Bloomberg: 100% Mỹ sẽ suy thoái

18/10/2022 20:15
18-10-2022 20:15:50+07:00

Bloomberg: 100% Mỹ sẽ suy thoái

Các mô hình dự báo của Bloomberg chỉ ra khả năng suy thoái của kinh tế Mỹ trong 12 tháng tới lên đến 100%. Một cuộc suy thoái thậm chí có thể đến sớm hơn dự kiến.

Khả năng kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái trong 12 tháng tới là 100%. Ảnh: Reuters.

Theo các dự báo mới của Bloomberg Economics, nền kinh tế Mỹ chắc chắn sẽ rơi vào suy thoái trong vòng 12 tháng tới. Đây là một đòn giáng mạnh vào chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden trước cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ.

Cụ thể, các mô hình tính toán khả năng suy thoái của những nhà kinh tế Bloomberg chỉ ra xác suất suy thoái trong vòng 12 tháng tới, tính đến tháng 10/2023, lên tới 100%. Trong khung thời gian tương tự ở bản cập nhật trước đó, tỷ lệ chỉ 65%.

Dự báo sẽ không phải tin tốt với ông chủ Nhà Trắng. Ông đã nhiều lần nhấn mạnh rằng kinh tế Mỹ sẽ không suy thoái, và ngay cả khi một cuộc suy thoái thực sự xảy ra, nó cũng không quá nghiêm trọng. Tổng thống Biden muốn trấn an người Mỹ rằng nền kinh tế vẫn vững vàng dưới thời của ông.

Tuy nhiên, lạm phát dai dẳng, việc thắt chặt các điều kiện tài chính và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) liên tục tăng lãi suất đang làm gia tăng nguy cơ suy thoái.

Việc Fed liên tục tăng lãi suất đè nặng lên triển vọng kinh tế Mỹ. Ảnh: Reuters.

Xác suất lên tới 100%

Trong một cuộc khảo sát khác được Bloomberg thực hiện với 42 chuyên gia kinh tế, khả năng xảy ra một cuộc suy thoái kinh tế trong 12 tháng tới là 60%, tăng từ 50% cách đây một tháng.

Bóng ma suy thoái dường như đang phình to, trái ngược với sự lạc quan của ông Biden. Tổng thống Mỹ liên tục nhấn mạnh rằng tăng trưởng việc làm vẫn mạnh mẽ.

Theo dữ liệu được Bộ Lao động Mỹ công bố hôm 7/10, bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ tăng 263.000 trong tháng 9. Tỷ lệ thất nghiệp cũng thấp hơn dự báo bất chấp những nỗ lực hạ nhiệt nền kinh tế để kìm hãm lạm phát của Fed.

Trong khi đó, thu nhập trung bình của người Mỹ (tính theo giờ) tăng 0,3% so với tháng 8 và 5% so với một năm trước đó.

Điều này có thể buộc Fed phải hành động mạnh tay hơn nữa. Bởi ngân hàng trung ương Mỹ sẵn sàng đánh đổi tăng trưởng kinh tế và thị trường việc làm để hạ nhiệt lạm phát. Do đó, một khi kinh tế vẫn mạnh mẽ, Fed sẽ còn tiếp tục hành động.

Lạm phát lõi (không tính giá năng lượng và thực phẩm) tháng 9 tại Mỹ cũng ghi nhận mức cao nhất trong 40 năm. Còn chỉ số giá sản xuất (PPI) - chỉ số đo lường mức giá chung của sản phẩm trung gian và sản phẩm được bán buôn - tăng 0,4% trong tháng 9, vượt dự báo 0,2% của Dow Jones.

Thách thức lớn với đảng Dân chủ

Một cuộc khảo sát được công bố hôm 14/10 cho thấy tâm lý của người tiêu dùng Mỹ đã cải thiện trong tháng 10. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ, đây không phải tín hiệu tốt với kinh tế Mỹ.

"Sự cải thiện trong tâm lý của người tiêu dùng được coi là tin xấu. Bởi Fed cần phải phá hủy niềm tin của người tiêu dùng và giảm tốc đà tăng trưởng của nền kinh tế", ông Phil Flynn - nhà phân tích tại Price Futures Group (có trụ sở ở Chicago) - bình luận.

Lạm phát, lãi suất tăng cao hơn dự kiến, ảnh hưởng từ những chính sách thắt chặt và xung đột Nga - Ukraine có thể đẩy Mỹ và thế giới vào một cuộc suy thoái trong 6-9 tháng nữa.

Ông Jamie Dimon - CEO JPMorgan Chase

Theo Bloomberg, lạm phát ở vùng cao nhất 40 năm đang là thách thức lớn với đảng Dân chủ. Các cuộc thăm dò chỉ ra nền kinh tế đang là mối quan tâm hàng đầu của cử tri.

Mô hình dự báo suy thoái của Bloomberg Economics sử dụng 13 chỉ số kinh tế vĩ mô và tài chính. Các chỉ số xấu đi khiến triển vọng kinh tế lao dốc.

Theo các mô hình, khả năng một cuộc suy thoái xảy ra sớm hơn dự kiến cũng đang tăng lên.

Mô hình dự báo khả năng suy thoái trong vòng 11 tháng đạt 73%, tăng từ 30% của bản cập nhật trước đó. Trong khi đó, khả năng một cuộc suy thoái xảy ra vào 10 tháng tới cũng tăng từ 0% lên 25%.

Mới đây, ông Jamie Dimon - CEO JPMorgan Chase - cho rằng lạm phát, lãi suất tăng cao hơn dự kiến, ảnh hưởng từ những chính sách thắt chặt và xung đột Nga - Ukraine "có thể đẩy Mỹ và thế giới vào một cuộc suy thoái trong 6-9 tháng nữa".

Ông Dimon nhận định không rõ cuộc suy thoái của Mỹ sẽ kéo dài bao lâu. "Nó có thể đi từ một cuộc suy thoái rất nhẹ đến nghiêm trọng, tùy thuộc vào tình hình chiến sự", ông bình luận.

Vị CEO cho rằng sẽ rất khó để dự đoán. "Hãy chuẩn bị tinh thần", ông cảnh báo.

Thảo Phương

ZING





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Triển vọng tăng trưởng năm 2024 của Trung Quốc được nâng lên 4,8%

Nền kinh tế Trung Quốc đã có khởi đầu năm mới mạnh mẽ nhờ nhu cầu nước ngoài đối với hàng hóa sản xuất của nước này và việc chính quyền nỗ lực phát triển công nghệ...

Kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại, lạm phát tăng cao

Tổng Sản phẩm Quốc nội của Mỹ đã tăng trưởng 1,6% trong quý 1/2024, thấp hơn nhiều mức trung bình được các nhà kinh tế dự báo trước đó là 2,4%, trong khi tốc độ...

Kinh tế Mỹ và kịch bản không hạ cánh

Từ chỗ được dự báo sẽ hạ cánh mềm, nền kinh tế Mỹ giờ đây đang có khả năng xảy ra kịch bản không hạ cánh, với lạm phát cao dai dẳng và tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này...

Hoạt động kinh doanh của Mỹ giảm tốc trước thềm cuộc họp của Fed

Theo nhà kinh tế trưởng Chris Williamson tại S&P Global Market Intelligence, sự suy giảm nhu cầu và sự hạ nhiệt của thị trường lao động đã dẫn đến áp lực giá thấp...

Nhà đầu tư tăng đặt cược Fed tiếp tục nâng lãi suất

Trên các thị trường quyền chọn lãi suất của Mỹ, nhà đầu tư bắt đầu tăng đặt cược Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất trong 12 tháng tới. Đó là kịch bản ít...

Doanh thu du lịch toàn cầu năm 2024 dự báo đạt 5.800 tỷ USD

Báo cáo Các xu hướng kinh tế du lịch thế giới dự báo số lượt du khách đến trên toàn thế giới sẽ lên đến 13.579 tỷ lượt trong năm 2024, tức là phục hồi 103,9% so với...

Sức mạnh của đồng USD - kịch bản nằm ngoài dự báo cho năm 2024

Chỉ số đồng USD của Bloomberg đã tăng hơn 4% trong năm nay, cho thấy "đồng bạc xanh" đã tăng giá so với tất cả các đồng tiền của các nước phát triển và thị trường...

Các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á trước áp lực đồng USD mạnh

Các nhà hoạch định chính sách ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều đang nhắc tới việc ổn định đồng nội tệ khi các đồng tiền này chịu sức ép lớn do chênh lệch giữa...

Thủ tướng phát lệnh khởi công đoạn cuối cùng trên tuyến cao tốc Bắc Nam phía đông

Sáng 21/04, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với tổng nguồn vốn hơn 11,000 tỷ đồng, là đoạn...

Biến đổi khí hậu sẽ khiến thế giới tổn thất 38.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050

Nghiên cứu của PIK ước tính đến năm 2050, biến đổi khí hậu sẽ lấy đi 17% GDP của thế giới, hầu hết các nền kinh tế đều chịu tổn hại do biến đổi khí hậu và tất cả...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98