, trong khi Chính phủ Séc cho biết họ có ý định giới hạn giá điện và khí đốt từ tháng 11 năm nay. Romania đã áp dụng thuế đối với lĩnh vực này để bù đắp chi phí giới hạn giá của mình. Các nước thành viên EU sẽ thảo luận về một mức thuế tương tự trong toàn khối vào cuối tháng 9 này.

Tóm lại, một cuộc suy thoái sâu dường như không thể tránh khỏi vào lúc này. Sản xuất công nghiệp của Eurozone rơi vào cảnh đen tối trong tháng 7 với mức giảm 2,3% so với 3 tháng trước đó - con số tệ hơn nhiều so với dự báo giảm 1% của nhiều chuyên gia.

“Sản lượng công nghiệp dự kiến ​​sẽ tiếp tục giảm do giá khí đốt và điện bán buôn vẫn cao hơn trong thời gian dài. Sự hỗ trợ của chính phủ cho ngành công nghiệp thấp hơn so với các hộ gia đình trong mùa Đông cũng sẽ ảnh hưởng đến sản lượng. Chúng tôi dự báo ngành công nghiệp và GDP của khu vực đồng euro sẽ bước vào suy thoái từ quý 3 năm nay và kết thúc vào quý 1 năm sau. Suy thoái GDP sẽ dần được kiểm soát, với hoạt động tăng dần vào năm 2023 khi lạm phát bắt đầu giảm bớt và Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) ngừng tăng lãi suất. Tuy nhiên, sự leo thang nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu có nghĩa là tăng trưởng GDP sẽ đi ngang trong năm tới”, Oxford Economics kết luận.

Công Thuận

Báo Tin tức





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Triển vọng tăng trưởng năm 2024 của Trung Quốc được nâng lên 4,8%

Nền kinh tế Trung Quốc đã có khởi đầu năm mới mạnh mẽ nhờ nhu cầu nước ngoài đối với hàng hóa sản xuất của nước này và việc chính quyền nỗ lực phát triển công nghệ...

Kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại, lạm phát tăng cao

Tổng Sản phẩm Quốc nội của Mỹ đã tăng trưởng 1,6% trong quý 1/2024, thấp hơn nhiều mức trung bình được các nhà kinh tế dự báo trước đó là 2,4%, trong khi tốc độ...

Kinh tế Mỹ và kịch bản không hạ cánh

Từ chỗ được dự báo sẽ hạ cánh mềm, nền kinh tế Mỹ giờ đây đang có khả năng xảy ra kịch bản không hạ cánh, với lạm phát cao dai dẳng và tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này...

Hoạt động kinh doanh của Mỹ giảm tốc trước thềm cuộc họp của Fed

Theo nhà kinh tế trưởng Chris Williamson tại S&P Global Market Intelligence, sự suy giảm nhu cầu và sự hạ nhiệt của thị trường lao động đã dẫn đến áp lực giá thấp...

Nhà đầu tư tăng đặt cược Fed tiếp tục nâng lãi suất

Trên các thị trường quyền chọn lãi suất của Mỹ, nhà đầu tư bắt đầu tăng đặt cược Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất trong 12 tháng tới. Đó là kịch bản ít...

Doanh thu du lịch toàn cầu năm 2024 dự báo đạt 5.800 tỷ USD

Báo cáo Các xu hướng kinh tế du lịch thế giới dự báo số lượt du khách đến trên toàn thế giới sẽ lên đến 13.579 tỷ lượt trong năm 2024, tức là phục hồi 103,9% so với...

Sức mạnh của đồng USD - kịch bản nằm ngoài dự báo cho năm 2024

Chỉ số đồng USD của Bloomberg đã tăng hơn 4% trong năm nay, cho thấy "đồng bạc xanh" đã tăng giá so với tất cả các đồng tiền của các nước phát triển và thị trường...

Các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á trước áp lực đồng USD mạnh

Các nhà hoạch định chính sách ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều đang nhắc tới việc ổn định đồng nội tệ khi các đồng tiền này chịu sức ép lớn do chênh lệch giữa...

Thủ tướng phát lệnh khởi công đoạn cuối cùng trên tuyến cao tốc Bắc Nam phía đông

Sáng 21/04, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với tổng nguồn vốn hơn 11,000 tỷ đồng, là đoạn...

Biến đổi khí hậu sẽ khiến thế giới tổn thất 38.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050

Nghiên cứu của PIK ước tính đến năm 2050, biến đổi khí hậu sẽ lấy đi 17% GDP của thế giới, hầu hết các nền kinh tế đều chịu tổn hại do biến đổi khí hậu và tất cả...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98