Vì đâu giá phân bón toàn cầu quay đầu giảm?

19/10/2022 15:48
19-10-2022 15:48:50+07:00

Vì đâu giá phân bón toàn cầu quay đầu giảm?

Giá phân bón thế giới đang giảm trong bối cảnh giá cao trước đó khiến nhu cầu suy yếu, nông dân ngừng mua, gây nên tình trạng dư cung.

Nông dân đang quay lưng lại với phân bón?

Đầu năm nay, giá phân bón lên cao kỷ lục sau khi các lệnh trừng phạt Belarus – quốc gia sản xuất phân bón lớn của thế giới – có hiệu lực và xung đột Nga – Ukraine leo thang. Các công ty phân bón toàn cầu khi đó đã tăng cường mua và vận chuyển một lượng lớn sản phẩm để tránh gặp phải vấn đề về chuỗi cung ứng cũng như quy định hạn chế thương mại tại các thị trường xuất khẩu như Nga.

Những động thái như trên dẫn đến tình trạng tồn kho phân bón ở một số khu vực trọng điểm và người dân ngừng mua vì giá quá đắt đỏ – một diễn biến đang đè nặng lên thị trường này. Tình trạng này cũng diễn ra ở cả Mỹ - quốc gia tiêu thụ phân bón lớn và xuất khẩu ngô hàng đầu thế giới, và Brazil – cường quốc nông nghiệp và là nguồn cung đậu tương lớn nhất.

“Nông dân đang quay lưng lại với phân bón. Nhu cầu ammonia, phốt phát và kali toàn cầu đều đang giảm”, chuyên gia phân tích Alexis Maxwell của Bloomberg Intelligence cho biết.

Giá nhiều loại phân vẫn còn cao

Chỉ số theo dõi giá phân đạm urê hàng tuần tại New Orleans giảm 3.2% trong phiên 14/10. Xu hướng giảm này đã kéo dài một tháng do nông dân Mỹ chờ xem giá giảm thêm. Nông dân Brazil cũng đang ngừng mua, khiến giá giảm và tồn kho tăng mạnh.

Tuy nhiên, theo Bloomberg Intelligence, giá phân đạm vẫn đang gấp gần 5 lần mức giá trung bình trong lịch sử.

Các chuyên gia trong ngành phân bón trước đó đặt cược rằng nông dân sẽ vẫn mua vì giá ngũ cốc đang tăng lên trong bối cảnh thiếu hụt nguồn cung. Tuy nhiên, khi giá ngũ cốc giảm xuống, nông dân chuyển sang hạn chế chi tiêu, xem xét lại việc bón phân, đặt mua phân bón và tác động đến năng suất của các vụ thu hoạch trong tương lai. Ví dụ, nông dân trồng ngô thường phải bón phân đạm hàng năm, thì những người ở Mỹ thường không cần bón vào mùa thu.

Josh Linville, giám đốc mảng phân bón tại StoneX, cho hay thời điểm bắt đầu bón phân vào mùa thu ở Mỹ không được tốt vì nhiều người dân không mua phân để bón như mọi năm. Tuy nhiên, rất nhiều người có thể sẽ tìm mua phân đạm vào mùa xuân và khi đó, thị trường có thể gặp khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu.

Brazil – quốc gia nhập khẩu phân bón lớn nhất thế giới, cũng đang đối mặt với tình trạng tương tự. Nước này đã nhập khẩu lượng phân bón kỷ lục trong năm nay nhằm đảm bảo nông dân có đủ nguồn cung để mở rộng diện tích trồng trọt.

Maisa Romanello, chuyên gia phân tích mảng phân bón của công ty Safras & Mercado, cho biết: “Tốc độ nhập khẩu kỷ lục trong năm nay đã lấp đầy các kho hàng, khiến Brazil phải tái xuất lượng thặng dư. Hành động này gây sức ép lên giá cả trong nước và quốc tế, vì Brazil nhập khẩu khối lượng nhỏ hơn trong nửa cuối năm nay”.

Theo Hiệp hội Phân bón Quốc gia Brazil, lượng giao phân bón ở Brazil trong 7 tháng đầu năm nay giảm 8.7% so với cùng kỳ năm trước. Hiệp hội dự báo ​​ giao hàng giảm từ 5-7% trong cả năm nay.

Trong khi đó, giá phân bón ở Brazil đã giảm gần một nửa so với mức cao nhất được ghi nhận hồi tháng 4. “Tuy nhiên, giá một số loại phân bón vẫn cao hơn nhiều so với những năm trước. Nông dân cho rằng giá sẽ giảm nữa nên họ tiếp tục chờ giá xuống để mua vào”, Jeferson Souza, chuyên gia phân tích mảng phân bón của Agrinvest Commodities ở Brazil, nói.

Kim Dung (Theo Bloomberg)

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Tôm Việt vào cuộc đua xanh nâng giá trị trong chuỗi cung ứng thủy sản toàn cầu

Nhờ sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp và người nuôi, tôm Việt Nam đã trở thành một trong những mặt hàng chủ lực, đưa Việt Nam vươn lên nhóm các quốc gia xuất...

Bốn nông sản của Việt Nam vừa đón tin vui từ thị trường Trung Quốc

Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa ký 4 nghị định thư về xuất khẩu ớt, chanh leo, tổ yến và cám gạo sang Trung Quốc.

Thanh long bất ngờ soán ngôi 'vua' trái cây Việt Nam

Lũy kế 2 tháng đầu năm nay, xuất khẩu thanh long đạt 93,8 triệu USD, chiếm 14,3 % tỷ trọng. Kết quả này giúp thanh long vươn lên trở thành loại trái cây xuất khẩu...

Thị trường nông sản: Giá gạo Thái Lan chạm "đáy", giá cà phê toàn cầu giữ đà tăng

Giá gạo xuất khẩu từ Thái Lan đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn ba năm, trong khi đó, thị trường cà phê toàn cầu cho thấy những tín hiệu lạc quan khi giá cà phê...

Bất ngờ vượt sầu riêng, ‘siêu thực phẩm’ chiếm giữ top 2 ở ngành hàng 7 tỷ USD

Kim ngạch xuất khẩu của loại quả được ví như 'siêu thực phẩm' bất ngờ vượt qua 'vua trái cây' sầu riêng để chiếm giữ vị trí thứ hai ở ngành hàng 7 tỷ USD.

Khách Mỹ tới tấp mua ‘vàng đen’ sau hoãn áp thuế, DN Việt gấp gáp tăng ca

Vừa hôm trước khách Mỹ còn nói không buôn bán gì được nữa, vậy mà sáng sớm hôm sau đã liên hệ tới tấp mua hàng. Quá nhiều đơn hàng khiến doanh nghiệp phải tăng...

Mỹ muốn áp thuế 46%, Cục Thuỷ sản và Kiểm ngư khuyến cáo điều quan trọng

Sẵn sàng cho kịch bản không thể đàm phán thuế với Mỹ, doanh nghiệp thuỷ sản phải nỗ lực chuyển hướng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, EU, Nhật Bản...

Việt Nam nằm top đầu thế giới tiêu thụ thịt lợn, DN chi 460 triệu USD nhập về

Do người Việt ngày càng thích ăn thịt nên ngoài số lượng 53,53 triệu con lợn hơi thương phẩm xuất chuồng, các doanh nghiệp còn chi thêm 460 triệu USD để nhập khẩu...

Định vị hạt gạo Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Sáng 04/04, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) tổ chức Hội thảo “Định vị hạt gạo Việt Nam trong kỷ nguyên mới”, với mục tiêu đưa ra các giải pháp và chiến lược mới...

Vì sao giá lợn hơi tăng cao bất thường?

Việt Nam xếp thứ 4 trên thế giới về nhu cầu thịt lợn, ước tính lượng thịt lợn tiêu thụ/đầu người xấp xỉ 37 kg/người trong năm 2024. Chăn nuôi chưa đáp ứng đủ nhu...

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH

Chứng khoán Maybank giảm dự báo VN-Index vì thuế quan, cần chuẩn bị cho kịch bản xấu nhất

Chứng khoán Maybank giảm dự báo VN-Index vì thuế quan, cần chuẩn bị cho kịch bản xấu nhất

Theo báo cáo chiến lược tháng 4 từ Chứng khoán Maybank, trong kịch bản cơ sở với mức thuế 30 - 35%, VN-Index mục tiêu cuối năm 2025 là 1,230 điểm; kịch bản tốt nhất với mức thuế 20 - 25%, chỉ số có thể đạt 1,410 điểm; còn kịch bản xấu nhất với mức thuế 46%, VN-Index có thể giảm xuống 1,000 điểm.




Hotline: 0908 16 98 98