WB: Thế giới đang đối mặt với "làn sóng thứ 5" của khủng hoảng nợ

08/10/2022 10:20
08-10-2022 10:20:00+07:00

WB: Thế giới đang đối mặt với "làn sóng thứ 5" của khủng hoảng nợ

Chủ tịch WB David Malpasscho biết riêng trong năm 202, khoảng 44 tỷ USD tiền nợ ở một số nước nghèo nhất đến hạn phải thanh toán, lớn hơn dòng viện trợ nước ngoài mà các nước có thể hy vọng nhận được.

Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) David Malpass. (Nguồn: Reuters)

Thế giới đang đối mặt với "làn sóng thứ 5 của cuộc khủng hoảng nợ", đó là nhận định được Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) David Malpass đưa ra ngày 7/10.

Theo Chủ tịch Malpass, đại dịch COVID-19 đã buộc nhiều quốc gia phải vay tài chính nhiều hơn và WB cũng như Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cảnh báo rằng nhiều quốc gia đang phải đối mặt hoặc có nguy cơ mắc nợ trong bối cảnh lạm phát toàn cầu gia tăng và lãi suất tăng cao.

Phát biểu với báo giới, quan chức này cho biết riêng trong năm nay, khoảng 44 tỷ USD tiền nợ ở một số nước nghèo nhất đến hạn phải thanh toán, lớn hơn dòng viện trợ nước ngoài mà các nước có thể hy vọng nhận được.

Ông nêu rõ: "Ngay bây giờ, chúng ta đang ở giữa những gì tôi nghĩ là làn sóng thứ 5 của cuộc khủng hoảng nợ."

Nhận định của Chủ tịch Malpass được đưa ra ít ngày trước khi các nhà hoạch định chính sách tham dự các cuộc họp thường niên của IMF và WB tại Washington (Mỹ).

Ông Malpass kêu gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ nhiều hơn cho các quốc gia đang gặp khó khăn, cũng như "minh bạch hơn" về các khoản nợ.

Chủ tịch Malpass cho biết: “Khi chúng ta đối mặt với những cuộc khủng hoảng tài chính ở các nước đang phát triển, chúng ta nhận ra tầm quan trọng hàng đầu của các nền kinh tế tiên tiến trong việc khôi phục tăng trưởng và hướng tới một môi trường tăng trưởng nhanh hơn. Các nước đang phát triển cũng cần nhiều dòng vốn hơn và mặc dù WB đang mở rộng sự trợ giúp cho các nước, nhưng điều đó là chưa đủ."

Những bình luận của ông Malpass được đưa ra vào thời điểm nền kinh tế thế giới đang gặp khó khăn, khi đang phải vật lộn với lạm phát gia tăng và lãi suất tăng cao, có nguy cơ gây xáo trộn trên toàn cầu và làm chệch hướng các nỗ lực phục hồi sau đại dịch COVID-19.

Một số chuyên gia cảnh báo rằng việc các nền kinh tế lớn tăng mạnh lãi suất có thể gây ra suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng các nhà hoạch định chính sách cho rằng việc thả lỏng cho lạm phát tiếp tục tăng cao sẽ còn tồi tệ hơn.

Theo WB, nền kinh tế toàn cầu đã trải qua 4 làn sóng tích lũy nợ kể từ năm 1970 và nhìn chung đã gây ra các cuộc khủng hoảng tài chính ở nhiều nền kinh tế mới nổi và đang phát triển./.

Thanh Phương

Vietnam+





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Doanh nghiệp bán lẻ Mỹ chuẩn bị cho cuộc chiến thuế quan mới

Các Giám đốc điều hành (CEO) của những công ty hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ đang chuẩn bị để đối phó với những đợt thuế quan mới, khi ông Donald Trump đã trở lại...

Các doanh nghiệp lớn sa thải hàng loạt nhân viên do đã có AI "làm thay"

Một khảo sát gần đây của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) cho thấy khoảng 41% doanh nghiệp trên toàn cầu dự kiến sẽ giảm lực lượng lao động trong 5 năm tới do sự...

Chờ đợi gì từ Trump 2.0?

Ngày 20/01/2025, Donald Trump chính thức trở lại Nhà Trắng với một loạt chính sách cứng rắn hơn và đội ngũ cố vấn được đánh giá là "diều hâu" hơn nhiệm kỳ trước.

Thị trường nhà đất Trung Quốc có tín hiệu khởi sắc

Sau nhiều tháng suy giảm, giá nhà tại Trung Quốc đã dần ổn định trở lại, mở ra những hy vọng về một sự phục hồi tích cực hơn trong năm 2025.

Trung Quốc là thị trường bán lẻ trực tuyến lớn nhất thế giới 12 năm liên tiếp

Trung Quốc tiếp tục là thị trường bán lẻ trực tuyến lớn nhất thế giới trong 12 năm liên tiếp, với doanh số bán lẻ trực tuyến đạt khoảng 2.160 tỷ USD trong năm 2024.

Nhật Bản tăng lãi suất lên mức cao nhất trong 17 năm qua

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) đã đưa ra quyết định nâng lãi suất cho vay qua đêm thêm 0.25 điểm phần trăm lên 0.5% sau cuộc họp kéo dài hai ngày vào 24/1. Đây...

Tổng thống Trump cảnh báo áp thuế đối với các doanh nghiệp không sản xuất tại Mỹ

Phát biểu bằng hình thức trực tuyến với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp tại hội nghị trên, ông Trump cho biết các công ty nên thiết lập cơ sở sản xuất tại Mỹ.

Sếp JPMorgan: Thuế quan của Trump có thể không đáng ngại như nhiều người nghĩ

Trong khi giới doanh nghiệp và các nhà kinh tế toàn cầu đang bày tỏ quan ngại về tác động của chính sách thuế quan trong chiến lược kinh tế mới của Tổng thống...

Trump tại Davos: Kêu gọi giảm giá dầu và lãi suất

Trong bài phát biểu trực tuyến trước các nhà lãnh đạo thế giới tại Davos hôm thứ Năm, Tổng thống Donald Trump đã kêu gọi Ả Rập Saudi và các quốc gia OPEC hạ giá...

Châu Á "đau đầu" vì đồng USD quá mạnh, dự trữ ngoại hối tụt dốc

Trong bối cảnh đồng USD đang không ngừng tăng giá và chịu thêm áp lực từ các mức thuế của chính quyền Trump, các nhà hoạch định chính sách tại các thị trường mới...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98